Tin tức
Vì sao bị đau cổ họng 1 bên? Khi nào cần đi khám?
- 12/06/2020 | Đau cổ họng là triệu chứng của bệnh gì và có nguy hiểm không?
- 15/10/2020 | Tình trạng đau cổ họng và những điều cần biết
- 29/07/2022 | Đau họng nên uống gì, ăn thực phẩm nào tốt nhất?
- 06/06/2023 | Đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi và lời khuyên từ chuyên gia
- 16/06/2024 | Một số cách trị đau họng tại nhà đơn giản và an toàn
1. Bị đau cổ họng 1 bên là do đâu?
Khi bạn bị đau cổ họng 1 bên, có thể là đau cổ họng bên phải hoặc bên trái, nguyên nhân gây bệnh không chỉ là do những vấn đề ở vùng họng mà còn có thể do một số vấn đề ở các cơ quan khác như dạ dày, thực quản. Cụ thể như sau:
Cổ họng bên phải bị đau do nhiều nguyên nhân khác nhau
- Do cảm lạnh, cảm cúm: Đây là nguyên nhân rất phổ biến khiến vùng họng của bạn bị đau bất thường, có trường hợp bị đau cả 2 bên cổ họng nhưng cũng có những trường hợp chỉ bị đau một bên họng. Ngoài đau họng, bệnh nhân còn có biểu hiện hắt hơi nhiều, nghẹt mũi, sốt cao, đau nhức người,...
Để cải thiện triệu chứng, người bệnh nên uống nước ấm, tắm nhanh bằng nước ấm và thường xuyên súc miệng với nước muối, dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ,... Những trường hợp này thường khỏi bệnh sau khoảng 7 đến 10 ngày.
- Do nhiệt miệng: Nếu nốt nhiệt miệng ở ngay cổ họng, thì bạn cũng sẽ bị đau ở cổ họng bên phải hoặc bên trái tùy theo vị trí tổn thương. Tình trạng này có thể khiến bạn ăn uống khó khăn hơn, tuy nhiên, sau một thời gian, tình trạng này sẽ thuyên giảm. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp bệnh nhân nhanh khỏi bệnh.
- Chảy dịch mũi sau: Là hiện tượng chất nhầy trong mũi bị tụ lại nhiều ở phía sau cổ họng khiến người bệnh bị đau họng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như sưng amidan, cảm giác ngứa họng, khàn giọng, hôi miệng, ho nhiều, nôn hay buồn nôn,... Tình trạng này còn có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng tai. Tùy thuộc vào nguyên nhân chảy dịch mũi sau, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp.
- Viêm amidan: Nếu bị viêm amidan, bệnh nhân sẽ bị đau họng bên phải và kèm theo một số triệu chứng khác như amidan sưng đỏ, bị đau khi nuốt nước bọt, sốt, sưng hạch bạch huyết ở cổ, hôi miệng, đau cổ, đau bụng, đau đầu, quấy khóc bất thường hay bỏ ăn ở trẻ nhỏ,...
Tùy theo nguyên nhân gây viêm amidan, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Nếu do virus, người bệnh cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước ấm, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và súc miệng với nước muối mỗi ngày. Trường hợp amidan bị tái phát thường xuyên và bệnh nhân không đáp ứng với các phác đồ điều trị hoặc bệnh đã gây ra biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ amidan.
- Áp xe quanh amidan: Là tình trạng bệnh nhân có tụ mủ ở phía sau amidan hoặc phía sau của cổ họng. Người bệnh không chỉ bị đau ở một bên cổ họng mà còn có thể kèm theo biểu hiện cứng cổ, sốt, đau đầu, đau tai, khó nuốt, đau khi mở miệng, thay đổi giọng nói, sưng hạch ở cổ, hơi thở hôi,...
Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ sẽ dẫn lưu ổ áp xe và nếu cần thiết, có thể chỉ định cho người bệnh cắt amidan. Nếu bệnh nhân khó ăn uống, cần truyền dịch tĩnh mạch. Một số trường hợp có thể cần dùng thuốc giảm đau và kháng sinh.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ họng do nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau ở cổ họng bên phải. Có nhiều lý do khiến bạn bị sưng hạch bạch huyết, chẳng hạn như viêm amidan, cảm lạnh, nhiễm trùng tai hoặc họng, hay thậm chí là ung thư máu, ung thư hạch,... Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ có cách xử lý khác nhau.
Trào ngược dạ dày có thể gây ra tình trạng đau bụng, ợ hơi, đau cổ họng bên phải
- Trào ngược dạ dày, thực quản: Xảy ra khi dịch axit từ dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản và cổ họng. Tình trạng này khiến bạn bị nóng rát và đau họng. Nếu bạn ăn quá no thì rất dễ gặp phải tình trạng này. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản diễn ra thường xuyên gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện một số triệu chứng khác như ợ nóng, ợ chua, đau giữa ngực, ho kéo dài, tức ngực, khó thở.
Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt chẳng hạn như giảm cân, tránh bia rượu và thuốc lá, không nằm ngay sau ăn,... thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu là bệnh cấp tính hoặc tình trạng nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho người bệnh.
- Do khối u: Nếu vùng cổ họng ở bên phải hoặc bên trái có khối u thì người bệnh cũng có thể bị đau cổ họng 1 bên. Khối u này có thể lành tính hoặc ác tính. Do đó, nếu phát hiện mình đang gặp phải tình trạng này, bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị kịp thời.
2. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán tình trạng bị đau cổ họng 1 bên, các bác sĩ không chỉ thăm khám lâm sàng mà còn có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số loại xét nghiệm như sau:
- Nội soi tai mũi họng: Phương pháp này giúp người bệnh phát hiện những bất thường ở mũi, tai hoặc họng,...
- Nội soi dạ dày để tìm nguyên nhân trào ngược thực quản dạ dày, các khối ung thư dạ dày.
- Siêu âm vùng cổ để loại trừ các nguyên nhân khối u ở vùng cổ.
Nội soi tai mũi họng để chẩn đoán bệnh
- Xét nghiệm máu: Để đánh giá tình trạng nhiễm trùng.
- Xét nghiệm dịch họng: Để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Nên đi khám nếu có biểu hiện bất thường kéo dài
Các bác sĩ khuyên bạn nên đi khám nếu thường xuyên bị đau ở cổ họng hoặc tình trạng này kéo dài hoặc tái phát nhiều lần hay khi xuất hiện những biểu hiện bất thường như sưng hạch kéo dài, hạch cứng, hay đổ mồ hôi ban đêm, khó nuốt, khó mở miệng, đau tai, phát ban, sốt cao, có máu trong nước bọt, đờm lẫn máu,... Đi khám sớm và phát hiện bệnh sớm cũng như điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp bạn phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Mọt thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, bạn có thể liên hệ đến Chuyên khoa Tai mũi họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!