Tin tức

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Gợi ý những món ăn tốt cho hệ tiêu hóa

Ngày 24/10/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Vấn đề ăn uống, chế độ dinh dưỡng luôn là chủ đề được quan tâm hàng đầu. Một sức khỏe tốt cần có một thực đơn hợp lý, một thói quen sống khoa học kéo dài. Vậy, khi mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để tình trạng bệnh được cải thiện? Những loại đồ ăn nên và không nên có trong thực đơn của bạn sẽ được bật mí ngay sau đây. 

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Việc hiểu rõ về bệnh là cách để bạn xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp. Vậy để biết được hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, thì bạn cần phải biết được căn bệnh này liên quan đến những vấn đề gì.

Những thông tin cơ bản về hội chứng ruột kích thích 

Những thông tin cơ bản về hội chứng ruột kích thích 

Đây là một dạng rối loạn các chức năng mãn tính của đường tiêu hóa (đặc biệt là đại tràng) và rất dễ tái phát. Nguyên nhân của dạng bệnh lý này cũng tương đối đa dạng như:

  • Bị viêm đường ruột vì các loại đồ ăn bị nhiễm khuẩn.

  • Bị rối loạn nhu động ruột.

  • Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh dành cho đường ruột gây ra tình trạng loạn khuẩn.

  • Bị rối loạn tâm lý.

  • Người uống nhiều rượu bia trong thời gian dài.

  • Ngoài ra, do yếu tố di truyền hoặc nội tiết cũng là nguyên nhân gây bệnh

Các biểu hiện của bệnh chính là tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra trong một khoảng thời gian dài và triệu chứng đau bụng xuất hiện sau khi ăn, hay đau vùng bụng dưới và hố chậu trái. Giảm đau sau khi đại tiện hoặc trung tiện,

Đau bụng cũng có thể xuất hiện sau các trạng thái căng thẳng, stress quá độ. Ngoài ra, người bệnh sẽ thường thấy chướng bụng, bị tiêu chảy, bị táo bón và số lượt đi ngoài trung bình nhiều hơn so với thường ngày. Khi đi đại tiện, bên trong phân có thể có máu.. 

2. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Bất cứ loại bệnh lý nào cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng để có thể cải thiện được sức khỏe. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để cải thiện vấn đề một cách tốt nhất? Cụ thể, những người mắc phải hội chứng này nên xây dựng cho mình một thực đơn khoa học như sau:

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

  • Ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm an toàn, vệ sinh, không có chứa những chất gây hại cho sức khỏe như chất bảo quản hoặc các loại hóa chất khác. 

  • Bổ sung thêm chất xơ tự nhiên đến từ các loại rau củ quả có màu xanh và nhất là những loại trái cây có nhiều hàm lượng kali điển hình như chuối hoặc đu đủ. Ngoài ra, các loại thực phẩm như bột bắp, cám gạo cũng rất tốt cho bệnh nhân. . 

  • Nguồn chất xơ tự nhiên có thể giúp cho chứng táo bón thường xuất hiện ở người bị mắc chứng đại tràng co thắt được cải thiện hơn. Chất xơ có khả năng khiến cho phân mềm hơn, giúp chúng dễ đi qua đại tràng để ra bên ngoài. Trung bình, những người trưởng thành cần bổ sung khoảng 21 - 38g chất xơ/ngày. Bạn cần lưu ý, chất xơ cũng có khả năng tạo khí và gây nên tình trạng đầy bụng. Vì vậy, bạn nên bổ sung chất xơ một cách từ từ và có thể tăng dần từ 2 đến 3g mỗi ngày. 

Cần cân bằng chế độ ăn uống với hàm lượng dinh dưỡng phù hợp

Cần cân bằng chế độ ăn uống với hàm lượng dinh dưỡng phù hợp

  • Duy trì thói quen với một chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng, ít chất béo và nhiều lượng carbohydrate hơn.

  • Chia thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày, trung bình khoảng hơn 2 giờ đồng hồ bạn lại ăn một bữa. Tránh ăn quá nhiều thức ăn trong một lần để bụng không bị đau và cũng không bị tiêu chảy

  • Trong quá trình ăn cần nhai thật chậm và nhai kỹ để hạn chế nuốt khí vào bên trong bụng và giảm đầy bụng. Bạn cũng sẽ hạn chế được tình trạng bị chướng hơn và làm giảm đi quá trình căng giãn một cách đột ngột ở ống tiêu hóa. 

3. Người mắc hội chứng không nên ăn những gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu hội chứng ruột kích thích nên ăn gì thì người bệnh cũng cần tìm hiểu về các loại đồ ăn mà mình cần kiêng khem. Cụ thể:

Những loại thực phẩm cần tránh khi bị mắc bệnh

Những loại thực phẩm cần tránh khi bị mắc bệnh

  • Không ăn các loại đồ ăn sống vì dụ rau sống, gỏi sống hoặc món tiết canh.

  • Các món muối chua, có vị cay nóng.

  • Các loại trái cây phơi khô, trái cây sấy, đóng hộp vì những loại này có lượng đường khá cao, rất dễ khiến bạn bị táo bón, bị tiêu chảy. Đồng thời, bụng sẽ bị đầy hơi, rất khó chịu. 

  • Tránh xa những loại đồ ăn quá nhiều dầu mỡ. Những loại đồ ăn có nhiều chất béo của động vật sẽ tác động và khiến ruột phải co thắt nhiều hơn, từ đó các cơn đau sẽ xuất hiện khiến bạn khó chịu. 

  • Không nên ăn các loại thực phẩm, các món ăn đóng hộp hoặc được chế biến sẵn.

  • Loại bỏ những món ăn có thể sinh ra hơi như đậu, cải xanh, rau bắp cải hoặc hành.

  • Nói không với các chất kích thích thích điển hình là thuốc lá, cà phê và rượu - bia.

  • Không ăn các loại chế phẩm làm từ sữa (vì lactose có ở bên trong sữa rất khó để tiêu hóa).

  • Không ăn các loại trái cây có vị chua vì chúng có chứa nhiều acid rất có hại cho hệ tiêu hóa.

  • Buổi tối bạn không nên ăn quá no và không nên chọn những loại thực ăn có quá nhiều dưỡng chất để không làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động một cách quá mức.

  • Nếu bị tiêu chảy thì người bệnh cần cắt hoàn toàn những loại thực phẩm có chứa chất xơ không thể tan ví dụ như cellulose để tránh thành ruột bị cọ xát gây ra những tổn thương nghiêm trọng.

  • Đặc biệt, người bệnh cần loại bỏ những món ăn khiến mình bị dị ứng.

4. Thay đổi những thói quen sinh hoạt thường ngày

Không đơn thuần chỉ thay đổi chế độ ăn uống khỏe mạnh mà bạn cũng cần xây dựng một thói quen sinh hoạt khoa học hơn. Việc làm này sẽ giúp bạn thay đổi được những thói quen xấu và cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Một vài thói quen mà bạn cần duy trì như:

Một thói quen sống lành mạnh sẽ giúp sức khỏe được cải thiện

Một thói quen sống lành mạnh sẽ giúp sức khỏe được cải thiện

  • Không nên quá lao lực khiến cơ thể mất ngủ và bị căng thẳng trong thời gian dài.

  • Luôn duy trì trạng thái vui vẻ, tinh thần thoải mái, một lối sống lành mạnh và không nên quá để tâm, lo lắng về tình hình bệnh lý của mình.

  • Áp dụng những biện pháp có thể giảm thiểu stress như tập thể dục, tập ngồi thiền, các bài tập yoga,... để cải thiện sức khỏe, độ bền và sự dẻo dai.

  • Nên sinh hoạt một cách khoa học, có giờ giấc cụ thể. Bạn có thể lấy lòng bàn tay và xoa nhẹ ở xung quanh vùng thượng vị - rốn đúng theo chiều kim đồng hồ nhằm kích thích vùng nhu động ruột.

  • Nên tập thói quen đi ngoài vào buổi sáng mỗi ngày và nên xoa bụng trước khi đi vệ sinh.

  • Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Hoặc bất cứ khi nào có dấu hiệu bị hội chứng kích thích ruột thì nên đi khám sớm để có thể chữa trị dứt điểm ngay thời điểm đầu, tránh để bệnh phát triển mạn tính. 

Trên đây là những thông tin về hội chứng ruột kích thích ruột nên ăn gì mà bạn đang quan tâm. Một thói quen sống lành mạnh chính là chiếc chìa khóa để bạn duy trì sức khỏe của mình ở trạng thái tốt nhất. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.