Tin tức

Hội chứng tiểu não: Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Ngày 16/10/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Hội chứng tiểu não là tình trạng tổn thương 1 hoặc 2 bên bán cầu của tiểu não. Khi mắc phải hội chứng này người bệnh thường khó giữ thăng bằng, không thể phối hợp những vận động phức tạp của cơ thể, trong một số trường hợp nghiêm trọng, còn có thể gây tử vong.

1. Chức năng tiểu não

- Điều khiển các chuyển động chủ động: Cơ thể muốn chuyển động được cần có sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều nhóm cơ. Chẳng hạn, khi bạn chảy nhảy, cần có sự phối hợp của các nhóm cơ ở chân, tay và toàn thân, cùng với chuyển động vùng cổ, mắt, đầu,... Nhờ có tiểu não, những nhóm cơ mới có thể phối hợp với nhau và những chuyển động phức tạp trong cơ thể mới có thể diễn ra một cách uyển chuyển, tự nhiên. 

Tiểu não đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng

Tiểu não đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng

- Duy trì trạng thái thăng bằng: Cơ thể chúng ta có thể giữ được thăng bằng khi di chuyển và khi nghỉ ngơi chính là do sự phối hợp của tiểu não với tiền đình. Khi một yếu tố nào đó làm ảnh hưởng đến chức năng này thì bạn sẽ khó có thể giữ được thăng bằng. 

Cơ thể thực hiện phối hợp nhiều động tác là nhờ có tiểu não.

Cơ thể thực hiện phối hợp nhiều động tác là nhờ có tiểu não.

Chẳng hạn, khi bạn uống rượu, những chất có trong rượu sẽ tác động và có thể làm gián đoạn sự điều khiển của tiểu não đối với các chi. Vì thế, người say rượu thường bị mất thăng bằng, không đi lại như bình thường được. 

- Học tập vận động: Quá trình học tập vận động của con người được thực hiện là nhờ vào sự điều khiển của tiểu não. Chẳng hạn, khi bạn học bộ môn bóng rổ, bạn sẽ luyện tập và trải qua một quá trình thử và sai. Sau nhiều lần rèn luyện, bạn sẽ biết cách chơi bóng rổ. Sự tiến bộ này là nhờ sự điều khiển của tiểu não. 

2. Triệu chứng của hội chứng tiểu não

Khi mắc hội chứng tiểu não, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau: 

- Rối loạn thăng bằng và dáng đi: 

+ Do bị rối loạn thăng bằng nên khi đứng, bệnh nhân có xu hướng dạng 2 chân. Ngay cả khi đứng, bệnh nhân cũng có xu hướng lắc lư không ngừng theo nhiều hướng. Tuy nhiên, dù người bệnh có nhắm mắt thì triệu chứng bệnh cũng không trở nên nghiêm trọng hơn. Đây cũng là triệu chứng giúp phân biệt giữa sự mất thăng bằng do hội chứng tiểu não và mất thăng bằng do tiền đình. 

Người bệnh bị mất thăng bằng do hội chứng tiểu não

Người bệnh bị mất thăng bằng do hội chứng tiểu não

+ Dáng đi: Những bất thường trong dáng đi được thể hiện rất rõ ràng, nhất là khi yêu cầu người bệnh quay trở lại. Những bước đi của người bệnh thường là bước đi ngắn và không đều, giống như người đang say rượu. Bệnh nhân đi loạng choạng và có thể nghiêng về một bên hoặc hai bên (tùy vào bên tiểu não bị tổn thương). 

- Giảm trương lực cơ: Khi bị tổn thương tiểu não thùy sau, triệu chứng giảm hoặc mất trương lực cơ lại càng rõ ràng. Những biểu hiện này thể hiện rõ ở các trường hợp tổn thương cấp tính, còn những trường hợp bệnh kéo dài hoặc tổn thương mạn tính thì thường khó phát hiện triệu chứng bệnh. Những người bệnh bị tổn thương một bên tiểu não thì triệu chứng giảm trương lực cơ sẽ biểu hiện ở các chi cùng bên. 

- Phân tách các cử động:

+ Loạn đồng vận, mất đồng vận: Là khi người bệnh giảm hoặc không thể thực hiện được những cử động phức tạp. Những nhóm cơ trong cơ thể không còn sự vận động nhẹ nhàng trôi chảy và chính xác như bình thường. Các động tác trong vận động có thể trở nên cứng và ngắt quãng. 

- Rối tầm hay quá tầm: Là khi người bệnh không còn khả năng đo chính xác lực cũng như tốc độ di chuyển của một cử động. Chính vì thế người bệnh thường thực hiện những cử động đi quá mục tiêu. 

- Run chủ ý: Người bệnh có thể bị run khi bắt đầu cử động, trong quá trình hoặc khi kết thúc cử động. 

- Các dấu hiệu khác:

+ Rối loạn tiếng nói: Người bệnh nói chậm hơn hẳn, lời nói ngập ngừng, nói từng tiếng, âm thanh phát ra không chuẩn, thường xuyên thay đổi giọng nói. 

+ Giật nhãn cầu: Nếu tình trạng giật nhãn cầu theo chiều dọc có thể là do tổn thương cuống tiểu não trên. Nhãn cầu giật ngang là do tổn thương cuống tiểu não giữa và nhãn cầu giật vòng là khi tổn thương cuống tiểu não dưới. 

- Chữ viết nguệch ngoạc do tay bị run.

3. Nguyên nhân gây hội chứng tiểu não

Hội chứng tiểu não có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể như sau: 

- Do di truyền, phổ biến là bệnh thoái hóa tiểu não – đây là tình trạng những tế bào thần kinh ở tiểu não bị chết dần khiến cho cơ quan này bị suy giảm chức năng nghiêm trọng. Bệnh lý này vô cùng nguy hiểm vì chưa có phương pháp đặc trị bệnh. 

- Do nhiễm khuẩn: Chẳng hạn như tình trạng viêm mủ tai hoặc viêm tai xương chũm do vi khuẩn gây ra. 

- Do u tiểu não: Là những khối u xuất hiện ở hố não sau, phổ biến là vùng góc cầu, tiểu não. 

- Xuất huyết tiểu não.

- Teo tiểu não: Căn bệnh này thường tiến triển chậm và dễ gặp phải ở những đối tượng trên 50 tuổi. Teo tiểu não cũng là một dạng thoái hóa tiểu não và bại não.

- Do nhiều tác nhân ngoại cảnh dẫn tới xơ cứng mô ở tiểu não. 

4. Điều trị hội chứng tiểu não

- Phương pháp chẩn đoán bệnh:

+ Phương pháp chẩn đoán bệnh thường được áp dụng là chụp CT hay chụp MRI để thấy rõ những tổn thương trong não. 

+ Xét nghiệm dịch não tủy: Nếu nghi ngờ viêm nhiễm tiểu não hay thoái hóa tiểu não,...

- Điều trị:

Bác sĩ tư vấn về tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân

Bác sĩ tư vấn về tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân 

+ Đối với những trường hợp viêm nhiễm tiểu não, người bệnh cần được phát hiện càng sớm càng tốt và cần điều trị bằng kháng sinh phù hợp. Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị tiểu não là dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của bệnh. 

+Với một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, tuy nhiên phương pháp phẫu thuật luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro nhất định. 

+ Đối với các trường hợp thoái hóa tiểu não: Hiện nay chưa có phương pháp điều trị. Người bệnh cần được dùng thuốc kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu để ngăn chặn sự phát triển của bệnh và có thể vận động một cách uyển chuyển hơn. 

Để được tư vấn chi tiết hơn về hội chứng tiểu não hoặc có nhu cầu thăm khám tại Chuyên khoa Thần kinh của Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời quý khách liên hệ qua hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.