Tin tức

Hỏi đáp: Bệnh nhân Covid thường trở nặng vào giai đoạn nào?

Ngày 29/09/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Tình trạng của những bệnh nhân mắc Covid có bệnh lý nền hoặc các vấn đề về sức khỏe như béo phì, tim mạch có thể nhanh trở nặng hơn những đối tượng khác. Vậy bệnh nhân Covid thường trở nặng vào giai đoạn nào? Cần xử lý ra sao để bệnh không chuyển biến xấu?

1. Bệnh nhân Covid thường trở nặng vào giai đoạn nào?

Trả lời cho câu hỏi bệnh nhân Covid thường trở nặng vào giai đoạn nào, các chuyên gia cho rằng, bệnh nhân Covid thường trở nặng vào khoảng ngày 5 đến 10 của bệnh. Đặc biệt, những bệnh nhân bị béo phì hay có bệnh nền, bệnh nan y như tiểu đường, suy gan thận,… và người trên 50 tuổi thì bệnh rất dễ có chuyển biến xấu.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều bệnh nhân trẻ tuổi chuyển biến nặng và cần thở oxy. Do đó, mỗi người cần có ý thức chống dịch, không nên chủ quan. Mặt khác, vì đây là căn bệnh do virus nên nếu bệnh nhân  không hoặc có ít yếu tố nguy cơ thì có thể điều trị tại nhà mà không cần nhập viện.

Covid-19 có thể điều trị tại nhà với những bệnh nhân có ít yếu tố nguy cơ

Covid-19 có thể điều trị tại nhà với những bệnh nhân có ít yếu tố nguy cơ

Cách điều trị tại nhà đơn giản là bị gì thì uống thuốc điều trị cái đó. Tuy nhiên, nếu theo dõi có những sự tổn thương phổi như thở nhanh, khó thở, đo chỉ số SPO2 dưới 93% thì cần được xử lý sớm hoặc nhập viện để điều trị.

2. Điều trị bệnh ngay từ những ngày đầu tiên

Để tránh bệnh chuyển biến xấu dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, ngay từ khi phát hiện đã nhiễm virus, chúng ta cần chủ động đối phó với nó bằng một số phương pháp sau.

Theo dõi bệnh 

Bước đầu tiên trong quá trình theo dõi là phải xác định được ngày đầu tiên của bệnh. Với những bệnh nhân không triệu chứng, ngày đầu tiên là ngày xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên cho kết quả dương tính. Đối với bệnh nhân có triệu chứng thì ngày đầu tiên bắt đầu có triệu chứng như  ho, rát họng, sốt,… sẽ là ngày 1.

Nếu gia đình có nhiều người nhiễm bệnh, cần có người theo dõi và viết ra thông tin của từng bệnh nhân để theo dõi. Mỗi ngày sẽ đo và ghi lại nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở và SpO2 hai lần sáng và tối. 

Bệnh nhân Covid thường trở nặng vào giai đoạn nào

Đo nhiệt độ, huyết áp, mạch cho bệnh nhân 2 lần mỗi ngày

Điều trị triệu chứng

Khoảng 80% bệnh nhân trước khi bệnh trở nặng sẽ có triệu chứng như cảm cúm như ho, đau đầu, mỏi người, rát họng,… Vì thế, trong những ngày đầu của bệnh, điều cần thiết nhất là bệnh nhân phải nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, không hoang mang, lo lắng. 

Nếu bị sốt, bạn có thể uống 1 viên hạ sốt, khoảng cách giữa các lần uống là 4 - 6 giờ. Nếu là trẻ em, gia đình có thể cho trẻ uống như liều hạ sốt mà bé hay dùng. Thuốc hạ sốt cũng có tác dụng giảm đau đầu, đau cơ.

Khi bị ho hay đau rát họng, bạn có thể dùng thuốc, thảo dược hoặc dùng các phương pháp dân gian như tắc chưng đường phèn, tần dày lá hoặc dùng siro ho của trẻ em.

Khi bị ho, rất nhiều bệnh nhân uống kháng sinh và thuốc ức chế ho. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp mà các bác sĩ khuyên dùng. Để cắt cơn ho, bạn có thể uống 1 ly nước ấm. Ngoài ra, người nhiễm virus nên súc họng 2 - 3 lần/ngày bằng nước muối pha loãng.

Điều trị tại nhà sẽ theo phương pháp dùng thuốc để điều trị triệu chứng

Điều trị tại nhà sẽ theo phương pháp dùng thuốc để điều trị triệu chứng

Tập thở cho bệnh nhân Covid-19

Tập thở là điều rất quan trọng trong quá trình điều trị Covid-19. Bên cạnh câu hỏi bệnh nhân Covid thường trở nặng vào giai đoạn nào thì vấn đề tập thở như thế nào cũng được khá nhiều người đặt ra. Sở dĩ tập thở rất quan trọng bởi virus SARS-CoV-2 làm tổn thương phổi một cách thầm lặng, làm giảm oxy trong máu. Điều này rất khó cảm nhận được vì hầu như bệnh nhân không cảm thấy khó thở.

Đến khi bệnh chuyển biến xấu, nồng độ oxy quá thấp, bệnh nhân bắt đầu tím tái, khó thở. Lúc này có thể không còn kịp để cấp cứu. Do đó, việc tập thể ngay từ giai đoạn đầu của bệnh là rất quan trọng và cần thiết, giúp phổi hạn chế nguy cơ bị tổn thương. Cách tập thở như sau:

  • Hít sâu nhẹ nhàng rồi thở ra từ từ bằng miệng. Khi tập thở, bạn chỉ nghĩ đến vấn đề tập thở, hít vào, thở ra để đầu óc hoàn toàn thư giãn.

  • Mỗi lần tập khoảng 15 phút và tập ở nhiều tư thế như nằm ngửa, nằm nghiêng trái, phải, nằm sấp. Chẳng hạn bạn tập thở trong tư thế nằm ngửa 15 phút, nếu không thấy mệt bạn tiếp tục nằm nghiêng để tập. Nếu thấy mệt, bạn có thể nghỉ ngơi đợi khi khỏe lại rồi tập tiếp.

Việc tập thở ở nhiều tư thế như vậy rất quan trọng, nó giúp việc lưu thông không khí của bệnh nhân tốt hơn, hạn chế tổn thương phổi. Bạn cần duy trì thói quen tập thở trong suốt thời gian mắc bệnh.

Tập thở là điều rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh

Tập thở là điều rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh

Bệnh sẽ chuyển nặng vào khoảng ngày thứ 5 - 10. Trong Y học, người ta gọi đây là thời điểm mà bão Cytokine xảy ra, bệnh trở nặng do miễn dịch của cơ thể. Khi theo dõi tại nhà, nếu nhịp thở trên 30 lần/phút, chỉ số SPO2 giảm dưới 93% thì cần lập tức liên hệ với y tế địa phương để được nhập viện điều trị.

Khi nào thì nên dùng Corticosteroid?

Trên thực tế, Covid-19 là do virus SARS-CoV-2 gây ra, nhưng bệnh trở nặng là do hệ miễn dịch đã hoạt động quá mức gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp vấn đề này. Phản ứng miễn dịch quá mức thường xảy ra sau 7 ngày kể từ khi có triệu chứng. Đây chính là thời điểm cùng Corticosteroid để kìm hãm phản ứng miễn dịch.

F0 không triệu chứng trở nặng

Đối với những bệnh nhân không có triệu chứng, sẽ khó xác định được bệnh nhân Covid thường trở nặng vào giai đoạn nào. Do đó cần lưu ý những dấu hiệu bất thường trên cơ thể như thở nhanh, khó thở, tức ngực,… Nếu có các dấu hiệu đó thì lập tức liên hệ nhân viên y tế để đo SPO2 nhằm đánh giá có bị thiếu oxy hay không. Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý đối với những bệnh nhân béo phì, người trên 65 tuổi, người có bệnh nan y như cao huyết áp, tim mạch, tiêu đường. 

Những F0 không triệu chứng rất khó xác định vấn đề bệnh nhân Covid thường trở nặng vào giai đoạn nào

Những F0 không triệu chứng rất khó xác định vấn đề bệnh nhân Covid thường trở nặng vào giai đoạn nào

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã không còn thắc mắc về vấn đề bệnh nhân Covid thường trở nặng vào giai đoạn nào. Để tránh bệnh có chuyển biến xấu và dẫn đến những mất mát lớn hơn, cần chủ động phòng tránh và điều trị bệnh ngay từ những ngày đầu. Nếu còn vấn đề cần giải đáp, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900565656 hoặc ứng dụng Video Call trên MedOn để được tư vấn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.