Tin tức

Huyết áp trẻ em 10 tuổi bao nhiêu là bình thường?

Ngày 11/07/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp của trẻ bị tăng cao hoặc hạ thấp. Do đó, cha mẹ cũng cần tìm hiểu để biết cách nhận biết dấu hiệu huyết áp bất thường ở trẻ và kịp thời đưa con đi thăm khám, điều trị bệnh. Vậy huyết áp trẻ em 10 tuổi là bao nhiêu là bình thường và cần lưu ý điều gì?

1. Huyết áp trẻ em 10 tuổi là bao nhiêu?

Huyết áp của trẻ có sự khác biệt so với huyết áp của người lớn. Đây cũng là một trong những căn cứ để đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ. Mỗi gia đình nên chuẩn bị một chiếc máy đo huyết áp để có thể chủ động kiểm tra huyết áp của tất cả thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, cần thực hiện đo đúng cách và đo vào cùng một thời điểm trong mỗi ngày để đảm bảo kết quả chính xác. 

Huyết áp của trẻ em có sự khác biệt với người lớn

Huyết áp của trẻ em có sự khác biệt với người lớn

Huyết áp của trẻ ở từng mốc tuổi khác nhau cũng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể như sau: 

- Trẻ từ 1 - 12 tháng tuổi: Chỉ số huyết áp được cho là bình thường khi ở mức 75/50 mmHg và chỉ số tối đa là 100/70 mmHg.

- Trẻ từ 1 - 6 tuổi: Chỉ số huyết áp được cho là bình thường khi ở mức 80/50 mmHg, và tối đa là 110/80 mmHg.

- Trẻ 7-10 tuổi: Chỉ số huyết áp được cho là bình thường khi ở mức 122/78 mmHg.

- Trẻ 11-13 tuổi: Chỉ số huyết áp được cho là bình thường khi ở mức 126/82 mmHg.

- Trẻ 14-16 tuổi: Chỉ số huyết áp được cho là bình thường khi ở mức 136/86 mmHg.

Như vậy, huyết áp trẻ em 10 tuổi ở mức 122/78 mmHg thì được đánh giá là bình thường. Tuy nhiên, chỉ số huyết áp cũng có thể thay đổi dựa vào một số yếu tố như chiều cao, giới tính,... Hơn nữa, nếu đo huyết áp vào các thời điểm khác nhau thì cũng có thể cho ra những kết quả khác nhau. Khi trẻ vui vẻ hay lo lắng thì huyết áp của trẻ cũng có thể thay đổi. 

2. Sự thay đổi huyết áp trẻ em 10 tuổi là do những nguyên nhân nào?

2.1. Nguyên nhân khiến trẻ bị tăng huyết áp 

Trẻ bị tăng huyết áp có thể do 2 nguyên nhân nhân chính, đó là: 

- Tăng huyết áp nguyên phát: Đây là những trường hợp trẻ bị huyết áp cao nhưng không thể tìm ra nguyên nhân.

Trẻ béo phì có nguy cơ cao bị tăng huyết áp

Trẻ béo phì có nguy cơ cao bị tăng huyết áp

- Tăng huyết áp thứ phát: Là những trường hợp trẻ bị tăng huyết áp do các bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tim mạch, bệnh cường giáp, bệnh thận, rối loạn tuyến thượng thận, do sử dụng một số loại thuốc điều trị, rối loạn giấc ngủ,...

Huyết áp cao ở trẻ không được xử trí sớm có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tim mạch, khiến tim đập nhanh hơn, tăng nguy cơ bị suy tim. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể phải đối mặt với những biến chứng khác như biến chứng về não và mắt, gây suy thận cấp, phù phổi cấp,... và nhiều biến chứng khác, gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. 

2.2. Nguyên nhân khiến trẻ bị huyết áp thấp

- Mất nước: Khi trẻ bị ốm, ra nhiều mồ hôi hoặc tiêu chảy, thể tích chất lỏng trong cơ thể bị suy giảm, từ đó gây ra tình trạng giảm thể tích máu và hạ huyết áp.

- Thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ, trong đó bao gồm hạ huyết áp và làm giãn mạch máu. 

- Thiếu máu cũng có thể gây hạ huyết áp.

- Suy tuyến thượng thận.

Huyết áp thấp ở trẻ có thể do bị sốt, mất nước

Huyết áp thấp ở trẻ có thể do bị sốt, mất nước

Trẻ bị huyết áp thấp cũng cần thăm khám và điều trị kịp thời để kiểm soát bệnh tốt, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến nhiều cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, đặc biệt là não, tim và thận. Đặc biệt, với những trẻ bị huyết áp thấp cấp, có dẫn đến sốc và tử vong. 

3. Điều trị huyết áp ở trẻ em 10 tuổi bằng cách nào?

Khi trẻ có một số triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh về huyết áp như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, suy giảm thị lực,... cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp để có thể mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Cha mẹ cần cho con ăn uống khoa học, duy trì cân nặng hợp lý để phòng bệnh huyết áp

Cha mẹ cần cho con ăn uống khoa học, duy trì cân nặng hợp lý để phòng bệnh huyết áp

- Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý dừng thuốc hay điều chỉnh lượng thuốc của trẻ. 

- Bên cạnh đó, nên cho trẻ duy trì chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Thay vì những thực phẩm chế biến sẵn hay đồ ăn chiên rán, hãy cho con ăn thật nhiều rau củ và các loại ngũ cốc nguyên hạt. 

- Ngoài ra, cha mẹ cũng cần khuyến khích con tập luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng, duy trì cân nặng hợp lý để giữ huyết áp luôn ổn định. 

- Trong quá trình điều trị, nếu trẻ xảy ra những vấn đề bất thường, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc. 

- Để phòng ngừa các bệnh về huyết áp ở trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau: 

+ Nên thường xuyên đo huyết áp để theo dõi sức khỏe cho trẻ. 

+ Hướng dẫn, động viên trẻ duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh để nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh tật hiệu quả, trong đó bao gồm cả những vấn đề về huyết áp. 

+ Tránh để con ăn quá mặn, ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, tránh để trẻ bị thừa cân, béo phì để huyết áp luôn duy trì ở mức ổn định. 

Trên đây là thông tin về huyết áp trẻ em 10 tuổi và những lưu ý cho các bậc phụ huynh để chăm sóc trẻ và phòng ngừa những bệnh về huyết áp cho trẻ. Để được tư vấn chi tiết hơn hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe cho trẻ, các bậc cha mẹ có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các chuyên viên tư vấn của bệnh viện sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.