Tin tức

Khó nuốt: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Ngày 01/12/2023
Nguyễn Thị Hồng
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Khó nuốt: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Khó nuốt không phải là bệnh mà triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Việc xác định nguyên nhân, dấu hiệu của tình trạng này là rất quan trọng để có thể chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

1. Dấu hiệu của khó nuốt

Khó nuốt là khi bạn cảm thấy khó khăn, đau đớn trong hoạt động ăn uống, hay thậm chí là khi nuốt nước bọt. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe.

Bất kỳ ai cũng có thể gặp chứng khó nuốt, nhưng tỷ lệ cao hơn ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc người mắc chứng rối loạn thần kinh, dấu hiệu của khó nuốt bao gồm:

       Nước bọt trong khoang miệng tiết ra liên tục, miệng luôn trong tình trạng nhiều nước bọt.

       Ở cổ họng, sau xương ức và lồng ngực luôn có cảm giác nghẹn, vướng víu như có dị vật chèn ngang.

       Ăn uống khó khăn, thức ăn thường xuyên bị nghẹn lại ở cổ, kèm theo ho và buồn nôn.

       Ợ hơi, ợ chua, nôn trớ (thức ăn trào ngược lại miệng và cổ họng) liên tục. 

       Do ăn uống khó khăn nên sinh ra tâm lý biếng ăn, chán ăn, cơ thể gầy gò, xanh xao, bị sụt cân nhanh chóng.

       Giọng nói có thể thay đổi, khàn hơn so với bình thường.

A person with his hand on his neck

Description automatically generated

Khó nuốt thường đi kèm với cảm giác vướng víu, nghẹn ở cổ họng

2. Nguyên nhân gây khó nuốt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khó nuốt. Nếu tình trạng này kéo dài và ngày càng nghiêm trọng thì có thể xuất phát từ các bệnh lý sau.

Ung thư thực quản

Bệnh nan y này thường xuất hiện ở người cao tuổi hoặc người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia. Khi bị ung thư thực quản thì khối u phát triển trong thực quản, làm hẹp ống thực quản khiến việc nuốt trở nên khó khăn.

Viêm thực quản

Viêm thực quản xảy ra khi có vi khuẩn, virus tấn công; do axit dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản; hoặc do các tác nhân hóa học từ bên ngoài vào do người bệnh nuốt nhầm. Lúc này, lớp niêm mạc của thực quản sẽ bị sưng viêm nên bạn sẽ có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn, nuốt đau.

Hẹp thực quản

Hẹp thực quản có thể là do viêm thực quản, cũng có thể do ảnh hưởng sau xạ trị hoặc ăn/ uống phải chất tẩy rửa, chất bào mòn. Tại một số vị trí trên ống thực quản bị co hoặc hẹp lại nên khi thức ăn đi qua sẽ khó khăn hơn, dẫn đến khó nuốt.

A person holding her stomach

Description automatically generated

Có nhiều nguyên nhân gây khó nuốt, bao gồm bệnh lý về thực quản, thần kinh

Đờ thực quản

Đờ thực quản hay co thắt thực quản là bệnh lý hiếm gặp. Khi mắc bệnh này, các cơ thực quản sẽ hoạt động không ổn định do các tế bào thần kinh trong thực quản đã bị thoái hóa. Chính vì vậy mà việc “đẩy” thức ăn xuống dạ dày kém hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy khó nuốt và cực kỳ mệt mỏi.

Bệnh lý thần kinh

Đôi khi khó nuốt xảy ra do ảnh hưởng từ các bệnh lý thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson, liệt hầu họng do tai biến mạch máu não, đột quỵ hoặc xơ cứng teo cơ bên,…Những người mắc bệnh này thường bị rối loạn thần kinh cơ, xuất hiện triệu chứng khó nuốt do hệ thống cơ thực quản bị tác động.

3. Chẩn đoán khó nuốt như thế nào?

Để chẩn đoán khó nuốt, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng bằng cách khai thác tiểu sử bệnh lý, sinh hoạt cá nhân,… Đồng thời, quan sát vùng cổ, ngực bên ngoài và dùng chiếc gương nhỏ để quan sát bên trong miệng, bao gồm bộ phận sau lưỡi, họng, thanh quản,…

A doctor examining a person's throat

Description automatically generated

Bác sĩ chẩn đoán khó nuốt bằng cách khám lâm sàng

Tiếp đến, bác sĩ tiến hành khám cận lâm sàng bằng các phương pháp sau.

       Chụp baryt cản quang nhằm phát hiện các bệnh lý liên quan đến thực quản gây khó nuốt.

       Cho người bệnh ăn thực phẩm có phủ bari để nghiên cứu cử động nuốt tại các vị trí tắc nghẽn thực quản, đồng thời, xác định thức ăn có đi vào đường khí quản hay không.

       Nội soi thanh quản, thực quản và đường tiêu hóa trên để xác định tình trạng viêm loét hay sự xuất hiện của khối u.

       Nếu kết quả chụp và nội soi không bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra nồng độ pH và đo áp lực cơ thực quản.

       Chụp CT cắt lớp để xem xét, đánh giá chi tiết các cơ quan và mô.

4. Điều trị chứng khó nuốt

Sau khi tìm kiếm được nguyên nhân và xác định được tình trạng, bác sĩ sẽ có phương án, phác đồ điều trị phù hợp.

Khó nuốt ở hầu họng

Đây là triệu chứng khó nuốt ở mức độ nhẹ, có thể cải thiện bằng cách luyện tập các kỹ thuật nuốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Những bài tập này giúp các dây thần kinh kích thích phản xạ nuốt, nhờ đó, hoạt động nuốt được thuận lợi và suôn sẻ. Thường thì các bệnh nhân khó nuốt do tác động của bệnh thần kinh sẽ được áp dụng phương pháp điều trị này.

Khó nuốt ở thực quản

Khó nuốt ở thực quản do nhiều nguyên nhân như hẹp thực quản, viêm thực quản, ung thư thực quản,… Tùy trường hợp mà có cách điều trị khác nhau, có thể là sử dụng thuốc giãn cơ, nong thực quản, đặt stent thực quản, phẫu thuật, thay đổi thói quen sinh hoạt,…

Điều trị chứng khó nuốt như thế nào còn tùy từng trường hợp cụ thể

Khó nuốt nghiêm trọng

Nếu tình trạng khó nuốt diễn ra liên tục, kéo dài và nghiêm trọng mà các biện pháp trên không mang lại hiệu quả thì người bệnh sẽ được đặt ống thông dạ dày. Lúc này, cơ thể hấp thu dưỡng chất không phải qua đường ăn uống, mà chính từ ống thông này.

Nếu xuất hiện khối u gây ung thư thực quản, liệt dây thanh quản,… thì người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật xong thì sẽ tập luyện các kỹ thuật nuốt và phát âm như đã nói trên.

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu hơn về chứng khó nuốt. Nhìn chung, khó nuốt ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Do đó, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng này, bạn cần đi khám sớm để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị.

Chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín để bạn đến khám. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm cùng sự đầu tư về trang thiết bị, phòng khám hiện đại sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng và an tâm tuyệt đối. Ngay từ bây giờ, quý khách có thể đặt lịch khám tại MEDLATEC qua hotline 1900565656.

 BS Chỉnh đã duyệt

 

Từ khoá: khó nuốt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.