Tin tức
Khó tiêu chức năng là gì? Khó tiêu chức năng ở trẻ em có thường gặp không?
- 03/12/2024 | Thủng màng nhĩ ở trẻ em có lành được không? Cha mẹ cần lưu ý gì?
- 04/12/2024 | Dấu hiệu suy thận ở trẻ em cha mẹ nên ghi nhớ
- 04/12/2024 | Bướu cổ ở trẻ em: Những điều cha mẹ nên biết để giúp con phòng ngừa hiệu quả
- 05/12/2024 | Trẻ bao tuổi thì uống thuốc tẩy giun và những điều cha mẹ cần lưu ý
- 05/12/2024 | Xuất hiện 3 dấu hiệu hay gặp, trẻ 2 tuổi đi khám phát hiện nguyên nhân do viêm miệng aptor
1. Khó tiêu chức năng là gì?
Khó tiêu chức năng là thuật ngữ thường dùng trong y khoa đề cập đến những triệu chứng diễn ra tại dạ dày mà không có tổn thương thực thể nào để giải thích.
Khó tiêu chức năng thường khó xác định chính xác nguyên nhân
Thực tế, khó tiêu chức năng không phải là bệnh lý hiếm gặp. Tuy rằng không đe dọa đến tính mạng nhưng tình trạng này lại ảnh hưởng khá lớn đến sinh hoạt của người bệnh.
2. Khó tiêu chức năng ở trẻ em có thể xảy ra không?
Khó tiêu chức năng thường xuất hiện nhiều ở người trẻ, tỷ lệ mắc ở nữ giới có xu hướng cao hơn nam giới. Cụ thể, tình trạng bệnh lý này chủ yếu xuất hiện ở những đối tượng như sinh viên, người đang đi làm, người lớn tuổi.
- Sinh viên: Đây là đối tượng có nguy cơ cao bị khó tiêu chức năng bởi áp lực học tập thường xuyên. Bên cạnh đó, chứng trầm cảm, mất ngủ và lạm dụng đồ uống như cà phê là một số tác nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện trứng khó tiêu chức năng ở đối tượng sinh viên.
- Người đang đi làm: Áp lực công việc, lâu âu, trầm cảm dài ngày,... dễ tác động đến đường tiêu hóa, gây khó tiêu chức năng.
- Người lớn tuổi: Quá trình lão hóa tự nhiên, mắc nhiều bệnh lý đồng thời, ảnh hưởng của các loại thuốc đến đường tiêu hóa,... là một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây khó tiêu hóa chức năng ở người lớn tuổi. Triệu chứng biểu hiện có thể là chán ăn, tiêu hóa kém, khó nuốt.
Thực tế, khó tiêu chức năng là bệnh lý hay gặp ở người trưởng thành nhưng ở trẻ em cũng có thể gặp phải nhưng tỷ lệ ít hơn.
Số ca mắc khó tiêu chức năng ở trẻ em được ghi nhận trong thực tế khá ít
3. Nguyên nhân gây khó tiêu ở trẻ
Như vậy, trẻ em cũng có thể mắc chứng khó tiêu chức năng nhưng khả năng gặp phải rất ít. Thay vào đó, tình trạng khó tiêu ở trẻ thường đến từ các nguyên nhân cụ thể như:
- Chế độ ăn uống của người mẹ: Ở trẻ sơ sinh, dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể vẫn phụ thuộc vào người mẹ. Vì thế nếu người mẹ áp dụng chế độ ăn uống không phù hợp, thiếu khoa học, trẻ có thể bị khó tiêu.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống đột ngột: Ở giai đoạn đầu đời, trẻ vẫn cần thời gian để hoàn thiện hệ tiêu hóa. Chế độ ăn lúc này bị thay đổi một cách đột ngột, cơ thể trẻ sẽ gặp khó khăn khi thích nghi, dẫn đến chứng khó tiêu. Hiện tượng này chủ yếu xuất hiện ở trẻ đang bú mẹ hoặc đang dùng sữa nhưng bất ngờ phải tập ăn dặm hoàn toàn.
- Cơ thể trẻ gặp vấn đề về dung nạp Lactose: Xuất hiện khi cơ thể trẻ gặp khó khăn trong quá trình tổng hợp men Lactase phục vụ tiêu hóa thức ăn chứa đường Lactose. Thông thường, Lactose tập trung nhiều trong sữa. Như vậy, nếu quá trình dung nạp Lactose gặp vấn đề, đường tiêu hóa của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ dễ bị đầy hơi chướng bụng.
- Tình trạng dị ứng với Protein trong sữa: Khiến trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy, đầy bụng, tiêu hóa kém.
- Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh hoặc những loại thuốc khác: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn trong đường tiêu hóa, khiến vi sinh vật mất cân bằng. Từ đó dẫn đến hiện tượng đường tiêu hóa bị rối loạn, khiến trẻ bị tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu.
- Rối loạn tiêu hóa: Chứng trào ngược dạ dày là nguyên nhân làm cho hơi bị vận chuyển ngược lại. Khi đó, trẻ có nguy cơ bị đầy hơi, nôn ói. Ngoài ra, tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón còn tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn yếm khí phát triển lên men tạo khí, làm cho trẻ hay bị đầy hơi. Trường hợp bị tiêu chảy, cơ thể trẻ có xu hướng bị mất điện giải, tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng chướng bụng.
Lượng Protein cao trong sữa có thể gây tình trạng khó tiêu ở trẻ nhỏ
4. Cần làm gì khi trẻ bị khó tiêu?
Khi nhận thấy trẻ bị khó tiêu, ba mẹ có thể áp dụng một vài biện pháp giảm nhẹ triệu chứng đầy hơi như:
- Massage bụng: Sau khoảng nửa tiếng sau bữa ăn, bạn nên thử massage bụng cho trẻ. Theo đó, bạn hãy dùng ngón tay xoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ một cách nhẹ nhàng. Hoạt động massage sẽ giúp trẻ thư giãn, giảm bớt chứng khó tiêu.
- Chườm nóng vùng bụng: Đây cũng là biện pháp đơn giản giúp giảm chứng khó tiêu cho trẻ. Theo đó, bạn hãy làm ẩm hai chiếc khăn bông bằng nước ấm rồi vắt bớt nước. Khi cảm thấy độ nóng của khăn bông vừa đủ, bạn có thể đắp một chiếc khăn lên bụng trẻ, chiếc khăn còn lại quấn quanh bụng trẻ. Hơi nóng từ khăn ấm có thể giúp đẩy bớt hơi thừa ra bên ngoài.
- Tìm cách để trẻ ợ hơi: Với trẻ sơ sinh, các mẹ nên giúp trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú. Đây là cách đơn giản giúp giảm tình trạng nôn trớ, trào ngược dạ dày thực quản. Cụ thể, bạn có thể bế vác trẻ (đầu trẻ tựa vào vùng vai của bạn) rồi nhẹ nhàng vỗ lưng trẻ, thực hiện cho đến khi trẻ ợ hơi được.
- Giúp trẻ bổ sung men vi sinh: Khi thấy trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, khó tiêu hóa,... bạn nên thử bổ sung men vi sinh cho trẻ. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro, bạn hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên môn trước khi cho trẻ dùng sản phẩm này.
Khi trẻ bị khó tiêu, bạn hãy thử Massage vùng bụng cho trẻ
5. Cách phòng ngừa khó tiêu cho trẻ và những lưu ý ba mẹ nên biết
Tình trạng khó tiêu ở trẻ có thể phần nào được phòng ngừa nếu ba mẹ chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt cho trẻ. Cụ thể như:
- Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn cần bổ sung cho trẻ lượng chất xơ cần thiết, khoáng chất hỗ trợ hoạt động của đường ruột.
- Cân nhắc bổ sung men vi sinh giúp cân bằng môi trường đường ruột, hạn chế tình trạng đầy hơi.
- Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày, đồ ăn cần đảm bảo dễ tiêu.
- Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước.
- Lựa chọn sản phẩm sữa phù hợp, với hàm lượng Protein cân đối không gây khó tiêu.
- Khuyến khích trẻ mặc trang phục thoáng mát, không nên mặc đồ bó sát cơ thể gây tình trạng tức bụng, khó thở.
- Nếu đang cho con bú, người mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, không nên ăn đồ cay nóng, ôi, thiu.
- Tạo điều kiện để trẻ ngủ đủ giấc.
Rau củ quả giàu chất xơ tốt cho trẻ nhỏ
Lưu ý rằng nếu tình trạng khó tiêu ở trẻ diễn ra trong thời gian dài, không thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều biện pháp, bạn nên cho trẻ đi khám. Bởi rất có thể lúc này trẻ đang mắc bệnh lý nào đó.
Nói chung, khó tiêu chức năng ở trẻ em được ghi nhận ít hơn so với người trưởng thành. Tình trạng khó tiêu xuất hiện ở trẻ nhỏ chủ yếu đến từ chế độ dinh dưỡng, ảnh hưởng của một số loại thuốc hoặc có thể do bệnh lý. Do đó, khi nhận thấy trẻ bị đầy hơi, khó tiêu và không thuyên giảm sau khi đã áp dụng những cách điều chỉnh tại nhà, ba mẹ nên cho trẻ đi khám tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để chủ động đặt lịch khám theo nhu cầu, Quý khách vui lòng liên hệ MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!