Tin tức
Khoáng chất là gì? Tầm quan trọng của khoáng chất đối với cơ thể
- 16/12/2022 | Vitamin và khoáng chất có vai trò gì với cơ thể, sử dụng ra sao?
- 08/11/2021 | Bổ sung vi khoáng chất cho trẻ như thế nào thì an toàn?
- 24/04/2023 | Tác dụng của vitamin nhóm B và những đối tượng cần lưu ý bổ sung
1. Khoáng chất là gì?
Khoáng chất là một nhóm những chất vô cơ đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể con người. Tổng cộng có khoảng gần 60 nguyên tố được xếp thành 2 nhóm chính:
-
Nhóm yếu tố vi lượng (microelements): là các chất có hàm lượng nhỏ bao gồm Cu, Fe, Co, Zn, Mn, I ốt,...;
-
Nhóm yếu tố đa lượng (macroelements): là các chất có hàm lượng lớn như Mg, P, Ca, Na, K, Cl...
Mỗi khoáng chất sẽ duy trì những nhiệm vụ riêng biệt, nhìn chung sẽ là tham gia vào quá trình hình thành, phát triển của xương và răng; là thành phần của các enzyme giúp đảm bảo chức năng của hệ thần kinh; là thành phần chính trong chất lỏng và hệ thống mô của cơ thể.
Khoáng chất đến từ nguồn thực phẩm dồi dào
Khoáng chất tồn tại chủ yếu trong các loại thực phẩm và con đường hấp thụ dễ dàng nhất của khoáng chất chính là hoạt động ăn uống hàng ngày. Một người được xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, phong phú thành phần các chất dinh dưỡng sẽ được bổ sung đầy đủ khoáng chất hơn.
Đa phần trong số chúng ta mọi người đều có thể bị thiếu hụt chất khoáng nhưng không phải ai cũng có triệu chứng rõ rệt. Ví dụ như phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, trẻ em gái tuổi dậy thì, người có nếp sống ăn thuần chay thì nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt sẽ cao hơn so với những người khác do chế độ dinh dưỡng không phù hợp và thể trạng đặc thù.
2. Vai trò của các khoáng chất là gì?
Như đã đề cập, chất khoáng giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, cụ thể như sau:
-
Tham gia vào quá trình tổng hợp, cấu tạo nên hệ xương, giúp xương trở nên vững chắc và phát triển tốt hơn. Trong đó các khoáng chất như magie, canxi, photpho là các thành phần chính có trong xương và răng đồng thời cấu thành nên cơ não;
-
Hỗ trợ điều hòa tuần hoàn máu, hoạt động của hệ thống tim mạch và hệ tiêu hóa;
-
Các chất khoáng cũng đóng vai trò xúc tác cho các hoạt động của enzyme;
-
Tham gia vào các phản ứng hóa học như: i-ốt giúp tạo nên hormone tuyến giáp trạng (thyroxin) nên một người bị thiếu i ốt có thể mắc bệnh bướu cổ; sắt tham gia tổng hợp hemoglobin và góp mặt trong thành phần của các men oxy hóa, thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu; một số chất khác còn góp phần vào nhiệm vụ tạo máu đó là Cu và Co,...;
-
Chất khoáng còn giúp cân bằng áp lực thẩm thấu dịch lỏng ở nội bào và ngoại bào. Trong đó Natri có tác dụng điều hòa và chuyển hóa nước, tác động đến sự cân bằng và khả năng giữ nước cho cơ thể;
-
Các chất khoáng còn có chức năng tham gia cấu thành nên chất béo và chất đạm cho cơ thể. Trong đó photpho là thành phần của các men quan trọng giúp chuyển hóa một số chất như lipid, protid, glucid, mô cơ, hô hấp tế bào mô và hệ thần kinh.
Bên cạnh những công dụng nêu trên, riêng đối với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, mẹ đang cho con bú thì khoáng chất còn đem lại những lợi ích như sau:
Đối phụ nữ mang thai và mẹ đang cho con bú: khi các mẹ bầu được cung cấp các khoáng chất đầy đủ sẽ giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, tránh các biến chứng nguy hiểm nếu bị thiếu hụt dinh dưỡng thiết yếu.
Khoáng chất tham gia cấu tạo nên hệ xương, giúp xương trở nên vững chắc và phát triển tốt hơn
Đặc biệt ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi sẽ nhận selen giúp tăng cường sức đề kháng, còn i-ốt hỗ trợ xây dựng hệ thần kinh của trẻ. Ngoài ra nhờ có các khoáng chất như canxi, photpho nuôi dưỡng, hệ xương và răng của trẻ được phát triển khỏe mạnh. Nếu thiếu đi các khoáng chất quan trọng này, trẻ sẽ gặp phải tình trạng xốp xương, thay đổi cấu trúc các mô liên kết khiến xương bị mềm và biến dạng, gây còi xương, suy dinh dưỡng. Điều này càng tệ hơn nếu trẻ bị thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng.
3. Những vấn đề khi bổ sung khoáng chất
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì chất khoáng được bổ sung theo đường ăn uống thực phẩm tự nhiên là tốt nhất, ngoài ra bạn cũng có thể tăng cường chất khoáng thông qua một số loại thực phẩm chức năng khác. Tuy nhiên an toàn nhất vẫn là bổ sung bằng thực phẩm. Chính vì vậy việc cân đối chế độ ăn uống hàng ngày cũng rất quan trọng. Sau đây là những thực phẩm chứa nhiều chất khoáng bạn nên sử dụng hàng ngày:
-
Thực phẩm cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng bao gồm: ngũ cốc, thịt, đậu, cá, trứng,..;
-
Thực phẩm chứa nguyên tố đa lượng: các loại rau củ, rau lá, sữa, quả tươi,...
Khi bị thiếu hụt chất khoáng, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng bất thường và rủi ro gặp phải nhiều vấn đề bệnh lý là rất cao, điển hình là gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, cảm cúm, huyết áp cao, rối loạn lo âu, trầm cảm, đau nhức cơ, đau nhức xương khớp, xương yếu và kém tăng trưởng, rối loạn tiêu hóa,...
Ngược lại nếu bổ sung quá nhiều khoáng chất cũng có thể khiến cơ thể bạn phải đối diện với nhiều vấn đề khác về sức khỏe, ví dụ như hay quên, trí nhớ kém, bệnh Alzheimer, tóc rụng nhiều, mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa, bất dung nạp glucose, nguy cơ bị tiểu đường, giảm nồng độ testosterone trong máu, bệnh Parkinson, suy dinh dưỡng, thị lực suy giảm,... Đây có thể là biểu hiện của ngộ độc khoáng chất, vì vậy bạn nên thực hiện các loại xét nghiệm cần thiết để kiểm tra tình trạng này và xác định phương án điều trị phù hợp.
Thiếu hụt chất khoáng khiến cơ thể mệt mỏi và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe
Như vậy có thể khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của khoáng chất đối với cơ thể. Nhưng chúng ta cũng cần hết sức lưu ý trước tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa chất khoáng vì cả hai hiện tượng này đều có thể dẫn đến những hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe. Mong rằng với những thông tin do MEDLATEC cung cấp trong bài viết trên, bạn đã hiểu rõ khoáng chất là gì cũng như nguồn cung cấp khoáng chất dồi dào bạn nên tham khảo để bổ sung. Hãy xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống hợp lý để có một thể chất dẻo dai và tràn đầy năng lượng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!