Tin tức
Khối u là gì? Phòng ngừa bằng cách nào?
- 01/09/2023 | Khối u lành tính có đau không? Các loại u lành tính thường gặp
- 01/08/2023 | Khối u lành tính có đau không? Điều trị bằng cách nào?
- 31/08/2023 | U lành là gì? Các khối u không phải ung thư thường gặp
1. Khối u là gì? Có những loại
nào?
Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ “khối u là gì”. Khối u chính là kết quả của sự tăng sinh bất thường tại các tế bào. Mọi vị trí trên cơ thể đều có nguy cơ xuất hiện khối u, chẳng hạn như gan, não, cổ, xương, thận,...
Khối u trên cơ thể có thể là lành tính hoặc ác tính
- Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành khối u:
+ Không gian sống và môi trường làm việc bị ô nhiễm, có chứa nhiều chất độc hại, chất phóng xạ,...
+ Sử dụng các thực phẩm không lành mạnh, có chứa nhiều hóa chất.
+ Lạm dụng bia rượu và nghiện thuốc lá.
+ Yếu tố di truyền.
+ Đã từng xuất hiện khối u lành tính hoặc ác tính trên cơ thể.
+ Nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.
+ Thừa cân, béo phì.
Thuốc lá và bia rượu làm tăng nguy cơ hình thành khối u trên cơ thể
- Phân loại khối u: Các khối u trên cơ thể thường được chia làm 2 nhóm chính đó là:
+ U lành tính: Những khối u này thường không gây nguy hiểm cho người bệnh và không xâm lấn các cơ quan khác. Tuy nhiên, nên thường xuyên theo dõi sức khỏe để nhận biết tình trạng khối u và kịp thời xử trí nếu có bất thường.
Phần lớn những khối u lành tính không cần phải điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp khối u quá lớn gây mất thẩm mỹ hoặc khối u gây chèn ép dây thần kinh hay các mạch máu thì cần điều trị sớm. Đa số các khối u lành tính đều không tái phát sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị tái phát trở lại.
+ U ác tính: Những khối u này thường phát triển với tốc độ nhanh hơn so với khối u lành tính. Theo thời gian, những khối u này có thể xâm lấn những cơ quan khác trong cơ thể và ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí khiến người bệnh tử vong.
2. Khối u gây ra những triệu chứng gì?
Những biểu hiện khi cơ thể xuất hiện khối u rất đa dạng vì phụ thuộc vào loại khối u, vị trí của khối u, giai đoạn phát triển của khối u. Chẳng hạn:
- Khi những khối u phát triển ở phổi: Bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như đau tức ngực, ho nhiều bất thường, khó thở,...
Khối u ở phổi gây khó thở
- Nếu khối u xuất hiện ở dạ dày: Người bệnh thường xuyên đau vùng thượng vị, ăn không ngon, sụt cân không rõ nguyên nhân, rối loạn tiêu hóa,...
- U tại tuyến giáp: Phần lớn những khối u xuất hiện tại tuyến giáp rất dễ phát hiện vì người bệnh có thể quan sát, sờ và cảm nhận.
- Bên cạnh đó, nhiều trường hợp xuất hiện khối u nhưng cơ thể lại không có triệu chứng bất thường. Cũng chính bởi vậy, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp tình cờ phát hiện khối u trong những buổi khám sức khỏe định kỳ.
Như vậy, khối u có thể gây ra đa dạng triệu chứng và đôi khi lại không có dấu hiệu gì. Do đó, chuyên gia khuyên bạn nên đi khám sớm khi có những biểu hiện dưới đây:
+ Cảm giác ớn lạnh.
+ Mệt mỏi.
+ Hay bị mất ngủ.
+ Chán ăn.
+ Sụt cân không rõ nguyên nhân.
+ Thường xuyên xuất hiện những cơn đau.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị khối u
3.1. Phương pháp chẩn đoán
Có những khối bác sĩ hoặc chính bệnh nhân có thể phát hiện khi quan sát bằng mắt thường hoặc sờ và cảm nhận được. Tuy nhiên, nhiều khối u cần phải sử dụng các phương pháp kỹ thuật hiện đại mới có thể phát hiện được, chẳng hạn như khối u ở gan, khối u tại thận hay tại dạ dày,...
Một số phương pháp chẩn đoán khối u thường được áp dụng là nội soi, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ MRI, xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư, xét nghiệm chức năng gan thận, sinh thiết,... Những phương pháp này không chỉ xác định khối u mà còn có thể chẩn đoán xem khối u đó là lành tính hay ác tính.
3.2. Phương pháp điều trị khối u
- Điều trị u lành tính:
+ Nếu những khối u có kích thước nhỏ, không xuất hiện ở vị trí nguy hiểm, không có nguy cơ tiến triển thành ung thư thì không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý kiểm tra khối u định kỳ.
+ Nếu kích thước khối u lớn, gây chèn ép dây thần kinh và mạch máu hoặc gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh e ngại, mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh hay gây ra những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày thì cần loại bỏ khối u sớm.
- Điều trị u ác tính: Tùy theo thể trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh,... bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị u ác tính như sau:
+ Phẫu thuật.
+ Xạ trị.
+ Hóa trị.
+ Liệu pháp nhắm trúng đích.
+ Liệu pháp nhiễm dịch.
4. Phòng ngừa khối u bằng cách nào?
Để hạn chế nguy cơ hình thành các khối u trên cơ thể, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hạn chế uống bia rượu, bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn đa dạng dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, ưu tiên các loại hạt, rau củ và trái cây.
Thường xuyên tập luyện để phòng ngừa khối u
- Vận động thể chất thường xuyên để rèn luyện sức khỏe.
- Cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại. Trong trường hợp đặc thù nghề nghiệp phải tiếp xúc với hóa chất thì cần sử dụng đồ bảo hộ theo đúng quy định.
- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bất thường trên cơ thể, từ đó kịp thời xử trí, phòng ngừa tối đa biến chứng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ khối u là gì, các triệu chứng của khối u, phương pháp chẩn đoán và điều trị khối u. Nếu có những biểu hiện nghi ngờ đang có sự hiện diện của khối u trên cơ thể, bạn có thể đến thăm khám tại các phòng khám, bệnh viện của Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC là nơi quy tụ các bác sĩ chuyên môn cao cùng với hệ thống thiết bị y tế hiện đại có thể mang đến cho bạn những dịch vụ y tế chất lượng.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám nhanh chóng!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!