Tin tức
Không chủ quan với táo bón ở trẻ - Cần đi khám ngay khi có triệu chứng sau
- 29/02/2024 | Trẻ bị táo bón không nên ăn gì - cha mẹ nên biết
- 31/12/2023 | Trẻ 6 tháng bị táo bón và cách cải thiện
- 29/02/2024 | Cách trị táo bón cho trẻ 1 tuổi nhanh chóng và an toàn
- 29/02/2024 | Mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh: bí quyết giúp con yêu khỏe mạnh
- 29/02/2024 | Trẻ sơ sinh bị táo bón là do nguyên nhân gì và cách chữa táo bón cho bé
1.
Tình trạng táo bón ở trẻ là gì?
Táo bón ở trẻ là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong việc đi cầu với các biểu hiện tần suất đi cầu ít, phân cứng, khó đi cầu, đau đớn khi đi cầu,... Nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ bao gồm:
- Thiếu chất xơ trong chế độ ăn có thể là một nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ.
- Sự thay đổi từ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức sang ăn thực phẩm rắn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
- Thiếu nước cũng gây nên táo bón ở trẻ.
- Trẻ ít vận động cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến táo bón.
- Trẻ mắc phải một số bệnh lý về tuyến giáp, gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa cũng gây táo bón ở trẻ.
Táo bón kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ
2. Không được chủ quan với tình trạng táo bón ở trẻ
Táo bón là tình trạng không thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên, nếu táo bón không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra những hệ lụy cho sức khỏe của trẻ. Cụ thể:
2.1. Táo bón ở trẻ kéo dài gây đại tiện ra máu
Khi bị táo bón, phân của trẻ thường rất khô, cứng và có hình dạng gồ ghề. Khi đi tiêu, phân sẽ cọ xát với phần niêm mạch của ống hậu môn trực tràng. Phần niêm mạc này sẽ bị tổn thương, gây chảy máu. Tùy vào tình trạng phân khô cứng, độ dày niêm mạc, khoảng cách giữa các lần tiếp xúc mà mức độ tổn thương sẽ khác.
Ban đầu, đại tiện ra máu với số lượng ít, ở dạng vệt máu nhỏ trên giấy vệ sinh. Tuy nhiên, táo bón diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ khiến mức độ tổn thương niêm mạc nặng hơn, máu chảy nhiều hơn. Máu có thể lẫn trong phân hoặc thậm chí máu nhỏ giọt hoặc thành tia khi trẻ bị đại tiện.
2.2. Nứt kẽ hậu môn là một biến chứng táo bón ở trẻ
Nứt kẽ hậu môn là biến chứng đáng lo ngại nhất khi táo bón. Nguyên nhân gây nên tình trạng là do táo bón kéo dài, khiến phân tích trữ lâu ngày trong trực tràng dần trở nên to và rắn chắc hơn. Khối lượng phân lớn hơn mức độ giãn nở tối đa của ống hậu môn dẫn đến tình trạng nứt hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn khiến trẻ đi đại tiện đau đớn, chảy máu, trẻ sợ đi cầu và làm phân tích trữ nhiều hơn tại trực tràng và làm tình trạng tại táo bón nặng hơn. Biến chứng này làm cho trẻ mệt mỏi, kiệt sức, biếng ăn, quấy khóc,...
2.3. Táo bón ở trẻ gây đau đớn khi đi đại tiện
Hầu hết các trẻ bị táo bón đều cố gắng rặn ra phân, gây nên tình trạng đau đớn khi đi đại tiện. Trẻ có thể cảm thấy sợ hãi mỗi khi có nhu cầu đi ngoài. Từ đó, xuất hiện tâm lý nhịn đi đại tiện, khiến tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn. Từ đó, táo bón ở trẻ trở thành một vòng lặp không hồi kết.
Táo bón khiến trẻ cảm thấy đau đớn khi đi đại tiện
2.4. Táo bón ở trẻ gây đau bụng vùng dưới rốn
Táo bón khiến trẻ đau bụng vùng dưới rốn dữ dội. Bởi khi táo bón, phân sẽ ứ đọng ở trong trực tràng, thay vì đào thải ra ngoài.
2.5. Trĩ nội, trĩ ngoại là những biến chứng táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ có thể gây ra nhiều vấn đề, trong đó có biến chứng trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên, trĩ thường không phải là biến chứng trực tiếp của táo bón mà thường là hệ quả của việc trẻ rặn để tăng áp lực lên ổ bụng, đẩy phân ra ngoài.
- Trĩ nội xuất hiện khi các mạch máu ở bên trong hậu môn bị phình to.
- Trĩ ngoại xuất hiện khi các mạch máu ở ngoại biên hậu môn bị phình to.
Ngoài ra, táo bón ở trẻ gây ra các tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, quấy khóc kéo dài, suy dinh dưỡng, tắc ruột, nhiễm trùng đường ruột…
3. Cần đưa trẻ đi khám ngay khi có những triệu chứng sau
Các biến chứng táo bón ở trẻ vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, nhiều bố mẹ băn khoăn khi nào cần đưa trẻ đi khám táo bón? Nếu táo bón xuất hiện các triệu chứng dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:
- Trẻ bị táo bón dưới 4 tháng tuổi.
- Trẻ bị táo bón thường xuyên, hay tái phát.
- Đã điều trị táo bón, nhưng trẻ vẫn chưa đi đại tiện sau 24 giờ.
- Trẻ táo bón và thấy có máu trong phân hoặc máu dính ở tã, quần lót.
- Trẻ táo bón có thêm các biểu hiện đau bụng hoặc đau hậu môn.
- Vậy bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón? Khi trẻ bị táo bón, bố mẹ cần thực hiện một số biện pháp để giúp cải thiện tình trạng này và cải thiện sức khỏe tiêu hóa của trẻ:
- Đảm bảo trẻ có một chế độ ăn giàu chất xơ từ rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm khác có chứa chất xơ. Chất xơ giúp tăng cường sự chuyển động của ruột và làm mềm phân, giúp giảm táo bón.
- Đảm bảo trẻ đủ uống nước hàng ngày là quan trọng để giúp phân mềm và dễ dàng đi qua đường ruột. Uống nước giúp ngăn chặn tình trạng mất nước qua phân và giảm khả năng tạo ra phân chất đặc.
- Cho trẻ tham gia vào các hoạt động như chạy, nhảy dây, hoặc các trò chơi ngoài trời có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Tránh cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn gây táo bón như bánh mì trắng, thực phẩm chế biến có nhiều đường và chất béo. Tạo thói quen đi cầu đều đặn cho trẻ.
- Nếu tình trạng táo bón kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc chống táo bón được kê đơn dựa trên đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ.
Chế độ giàu chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ
Nếu trẻ bị táo bón kéo dài, điều quan trọng nhất là bố mẹ cần thảo luận với bác sĩ để xác định nguyên nhân và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể chỉ dẫn các biện pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể chất và sử dụng các loại thuốc được kê đơn dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ.
Trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài mà chưa rõ nguyên nhân cha mẹ có thể đưa con đến thăm khám tại Chuyên khoa Nhi - Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để thuận tiện cho việc thăm khám, cha mẹ có thể liên hệ đặt trước lịch hẹn qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!