Tin tức

Kịp thời điều trị cho bệnh nhân mắc sởi bội nhiễm, chuyên gia cảnh báo biến chứng của bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mùa đông xuân

Ngày 14/04/2025
Ban biên tập
Tham vấn y khoa: TS. Ngô Chí Cương
Nhập viện trong tình trạng sốt cao, gai rét từng cơn, nữ bệnh nhân 47 tuổi được chẩn đoán mắc sởi bội nhiễm và tiến hành điều trị kịp thời. Nhiều người lầm tưởng đây là bệnh lý chủ yếu ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế người lớn cũng có nguy cơ mắc, thậm chí dễ gặp phải biến chứng do nguyên nhân chủ quan.

Không thể chủ quan với bệnh sởi ở người lớn 

Suốt hai ngày nay, cô N.T.G. (47 tuổi, Hà Nội) xuất hiện tình trạng sốt cao (nhiệt độ cơ thể > 39 độ C), gai rét thành cơn, đau mỏi cơ khớp toàn thân. Kèm theo đó là tình trạng đau tức ngực, khó thở. Cô G. sốt cao li bì, mệt mỏi nhiều, không ăn uống được nên quyết định đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thăm khám, điều trị.  

Bệnh nhân được bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định các kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết. Kết quả xét nghiệm phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, đặc biệt chỉ số xét nghiệm huyết thanh dương tính với virus Sởi (Measles IgM +). Bệnh nhân được chẩn đoán mắc sởi bội nhiễm kèm viêm loét họng cấp trên nền đái tháo đường tuýp 2. 

Chỉ số xét nghiệm huyết thanh của bệnh nhân dương tính với virus Sởi

Chỉ số xét nghiệm huyết thanh của bệnh nhân dương tính với virus Sởi 

Bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc để làm giảm triệu chứng đồng thời kiểm soát đường máu bằng insulin. Sau điều trị 13 ngày, tình trạng bệnh nhân ổn định, hết sốt, còn ban thẫm màu toàn thân, ngứa ít, giảm xung huyết kết mạc, dấu hiệu sinh tồn ổn định và được xuất viện.  

Cẩn trọng với bệnh sởi ở nhóm đối tượng có bệnh lý nền  

TS.BS Ngô Chí Cương - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Trưởng Chuyên khoa Truyền nhiễm & Y học Nhiệt đới, Hệ thống Y tế MEDLATEC thông tin: “Trường hợp của chị G. may mắn được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và theo dõi chặt chẽ. Trên thực tế, những người lớn tuổi mắc bệnh lý nền thường dễ bị sởi tấn công và gây bội nhiễm, dẫn đến biến chứng nặng. Chúng tôi ghi nhận nhiều ca sởi biến chứng như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tăng men gan, một số trường hợp suy hô hấp phải thông khí hỗ trợ, suy đa phủ tạng phải lọc máu”.    

Khác với nhóm trẻ nhỏ, người lớn khi mắc sởi thường có biểu hiện không rõ ràng, vẫn có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, đặc biệt là các đối tượng có bệnh lý nền.   

Các đối tượng có bệnh lý nền cần cẩn trọng với nguy cơ mắc sởi và những biến chứng do bệnh gây ra

Các đối tượng có bệnh lý nền cần cẩn trọng với nguy cơ mắc sởi và những biến chứng do bệnh gây ra 

Nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh cho thấy, bệnh nhân sởi kèm bệnh mạn tính như gan, đái tháo đường, hen phế quản, tim mạch, có tỷ lệ biến chứng viêm phổi cao hơn so với nhóm không có bệnh nền.  

Lý do, hệ miễn dịch của nhóm người này đã bị suy yếu, giảm khả năng loại bỏ và chống đỡ sự tấn công của virus sởi. Từ đó, mầm bệnh thuận lợi nhân lên và xâm nhập gây biến chứng. Quá trình điều trị người có bệnh nền và mắc sởi cũng khó khăn và kéo dài hơn do phải vừa điều trị sởi vừa phải kiểm soát bệnh nền, phối hợp nhiều loại thuốc. 

Ngoài ra, virus sởi gây phá hủy trí nhớ miễn dịch sau nhiều năm, khiến người bệnh sau khi mắc sởi dễ nhiễm thêm các mầm bệnh khác như phế cầu, lao, ho gà, cúm. Việc kiểm soát bệnh nền gặp nhiều khó khăn, tăng nguy cơ biến chứng và tử vong. 

Chuyên gia khuyến cáo hướng phòng bệnh hiệu quả 

Thống kê về bệnh sởi tại Việt Nam do Bộ Y tế công bố, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có khoảng 5.000 ca dương tính, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. So với cùng kỳ năm 2023, số ca nghi sởi cao hơn 52,9 lần, số sởi dương tính cao hơn 111 lần. 

Đặc biệt, sởi là một trong những virus dễ lây nhất từ người sang người. Người không có miễn dịch (không được tiêm vắc xin hoặc chưa từng mắc sởi) mà tiếp xúc với bệnh nhân sởi thì gần như đều bị nhiễm. Người ta vẫn nói “đi qua đầu giường của bệnh nhân sởi cũng có thể bị lây”.                   

Hiện bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó chuyên gia Truyền nhiễm MEDLATEC khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Bên cạnh vắc xin, người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ vệ sinh thân thể, mũi họng, mắt và răng miệng hàng ngày. Nơi ở cần bảo đảm sạch sẽ, thông thoáng. Gia đình cần đảm bảo chế độ ăn đa dạng, đủ dinh dưỡng, vận động thường xuyên để nâng cao đề kháng.      

Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa sởi hiệu quả

Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa sởi hiệu quả 

Tiến sĩ Cương cảnh báo thêm, nếu có các dấu hiệu như sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban, người dân cần thăm khám để được điều trị đúng cách, không tự dùng thuốc tại nhà hay vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải và lây nhiễm chéo trong bệnh viện. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC với lịch sử 30 năm hình thành và phát triển tự hào là đơn vị y tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam. Đơn vị quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi trong lĩnh vực Truyền nhiễm, Xét nghiệm… cùng hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ giúp chẩn đoán sớm và điều trị chính xác các bệnh lý truyền nhiễm. Ngoài ra, Trung tâm tiêm chủng MEDLATEC luôn đáp ứng đầy đủ các loại vắc xin khi người dân có nhu cầu tiêm. 

Để đặt lịch thăm khám, tiêm chủng tại MEDLATEC, người dân vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ