Tin tức

Mẹ băn khoăn: bệnh tay chân miệng có mấy mức độ?

Ngày 23/09/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, gây tổn thương da và niêm mạc ở nhiều vị trí của cơ thể như: Lòng bàn tay, miệng, lòng bàn chân,… Bệnh có thể tiến triển theo từng mức độ nặng dần, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

1. Các mức độ tiến triển của bệnh Tay chân miệng

bệnh tay chân miệng có thể gặp rải rác quanh năm nhưng thường tăng cao ở thời điểm từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh nhưng trẻ dưới 3 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao, dễ bị lây khi tới nhà trẻ, mẫu giáo. Các mức độ tiến triển bệnh được phân biệt rõ ràng, có triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau.

bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

1.1. Tay chân miệng độ 1

Đây là mức độ bệnh nhẹ nhất, bệnh nhân lúc này chỉ bị loét miệng và tổn thương da nhẹ. Cha mẹ thường khó phát hiện bệnh giai đoạn này ở trẻ trừ khi trong khoảng thời gian bùng dịch. Nếu phát hiện và điều trị sớm ngay khi triệu chứng xuất hiện, trẻ sẽ nhanh khỏi và không để lại biến chứng nguy hiểm.

dấu hiệu nhận biết sớm chân tay miệng

1.2. Tay chân miệng độ 2

Bệnh lúc này đã bắt đầu gây biến chứng tim mạch và thần kinh nhẹ, được chia thành 2 mức độ nhỏ:

Độ 2a

- Số trên 2 ngày, thường sốt cao trên 39 độ.

- Trẻ khó ngủ, hay quấy khóc không lý do.

- Có bệnh sử giật mình > 2 lần trong 30 phút.

Độ 2b

Độ 2b được chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: có các biểu hiện:

- Lúc khám có ghi nhận tình trạng giật mình.

- Có bệnh sửa giật mình > 2 lần trong 30 phút kèm theo các dấu hiệu sau:

+ Sốt cao, thường trên 39 độ và không giảm khi uống thuốc hạ sốt.

+ Ngủ gà.

+ Lúc trẻ nằm yên, không sốt ghi nhận mạch nhanh > 150 lần/phút.

Nhóm 2: có các biểu hiện:

- Run chân tay, ngồi không vững, đi loạng choạng.

- Lác mắt, nhãn cầu rung giật.

- Thay đổi giọng nói, nuốt sặc.

Biến chứng tay chân miệng có thể đe dọa đến tính mạng trẻ

Biến chứng tay chân miệng có thể đe dọa đến tính mạng trẻ

1.3. Tay chân miệng độ 3

Bệnh nhân xuất hiện biến chứng tim mạch, hô hấp và thần kinh nặng thấy rõ, biểu hiện như:

- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.

- Tăng huyết áp.

- Mạch nhanh trên 170 lần/phút, nếu trẻ có dấu hiệu mạch chậm chứng tỏ bệnh rất nặng.

- Nhịp thở nhanh bất thường, đôi khi có cơn ngừng thở, khò khè, thở rít thanh quản.

1.4. Tay chân miệng độ 4

Đây là mức độ bệnh nặng nhất, người bệnh có triệu chứng sốc vô cùng nguy hiểm như:

- Phù phổi cấp.

- Cơ thể tím tái.

- Có thể ngưng thở hoặc thở nấc.

- Trẻ có biểu hiện sốc, lúc này huyết áp hoặc mạch có thể về 0.

Triệu chứng sốc do tay chân miệng nếu không được cấp cứu y tế kịp thời rất có thể khiến bệnh nhân tử vong. 

Điều trị sớm giúp ngăn ngừa biến chứng tay chân miệng

Điều trị sớm giúp ngăn ngừa biến chứng tay chân miệng

Tuy nhiên không phải trẻ mắc bệnh tay chân miệng nào cũng trải qua những mức độ bệnh này, điều trị bệnh sớm sẽ ngăn bệnh tiến triển nặng. Sau giai đoạn ủ bệnh từ 3 - 7 ngày, các triệu chứng bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn, nếu điều trị ngay lúc này giai đoạn toàn phát chỉ diễn ra từ 3 - 10 ngày. Sau đó bệnh sẽ giảm dần, triệu chứng biến mất và sức khỏe bệnh nhân hồi phục hoàn toàn mà không để lại biến chứng nào.

2. Khi nào bệnh tay chân miệng cần nhập viện điều trị?

Đối tượng thường mắc bệnh tay chân miệng là trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi có sức đề kháng kém, chưa thể giao tiếp tốt, thông báo tình trạng bệnh tới cha mẹ nên căn bệnh nguy hiểm này có thể diễn tiến nặng vô cùng nguy hiểm. Vì thế cha mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ, nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau cần sớm đưa tới bệnh viện điều trị:

- Sốt cao trên 39 độ.

- Trẻ bị nôn ói nhiều.

- Sốt kéo dài hơn 3 ngày.

- Trẻ ngủ gà.

- Xét nghiệm máu thấy bạch cầu trên 17.000 tế bào/nm3.

Ngoài ra, khi xuất hiện bất cứ triệu chứng bệnh tay chân miệng cấp độ 2 trở lên nào đều cần đưa trẻ nhập viện để kịp thời xử trí nếu có biến chứng.

3. Điều trị bệnh tay chân miệng thế nào?

Hiện nay các chuyên gia, y bác sĩ vẫn chưa tìm được thuốc điều trị tay chân miệng đặc hiệu. Vì thế bệnh nhân chỉ được điều trị hỗ trợ, theo dõi và phòng ngừa biến chứng. Điều quan trọng là phát hiện bệnh sớm và điều trị tích cực sẽ giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh. Cụ thể, tùy theo mức độ bệnh sẽ được điều trị như sau: 

Trẻ sốt cao có thể dùng Paracetamol

Trẻ sốt cao có thể dùng Paracetamol

3.1. Tay chân miệng độ 1

Trẻ thường được điều trị ngoại trú, theo dõi tái khám tại cơ sở y tế bằng:

- Thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10 - 15mg/kg/lần uống mỗi 6 giờ nếu sốt cao.

- Dinh dưỡng đầy đủ, vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sát khuẩn và dùng thuốc mỡ làm dịu da.

- Nghỉ ngơi, tự cách ly tại nhà.

3.2. Tay chân miệng độ 2, 3, 4

Ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh tiến triển sang tay chân miệng độ 2, trẻ cần được nhập viện theo dõi và điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ.

Lúc này, tùy vào tình hình của trẻ, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị hiệu quả. Cha mẹ không nên chủ quan, cần phối hợp với bác sĩ, theo dõi sát sao trẻ để hiệu quả điều trị cao nhất, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Tay chân miệng độ 4 có thể gây sốc cho trẻ

Tay chân miệng độ 4 có thể gây sốc cho trẻ

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây nhiễm và biến chứng nặng, vì thế ngay khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh, phụ huynh nên đưa trẻ tới cơ sở y tế khám và điều trị sớm. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân tay chân miệng được theo dõi, điều trị tích cực, giúp bệnh nhân khỏi bệnh nhanh chóng. 

Với đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, chắc chắn bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thăm khám và điều trị tại MEDLATEC.

Liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ