Tin tức
MEDLATEC - địa chỉ khám hậu môn trực tràng tại Thanh Hóa uy tín
- 21/09/2024 | Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC phát hiện ca mắc u hiếm gặp ở hậu môn trực tràng
- 08/12/2022 | Hậu môn bị sưng nguyên nhân do đâu?
- 01/04/2024 | Đau hậu môn có thể là triệu chứng của bệnh gì?
- 01/08/2023 | Nội soi trực tràng: quy trình thực hiện cùng những lưu ý cần biết
1. Một số bệnh hậu môn trực tràng
phổ biến
Bệnh lý hậu môn trực tràng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Một số bệnh hậu môn trực tràng phổ biến là: bệnh trĩ, rò hậu môn, áp xe hậu môn hoặc nứt kẽ hậu môn,… Ngoài ra, các bệnh lý như: viêm ruột kết hoặc viêm trực tràng,... cũng được xếp vào nhóm bệnh hậu môn trực tràng.
Bệnh hậu môn trực tràng có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng
Triệu chứng đặc trưng của bệnh hậu môn trực tràng có thể kể tới như: đi đại tiện có lẫn máu, thường xuyên bị táo bón, có cảm giác đau, rát hậu môn, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng khi bệnh nhân đi đại tiện.
Tâm lý e ngại và không muốn đi khám sẽ khiến tình trạng bệnh hậu môn trực tràng trở nên tồi tệ hơn. Nếu người bệnh không đi điều trị kịp thời, nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe.
2. Thời điểm nào bạn nên đi khám bệnh hậu môn trực tràng?
Có một số dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng. Bạn nên đi thăm khám sớm khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện sau:
- Cảm thấy đau bụng, đặc biệt là bị đau vùng dưới rốn, vùng hố chậu bên trái hoặc đau bụng theo cơn thường xuyên.
- Người đi đại tiện quá nhiều lần trong ngày, đi đại tiện lẫn máu.
- Rối loạn đại tiện: tình trạng bị tiêu chảy và táo bón bất thường.
- Ở hậu môn có một biểu hiện lạ như ngứa, đau rát, có dịch chảy bất thường,...
- Khi đi đại tiện có cảm giác đau rát, không thoải mái.
- Trong gia đình đã có người bị bệnh lý ung thư trực tràng, hậu môn.
Bệnh nhân nên đi khám nếu hậu môn thường xuyên đau rát
3. Quy trình khám hậu môn trực tràng
Thông thường, một buổi khám hậu môn trực tràng gồm 2 bước, đó là khám lâm sàng và cận lâm sàng.
3.1. Khám lâm sàng
Ở bước thăm khám lâm sàng, bệnh nhân nên chia sẻ về triệu chứng mình gặp phải để bác sĩ biết được tình hình sức khỏe chung. Sau khi nắm được các thông tin khái quát nhất của người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát lỗ hậu môn để phát hiện tổn thương. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đưa ngón tay vào hậu môn của bệnh nhân để kiểm tra kỹ hơn, bước đầu phát hiện nguyên nhân gây bệnh.
Khi khám lâm sàng, bệnh nhân nên thoải mái, cởi mở chia sẻ tình trạng sức khỏe với bác sĩ để bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu trong gia đình có người đã mắc bệnh lý ung thư trực tràng, hậu môn thì bạn cũng nên trao đổi kỹ với các bác sĩ.
Người bệnh sẽ được khám khám lâm sàng
3.2. Khám cận lâm sàng
Để xác định chính xác tổn thương, chẩn đoán đúng bệnh lý, bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, ví dụ như siêu âm, nội soi,… và một số xét nghiệm cần thiết.
3.2.1. Nội soi trực tràng
Nội soi trực tràng là bước không thể thiếu khi đi khám hậu môn trực tràng. Ống nội soi gắn camera, đèn sẽ được đưa vào trong trực tràng của bệnh nhân, giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng bên trong trực tràng và hậu môn. Có 2 kỹ thuật nội soi trực tràng là nội soi ống mềm hoặc nội soi ống cứng. Trong đó, bác sĩ thường ưu tiên sử dụng ống nội soi mềm vì chúng ít gây đau hoặc tổn thương cho người bệnh.
Trước khi đi nội soi trực tràng, người bệnh nên ăn các món dễ tiêu hóa, ví dụ như cháo loãng và không ăn quá nhiều. Ngoài ra, hãy uống nhiều nước để đường ruột sạch sẽ hơn. Bạn không nên ăn uống trước khi nội soi khoảng 2 tiếng. Khi đến bệnh viện nội soi, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc thụt hậu môn để đào thải toàn bộ các chất thải còn lại ở ruột già. Qua đó, việc nội soi sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc, hãy chủ động thông báo với bác sĩ. Suốt quá trình nội soi, nếu cảm thấy đau hậu môn trực tràng, người bệnh nên báo với bác sĩ để tạm dừng nội soi, kết hợp sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần.
Khi nội soi trực tràng, người bệnh có thể chọn nội soi gây mê
Sau khi kết thúc nội soi, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu ở hậu môn trong vài ngày. Nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được theo dõi, xử lý kịp thời. Ngoài ra, sau khi nội soi vài ngày, chúng ta nên lựa chọn món ăn dễ tiêu hóa để đi đại tiện dễ dàng hơn.
3.2.2. Siêu âm trực tràng
Kỹ thuật siêu âm đầu dò trực tràng cũng được sử dụng trong theo dõi, chẩn đoán bệnh lý hậu môn trực tràng. Phương pháp này hỗ trợ bác sĩ đánh giá mức độ nhiễm trùng, tổn thương của hậu môn, trực tràng, kiểm tra mức độ lây lan của khối u nếu có. Siêu âm đầu dò là phương pháp cận lâm sàng ít xâm lấn, bệnh nhân hầu như không cảm thấy đau hay khó chịu trong quá trình kiểm tra.
Trước khi siêu âm trực tràng, bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn ít nhất 6 tiếng, thường xuyên đi tiểu tiện để bàng quang trống. Đồng thời, bác sĩ cũng hướng dẫn người bệnh cách thụt tháo sạch hậu môn trực tràng trước khi tiến hành siêu âm. Trong quá trình thực hiện, một số người bệnh được chỉ định dùng thuốc gây mê và gây tê.
3.2.3. Sinh thiết
Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ kết hợp siêu âm, nội soi cùng với sinh thiết để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Sinh thiết giúp bác sĩ phát hiện nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng, có kế hoạch điều trị kịp thời.
3.2.4. Thực hiện các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm khác
Ngoài các phương pháp chẩn đoán hình ảnh ở trên, khi thăm khám hậu môn trực tràng, người dân có thể được chỉ định thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp X-quang, chụp cắt lớp,...
4. Địa chỉ khám hậu môn trực tràng tại Thanh Hóa
Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Hóa trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị y tế uy tín, cung cấp dịch vụ khám hậu môn trực tràng tại Thanh Hóa. MEDLATEC đã có kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm, quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm.
MEDLATEC chuyên cung cấp dịch vụ khám hậu môn trực tràng tại Thanh Hóa
Đặc biệt, hệ thống cơ sở vật chất tại MEDLATEC rất hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Hiện tại, phòng Xét nghiệm của MEDLATEC Thanh Hóa đạt chuẩn ISO 15189:2012. Các máy chẩn đoán hình ảnh như: máy siêu âm, chụp X - quang, nội soi, MRI, CT Scan,... tại MEDLATEC đều là thiết bị tiên tiến, nhập khẩu từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Thụy Sĩ hoặc Đức.
Hy vọng rằng bài viết này đã gợi ý cho bạn địa chỉ khám hậu môn trực tràng tại Thanh Hóa đảm bảo uy tín, chất lượng. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, Quý khách có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Ngoài ra, Quý khách có thể tới trực tiếp Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Hóa, địa chỉ: 12-14 Phạm Ngũ Lão, Đông Sơn, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa để được hướng dẫn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!