Tin tức

Mọi điều cha mẹ cần lưu tâm về sốt phát ban ở trẻ

Ngày 01/03/2024
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Sốt phát ban là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, thường gặp phải trong mùa đông hoặc mùa xuân. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ có được cái nhìn chi tiết về các đặc điểm của bệnh lý này và cách xử trí để đảm bảo an toàn cho trẻ.

1. Triệu chứng và nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ

1.1. Triệu chứng cho thấy trẻ bị sốt phát ban

Triệu chứng sốt phát ban ở trẻ có thể biến đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào hệ miễn dịch và tình trạng sức khỏe của từng trẻ:

- Sốt cao: trẻ có thể bị sốt trên 38 độ C, khi sốt trẻ thường mệt mỏi và không muốn tham gia vào hoạt động thường ngày.

- Phát ban trên da: trên da trẻ có các đốm đỏ hoặc nốt. Ban thường dạng chấm đỏ tập trung thành từng mảng, mọc rải rác khắp cơ thể không theo trình tự. Khi ban bay không để lại sẹo hay dấu vết, có thể lan rộng từ mặt ra khắp toàn thân, thậm chí gây ngứa và khó chịu cho trẻ.

- Đau nhức cơ bắp: đây là triệu chứng cho thấy cơ thể đang phản ứng với sốt. Tình trạng đau nhức cơ bắp thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu, kém linh hoạt.

- Tiêu chảy hoặc nôn mửa: một số trẻ có triệu chứng tiêu chảy hoặc nôn mửa, gây mất nước và dẫn đến tình trạng mệt mỏi.

- Các triệu chứng khác: đau đầu, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng.

Sốt phát ban ở trẻ thường gây mệt mỏi, tăng thân nhiệt và nổi ban đỏ toàn thân

Sốt phát ban ở trẻ thường gây mệt mỏi, tăng thân nhiệt và nổi ban đỏ toàn thân

1.2. Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ

Sốt phát ban ở trẻ bao gồm 3 bệnh chính với các tác nhân gây bệnh như: 

- Bệnh sốt phát ban do chấy, rận (Typhus louse-borne) hoặc còn gọi là sốt phát ban cổ điển (Typhus classic).

- Bệnh sốt phát ban do chuột (typhus murine) hay còn gọi là sốt phát ban địa phương do bọ chét chuột (Typhus epidemic flea-borne).

- Bệnh sốt phát ban do mò mạt (Typhus mite-borne) hay còn gọi là sốt phát ban bụi rậm (Typhus scrub).

Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra sốt phát ban ở trẻ. Tiếp xúc với các chất gây kích ứng da như hóa chất trong bột giặt, thuốc diệt côn trùng hoặc cơ địa dị ứng đối với các loại thức ăn cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng và sốt phát ban.

Trẻ có hệ miễn dịch yếu có thể dễ dàng mắc bệnh truyền nhiễm và phản ứng dị ứng. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sốt phát ban.

2. Điều trị sốt phát ban ở trẻ như thế nào?

Trẻ bị sốt phát ban cần được chăm sóc đúng cách để cải thiện triệu chứng, sớm ổn định sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng. Các biện pháp điều trị, chăm sóc khi trẻ bị sốt phát ban thường được áp dụng gồm:

- Hạ sốt

Đây là mục tiêu điều trị đầu tiên đối với sốt phát ban ở trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ của trẻ từ 38.2 độ C trở lên, sử dụng thuốc ibuprofen hoặc paracetamol theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Dùng thuốc kháng histamin

Trẻ bị sốt phát ban có hiện tượng ngứa, nổi mẩn nhiều có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc kháng histamin để làm dịu da và giảm triệu chứng phát ban.

- Thực hiện biện pháp làm lạnh

Thoa kem dưỡng ẩm, làm mát da có thể giúp giảm cảm giác ngứa và khó chịu do phát ban trên da của trẻ.

- Cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ

Cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Điều này giúp cơ thể trẻ đối phó với mầm bệnh và phục hồi nhanh chóng hơn.

- Nghỉ ngơi

Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp cơ thể hồi phục và đối phó với với bệnh tốt hơn. Trẻ cần tránh các hoạt động vận động mạnh có thể gây căng thẳng cho cơ thể.

- Theo dõi tình trạng sức khỏe

Cha mẹ cần thường xuyên quan sát và theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu có bất kỳ dấu hiệu biến chứng nào xuất hiện như khó thở, đau ngực hoặc sự suy giảm về sức khỏe tổng thể, người chăm sóc cần ngay lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Trẻ bị sốt phát ban cần được theo dõi thân nhiệt, nghỉ ngơi và hạ sốt khi cần thiết

Trẻ bị sốt phát ban cần được theo dõi thân nhiệt, nghỉ ngơi và hạ sốt khi cần thiết

3. Phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh sốt phát ban ở trẻ em, cha mẹ nên:

- Tiêm vắc xin

Đảm bảo trẻ được tiêm vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế và không bỏ qua các mũi tiêm: quai bị, rubella, sởi, bệnh sốt phát ban có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh có thể gây ra sốt phát ban.

- Thực hiện vệ sinh cá nhân

Dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân là một phần quan trọng để phòng ngừa bệnh. Cha mẹ hãy hướng dẫn con có thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các bề mặt có thể chứa vi khuẩn và virus.

- Tránh tiếp xúc với người bệnh

Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người bệnh, nhất là khi có dịch bệnh hoặc triệu chứng sốt phát ban đang lan rộng trong cộng đồng.

- Tăng cường hệ miễn dịch

Đảm bảo trẻ có một chế độ dinh dưỡng cân đối, ngủ đủ giấc và hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc sốt phát ban.

- Giữ cho môi trường sạch sẽ

Duy trì môi trường sống sạch sẽ trong gia đình và trường học cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và virus cho trẻ.

Việc tư vấn y tế đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, nhận biết và điều trị sốt phát ban ở trẻ. Bác sĩ và các chuyên gia y tế có kiến thức chuyên môn sẽ cung cấp thông tin và hướng dẫn cần thiết cho phụ huynh về cách đối phó với tình trạng bệnh.

Khi phát hiện sốt phát ban ở trẻ có dấu hiệu tiến triển nặng cha mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa

Khi phát hiện sốt phát ban ở trẻ có dấu hiệu tiến triển nặng cha mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa

Trong quá trình tư vấn, bác sĩ sẽ giúp phân biệt giữa các loại sốt phát ban và xác định liệu trẻ cần phải được điều trị hay không. Ngoài ra, bác sĩ còn cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc giảm sốt một cách an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, việc tư vấn y tế cũng giúp xác định những trường hợp cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là khi có bất kỳ biến chứng nào xuất hiện hoặc khi triệu chứng của trẻ trở nên nặng hơn.

Sốt phát ban ở trẻ là một tình trạng dễ gặp ở trẻ, mọi bậc phụ huynh cần có sự trang bị đầy đủ về kiến thức để nhận biết đúng, điều trị kịp thời để giúp cho sức khỏe của trẻ được bảo vệ tốt nhất.

Khi cần có sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được giúp đỡ nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.