Tin tức
Trẻ sốt phát ban phải làm sao? Khi nào đưa trẻ đi khám và khám ở đâu?
Key: trẻ sốt phát ban phải làm sao
Trẻ sốt phát ban phải làm sao? Khi nào đưa trẻ đi khám và khám ở đâu?
Sốt phát ban là bệnh dễ gặp ở trẻ với triệu chứng phổ biến là sốt và nổi ban đỏ. Đáng lo ngại hơn khi bệnh còn có thể lây lan và tái phát nhiều lần. Vậy trẻ sốt phát ban phải làm sao và khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và nên khám ở đâu?
1. Đôi nét về bệnh sốt phát ban
Trước khi giải đáp thắc mắc “trẻ sốt phát ban phải làm sao”, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu rõ một số thông tin cơ bản về bệnh. Đây là căn bệnh rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp. Chính vì thế, trẻ rất dễ bị lây nhiễm khi đến nhà trẻ, trường học.
Phần lớn trẻ bị sốt phát ban là do nhiễm virus, trong đó chủ yếu là virus đường hô hấp, có thể kể đến như virus sởi, rubella, enterovirus,... Do đó, cũng dễ hiểu về vấn đề trẻ có thể bị sốt phát ban nhiều lần. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra.
Trẻ có biểu hiện sốt cao
Thông thường, sau khi nhiễm virus, trẻ sẽ ủ bệnh khoảng 1 ngày đến 2 tuần. Ở các trường hợp nhẹ, những biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng. Tuy nhiên, đa số trẻ bị sốt phát ban sẽ gặp phải những triệu chứng như sau:
- Sốt: Trẻ có thể sốt cao hơn 39 độ và kèm theo hiện tượng đau họng, chảy nước mũi và ho nhiều trong thời gian trẻ bị sốt.
- Phát ban: Những nốt ban đỏ sẽ xuất hiện sau khi trẻ bị sốt. Đầu tiên, những nốt này sẽ xảy ra ở phần ngực, bụng, sau đó sẽ lan rộng đến tay và cổ. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày và thông thường, trẻ sẽ không có cảm giác ngứa, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
- Ngoài sốt và nổi ban đỏ, trẻ còn có thể gặp phải những biểu hiện như mệt mỏi, khó chịu, tiêu chảy nhẹ, sưng mắt, chán ăn,...
2. Trẻ sốt phát ban phải làm sao?
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết “trẻ sốt phát ban phải làm sao”. Dưới đây là một số hướng dẫn cha mẹ về cách chăm sóc trẻ tại nhà:
- Hạ sốt cho trẻ: Việc giúp trẻ hạ sốt là rất quan trọng và cần thực hiện đúng cách.
+ Nếu trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: Mẹ không nên chủ quan, nếu thấy trẻ sốt cao mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Nếu trẻ chỉ mệt mỏi và chán ăn, mẹ không cần cho trẻ uống thuốc. Nếu trẻ sốt cao thì cần cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi cho trẻ dùng thuốc paracetamol cần lưu ý liều lượng 10mg/1kg cân nặng của trẻ. Nếu sau 6 giờ dùng thuốc, trẻ vẫn chưa cắt sốt thì mới cho uống tiếp liều tiếp theo.
+ Để con hạ sốt nhanh hơn, mẹ hãy dùng khăn ấm để lau người cho trẻ, nhất là vùng, nách, bẹn. Đây là cách hạ sốt khá hiệu quả, giúp phòng ngừa sốt cao, co giật.
Cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Giảm ho, giảm đau họng cho trẻ: Nếu trẻ bị sốt phát ban kèm theo hiện tượng ho nhiều, bạn cần lưu ý những điều sau:
+ Cho trẻ uống thuốc ho theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Dùng khăn mềm và nước muối loãng để vệ sinh mũi cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và thông thoáng đường thở.
- Bù nước, điện giải: Khi sốt, cơ thể của trẻ sẽ bị mất nước, mẹ cần lưu ý những bổ sung nước thường xuyên cho trẻ, có thể cho trẻ uống nước hoa quả, ăn cháo, súp,... Đây là cách giúp trẻ tăng cường đề kháng và hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Sau đó, cha mẹ tiếp tục theo dõi những vấn đề sức khỏe ở trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho trẻ:
+ Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều hơn, đặc biệt là những loại thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ ăn, dễ tiêu hóa và quan trọng là giàu dinh dưỡng như nước ép sinh tố, cháo, sữa,...
Cho trẻ ăn cháo để dễ tiêu hóa và đảm bảo dinh dưỡng
+ Nếu trẻ khó ăn, mẹ có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn và vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Lưu ý, nếu trẻ bị sốt phát ban do virus sởi thì nên bổ sung vitamin A theo liều lượng phù hợp, có thể tham khảo chuyên gia về vấn đề này để thực hiện bổ sung đúng cách cho trẻ.
+ Đảm bảo vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng: Mẹ nên tắm rửa mỗi ngày cho trẻ để đảm bảo da của trẻ luôn sạch sẽ. Tránh kiêng gió kiêng nước hay kiêng bồi bổ cho trẻ. Nếu cho trẻ mặc quá nhiều, phòng ở quá bí bách và không tắm thường xuyên, trẻ sẽ rất khó hạ sốt, thậm chí còn sốt cao hơn, gây nhiễm trùng da. Nhưng bạn cũng cần lưu ý không nên để trẻ bị nhiễm lạnh.
- Tái khám: Với những trường hợp được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà, mẹ nên cho trẻ đi khám 2 lần mỗi ngày và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.
3. Khi nào cho trẻ đi khám?
Khi chăm sóc trẻ, nếu thấy trẻ có những biểu hiện sau, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sớm:
- Sau khi có hiện tượng nổi ban, trẻ vẫn tiếp tục sốt cao.
- Trẻ ngủ li bì hay có biểu hiện lừ đừ, hôn mê.
- Có biểu hiện co giật.
- Trẻ mệt mỏi, bỏ ăn, bỏ bú.
4. Nên đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế nào?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế và nhiều bà mẹ băn khoăn và chưa biết phải lựa chọn cơ sở y tế nào. Nếu bạn vẫn chưa thể có câu trả lời thì Chuyên khoa Nhi tại Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể là một gợi ý hữu ích.
Đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế uy tín
MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và dày dặn kinh nghiệm, thường xuyên được tham gia các khóa học, hội thảo,... để mang đến những phác đồ điều trị mới và hiệu quả nhất cho bệnh nhi, đồng thời giúp trẻ rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Khoa Nhi cũng được trang bị những thiết bị y tế hiện đại nhất, phục vụ đắc lực cho quá trình thăm khám và điều trị của các bác sĩ. Không gian thăm khám và điều trị tại khoa Nhi luôn đảm bảo sạch sẽ và được trang trí sinh động, giúp trẻ nhỏ có thể thoải mái khi đến thăm khám tại MEDLATEC.
Nếu gặp khó khăn và bất tiện khi di chuyển, bạn cũng có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC với mức phí rất hợp lý. Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ, mời quý khách hàng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!