Tin tức

Một số xét nghiệm tim mạch quan trọng bạn nên biết

Ngày 01/10/2023
Nguyễn Thu Hằng

Từ khóa chính: xét nghiệm tim mạch

Một số xét nghiệm tim mạch quan trọng bạn nên biết

Trước đây, bệnh lý tim mạch thường chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi thì nay đã có xu hướng trẻ hóa. Bệnh diễn biến âm thầm và khi có dấu hiệu ra bên ngoài thì bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, người dân nên chủ động đi khám và xét nghiệm tim mạch định kỳ, tăng cơ hội phát hiện và điều trị sớm, ngăn biến chứng xấu xảy ra (nếu có).

1. Giới thiệu chung về bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch xảy ra khi hoạt động của tim và mạch máu bị rối loạn. Một số bệnh lý thường gặp là: tăng huyết áp, bệnh liên quan tới cơ tim, tình trạng rối loạn nhịp tim, bệnh liên quan tới mạch vành,… Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hàng năm khoảng 17.9 triệu dân đã tử vong do mắc phải bệnh tim mạch, phần lớn trong số đó là người bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Có rất nhiều dạng bệnh tim mạch.

Ở người cao tuổi, bệnh tim mạch xuất hiện do cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa, một số cơ quan bị suy giảm chức năng. Vậy nguyên nhân nào khiến nhiều người trẻ đang đối mặt với bệnh tim mạch?

Thói quen sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân khiến bệnh tim mạch có xu hướng trẻ hóa. Người có thường xuyên hút thuốc lá, ăn nhiều muối, thực phẩm giàu chất béo, thường xuyên uống rượu bia có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao. Ngoài ra, người béo phì và ít vận động cũng thuộc nhóm đối tượng có thể bị bệnh tim mạch.

Ở trẻ nhỏ, các bệnh lý tim bẩm sinh nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời cũng có thể gây bệnh tim mạch ở trẻ.

Với những lý do trên, dù thuộc độ tuổi và giới tính nào, chúng ta cũng nên chủ động đi khám và xét nghiệm tim mạch định kỳ nhằm phát hiện và điều trị bệnh sớm, hạn chế biến chứng xấu xảy ra.

2. Dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch

Đa phần bệnh nhân tim mạch sẽ gặp phải một trong những triệu chứng sau:

-         Tim đập nhanh hơn bình thường.

-         Thường xuyên cảm thấy tức ngực, đau thắt ngực.

-         Hay bị khó thở, sinh hoạt hàng ngày bị gián đoạn.

-         Có thể ngất bất ngờ.

-         Cẳng chân và mắt cá chân có dấu hiệu phù nề.

Nếu các triệu chứng này xuất hiện trong một thời gian dài, các bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế. Đặc biệt, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc những người béo phì, người có lượng cholesterol trong máu cao bất thường cần theo dõi, xét nghiệm tim mạch thường xuyên và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Quy trình khám tim mạch

Trước khi nghiên cứu về các phương pháp xét nghiệm tim mạch thường dùng, chúng ta nên nắm được quy trình khám tim mạch. Một buổi khám gồm 2 bước chính: khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Khám tim mạch gồm nhiều bước khác nhau

Ở bước khám lâm sàng, bác sĩ tập trung khai thác một số thông tin như: tiền sử mắc bệnh của bản thân và gia đình, thói quen sinh hoạt (kiểm tra xem bệnh nhân có nghiện rượu bia, thuốc lá hay không). điều kiện môi trường sống và làm việc. Bởi vì những yếu tố trên có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và gây bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ nghe nhịp tim, kiểm tra tĩnh mạch cổ để nhằm được tình hình hoạt động chung của tim mạch, phát hiện các dấu hiệu bất thường và chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm, kiểm tra phù hợp.

Lưu ý, trong quá trình khám lâm sàng, các bạn nên cởi mở chia sẻ với bác sĩ về tình hình sức khỏe, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hàng ngày, thuốc mà ban đang sử dụng (nếu có). Đây là những thông tin quan trọng giúp bác sĩ đưa phán đoán và có chỉ định kiểm tra thích hợp.

Ở bước khám cận lâm sàng, một số phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để phát hiện những vấn đề sức khỏe bất thường, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình hình sức khỏe. Các phương pháp thường dùng trong khám cận lâm sàng là: các loại xét nghiệm máu, đo điện tim, siêu âm tim, chụp X-quang tim phổi, chụp CT mạch vành, chụp MRI tim…

4. Các xét nghiệm tim mạch thường chỉ định trong theo dõi và chẩn đoán bệnh

Các xét nghiệm tim mạch khá đa dạng, trong đó có thể kể đến như: xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, các xét nghiệm đông máu, xét nghiệm các enzyme cơ tim như: CK total, CK-MB, Troponin T hs,... LDH - Lactate dehydrogenase, xét nghiệm xác định lượng Cholesterol trong máu, nồng độ HDL-cholesterol, LDL-cholesterol và nồng độ Triglycerides,…

Có nhiều loại xét nghiệm tim mạch thường dùng

Xét nghiệm công thức máu là phương pháp xét nghiệm cơ bản và thường dùng trong chẩn đoán bệnh lý tim mạch. Các chỉ số đáng quan tâm là: CK-MB, Troponin, Creatine Kinase. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, các chỉ số này dao động như sau:

-         CKMB: 0 -12I/L.

-         Troponin < 1ng/mL.

-         Creatine kinase: 30 - 20U/L.

Nếu ba chỉ số trên cao hơn ngưỡng bình thường, nhiều khả năng bệnh nhân đang bị tổn thương cơ tim và cần thực hiện thêm xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu để đưa ra kết luận chính xác.

Nếu nghi ngờ bệnh nhân gặp vấn đề tim mạch do thuyên tắc phổi, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra nồng độ D-DIMER trong máu. Kết quả xét nghiệm giúp phát hiện cục máu đông trong cơ thể, từ đó bác sĩ xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.

Với bệnh nhân có nguy cơ thuyên tắc phổi thấp, nồng độ D-DIMER thường nhỏ hơn 0.5mg/L. Trong trường hợp nồng độ D-DIMER cao hơn 0.5mg/L kèm theo triệu chứng đau ngực, cần chụp CT dựng hình động mạch phổi hoặc CT phổi có tiêm thuốc cản quang để tầm soát thuyên tắc động mạch phổi.

Người nghi mắc bệnh tim mạch thường được chỉ định kiểm tra nồng độ Cholesterol trong máu. Ở người khỏe mạnh, nồng độ cholesterol dao động dưới 200mg/dL. Nếu chỉ số này vượt ngưỡng 200mg/dL thì bệnh nhân có thể có nguy cơ bị xơ vữa động mạch máu và cần được theo dõi, điều trị kịp thời.

Kiểm tra nồng độ LDH giúp phát hiện nguy cơ thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim của bệnh nhân.

Bác sĩ cho biết việc kiểm tra nồng độ LDH - Lactate Dehydrogenase giúp phát hiện tình trạng tổn thương mô trong cơ thể. Người có chỉ số LDH > 333 IU/L có khả năng bị nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ. Kiểm tra nồng độ HDL - cholesterol và LDL - cholesterol cũng là những xét nghiệm tim mạch thường dùng.

HDL - cholesterol là một dạng chất béo tốt và có nhiệm vụ ngăn mảng xơ vữa tích tụ tại thành mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng. Nếu nồng độ HDL - cholesterol thấp thì bạn cần được theo dõi, kiểm tra thêm.

Trong khi đó LDL - cholesterol là một dạng chất béo xấu, có thể gây tắc thành mạch, cản trở lưu thông máu. Chỉ số LDL - cholesterol cao là vấn đề đáng lo ngại đối với sức khỏe bệnh nhân. Cả hai xét nghiệm HDL - cholesterol và LDL - cholesterol được thực hiện sau khi bệnh nhân nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng.

Một số xét nghiệm khác bạn có thể tham khảo là: xét nghiệm kiểm tra nồng độ CRP hs (High-sensitive C-Reactive Protein), Homocysteine và nồng độ HbA1c…

5. Nên đi xét nghiệm tim mạch ở đâu?

Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xét nghiệm với gần 30 năm kinh nghiệm. Đặc biệt, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế tại MEDLATEC là những người có chuyên môn cao và tận tâm với khách hàng.

Bên cạnh đó, MEDLATEC cũng rất chú trọng đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất nhằm cải thiện chất lượng khám, chẩn đoán và xét nghiệm. MEDLATEC hiện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15190:2012 và được nhận chứng chỉ CAP từ Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Cùng với đó là hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như siêu âm, nội soi, X-quang, MRI, CT Scan,...

Quý khách muốn tiết kiệm thời gian di chuyển và chờ đợi kết quả xét nghiệm có thể tham khảo dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Dịch vụ này sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội, đặc biệt chi phí lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cực kỳ hợp lý, tương đồng với phí xét nghiệm tại viện. Khách hàng chỉ cần chi trả thêm chỉ 10.000VNĐ phí di chuyển. Các nhân viên lấy mẫu của MEDLATEC là những người được đào tạo chuyên môn bài bản, được cấp chứng chỉ hành nghề và đảm bảo việc lấy mẫu đúng tiêu chuẩn yêu cầu.

Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC được hàng triệu gia đình Việt tin tưởng sử dụng

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn biết thêm một số xét nghiệm tim mạch thường dùng. Chúng ta nên chủ động đi khám và xét nghiệm thường xuyên nhằm phát hiện và điều trị sớm bệnh tim mạch. Nếu quan tâm tới dịch vụ xét nghiệm của MEDLATEC và có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn thêm.

 

 

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ