Tin tức
Mu bàn chân bị sưng phù cảnh báo bệnh lý gì?
- 03/12/2020 | Tay chân bị tê là bệnh gì và cách phòng ngừa hiệu quả?
- 16/06/2024 | Khoé móng chân bị sưng mủ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
- 31/03/2024 | Xương cẳng chân bị đau nhức phải làm sao để khỏi?
1. Nguyên nhân khiến mu bàn chân bị sưng phù
Mu bàn chân bị sưng phù là một tình trạng xảy ra khi dịch từ cơ thể bị tích tụ tại các mô, cơ quan ở chân. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do tác động từ bên ngoài hoặc các bệnh lý nghiêm trọng, cụ thể như sau:
Mu bàn chân bị sưng phù do tác động từ bên ngoài
Một số yếu tố bên ngoài có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mu bàn chân bị sưng phù, bao gồm:
- Chấn thương: Tai nạn lao động, tham gia giao thông, tập luyện hoặc chơi thể thao,... có thể gây ra những tổn thương và làm cho mu bàn chân bị sưng phù như trật khớp, bong gân, hay thậm chí gãy xương...;
Một số chấn thương có thể khiến mu bàn chân bị sưng phù
- Chèn ép mu bàn chân: Giày cao gót hoặc mang giày chật có thể gây áp lực lên mu bàn chân. Điều này kéo dài có thể làm sưng phù do sự chèn ép hoặc kéo căng tại các mô mềm, gây đau và khó chịu.
Mu bàn chân bị sưng phù do một số bệnh lý
Không phải tất cả các trường hợp mu bàn chân bị sưng phù đều do các tác động từ bên ngoài mà do một số các bệnh lý gây ra, như:
- Bệnh xương khớp: Các bệnh lý xương khớp có thể gây sưng, đau ở mu bàn chân;
- Bệnh đau dây thần kinh tọa: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến mu bàn chân sưng phù, kèm theo tê nhức và mất cảm giác ở chân;
- Bệnh tim mạch: Các vấn đề như co mạch, tắc mạch, viêm động mạch làm cản trở lưu thông máu, dẫn đến sưng và đau nhức ở mu bàn chân; ngoài ra suy tim cũng khiến phù chân và khi cơ thể gắng sức khỏe gây ra tình trạng mệt mỏi, khó thở;
- Bệnh gout: Tình trạng sưng phù có thể do gout, ban đầu, chỉ có ngón chân cái bị sưng đau, nhưng theo thời gian, tình trạng này có thể lan ra mu bàn chân, gây đau dữ dội và khó khăn khi di chuyển;
- Các bệnh lý khác: Bệnh lý về thận, xơ gan, suy van tĩnh mạch chi dưới… có thể gây có thể phù mu chân.
Sưng phù chân có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng thường phổ biến ở người lớn tuổi, phụ nữ thay đổi nội tiết tố, mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch, tắc nghẽn bạch huyết, viêm màng ngoài tim, chấn thương, nhiễm trùng ở chân hoặc phụ nữ mang thai bị tiền sản giật và huyết áp cao.
2. Cách điều trị mu bàn chân bị sưng phù
Để điều trị tình trạng mu bàn chân bị sưng phù, đầu tiên các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân gây sưng phù ở chân để có các phương pháp điều trị phù hợp. Các kỹ thuật cận lâm sàng thường được áp dụng bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm, điện tâm đồ và có thể kết hợp các phương pháp với nhau để có cái nhìn toàn diện về tình trạng của người bệnh.
Nếu tình trạng sưng ở mu bàn chân với mức độ nhẹ và nguyên nhân xuất phát từ những chấn thương nhỏ, bác sĩ có thể đề xuất điều trị tại nhà, bằng cách sử dụng tất giúp cải thiện lưu thông máu, giảm thiểu tình trạng dịch tích tụ do trọng lực kết hợp với việc điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và lối sống hàng ngày.
Ngoài ra, thuốc giảm sưng tấy có thể được chỉ định. Tuy nhiên, việc dùng thuốc này có thể mang lại tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy thường chỉ được áp dụng khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả rõ rệt.
Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giúp điều trị tình trạng mu bàn chân bị sưng phù
Trong trường hợp, nếu mu bàn chân bị sưng phù do mắc phải một số bệnh lý, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp giúp người bệnh phục hồi an toàn và nhanh chóng.
3. Chăm sóc mu bàn chân bị sưng phù tại nhà
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định, việc thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng nhằm khắc phục tình trạng mu bàn chân bị sưng phù, cụ thể như sau:
- Kê chân lên gối, để chân cao hơn khi nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ, giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm tình trạng tích tụ dịch ở chân;
- Luyện tập các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng và vận động đều đặn giúp máu ở chân được lưu thông dễ dàng hơn, từ đó giảm sưng tấy;
- Hạn chế tiêu thụ muối trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp hạn chế tình trạng chất lỏng, dịch bị tích tụ ở chân. Đồng thời, bổ sung các thực phẩm giàu magie như ngũ cốc, các loại đậu, hạt, rau xanh… để giúp hỗ trợ quá trình hồi phục;
Nên hạn chế tiêu thụ muối trong thời gian điều trị tình trạng mu bàn chân bị sưng phù
- Lựa chọn giày dép vừa vặn, tránh mang giày quá chật hoặc quá rộng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế mặc quần áo bó sát, đặc biệt là ở khu vực chân và đùi;
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp bạn duy trì cân nặng ở mức lý tưởng;
- Nếu bạn phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, hãy cố gắng di chuyển chân sau mỗi 30-60 phút để giúp máu lưu thông và tránh tình trạng ứ đọng dịch trong chân;
- Ngâm chân với nước muối ấm và gừng không chỉ giúp thư giãn, giảm đau mà còn hỗ trợ quá trình đào thải độc tố khỏi cơ thể.
Với những thông tin tổng quan về tình trạng mu bàn chân bị sưng phù được trình bày trên đây hy vọng giúp bạn đọc hiểu rõ được nguyên nhân, phương pháp điều trị và theo dõi tình trạng này một cách hiệu quả. Nếu có thêm thắc mắc liên quan cần giải đáp hoặc nhu cầu kiểm tra các tình trạng bệnh lý cơ xương khớp, bạn đọc hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
