Tin tức
Mức độ nguy hiểm của viêm niêm mạc trực tràng và cách phòng ngừa
- 17/12/2021 | Chụp CT - Phương pháp chẩn đoán ung thư đại trực tràng không đau, chính xác
- 14/12/2021 | Biện pháp sàng lọc ung thư trực tràng là gì, ai nên thực hiện
- 28/02/2022 | Cảnh giác với dấu hiệu ung thư trực tràng để phát hiện và điều trị bệnh sớm
1. Thế nào là viêm niêm mạc trực tràng?
Trực tràng là một đoạn cơ trơn nằm ở vị trí thuộc đoạn cuối của đại tràng. Trước khi được đưa ra khỏi cơ thể, phân sẽ đi qua trực tràng.
Khi lớp mô ở niêm mạc bên trong trực tràng gặp tổn thương dẫn tới viêm nhiễm thì được gọi là viêm niêm mạc trực tràng. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Triệu chứng viêm loét sẽ gây ra các cơn đau ở trực tràng, người bệnh bị chảy máu, tiêu chảy, chảy dịch và hay có cảm giác buồn đi vệ sinh liên tục, Những biểu hiện này có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc lâu ngày, tái phát nhiều lần sẽ trở thành mạn tính.
2. Biểu hiện ở những người bị viêm niêm mạc trực tràng
bệnh có thể gây ra những triệu chứng như sau:
-
Có dịch nhầy tiết từ trực tràng ra bên ngoài;
-
Thường xuyên cảm thấy muốn đi vệ sinh liên tục;
-
Chảy máu trực tràng;
-
Đau trực tràng, đau sau khi đi cầu và đau bên trái bụng;
-
Cảm thấy đầy và căng tức ở trực tràng;
-
Tiêu chảy.
Người bị viêm trực tràng có thể rất hay cảm thấy buồn đi vệ sinh liên tục
Viêm niêm mạc trực tràng sẽ rất nan giải nếu tiến triển thành các biến chứng như:
-
Loét: các ổ viêm lâu ngày sẽ tạo thành vết loét lan rộng và ăn sâu vào niêm mạc;
-
Thiếu máu: chảy máu ở trực tràng khiến bệnh nhân bị thiếu máu. Tình trạng này kéo dài thì lượng máu cung cấp oxy cho các mô trong cơ thể sẽ bị thiếu hụt, gây tình trạng mệt mỏi, đau đầu, khó thở, chóng mặt, da dẻ nhợt nhạt;
-
Hình thành lỗ dò: khi vết loét ăn sâu vào thành ruột sẽ tạo ra lỗ thủng, có khi thông sang cả những cơ quan khác. Ví dụ như xuất hiện một đường nối từ ruột và dạ hoặc từ ruột sang âm đạo, bàng quang,...
3. Nguyên nhân dẫn tới viêm niêm mạc trực tràng là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, bao gồm:
-
Mắc bệnh viêm ruột: có khoảng 30% các trường hợp mắc bệnh viêm ruột (hay còn gọi là bệnh Crohn) xuất hiện các triệu chứng của viêm niêm mạc trực tràng;
-
Viêm trực tràng do phẫu thuật: có những ca phẫu thuật đại tràng phải mở một lỗ mở để thải phân ra ngoài thay vì đi qua trực tràng cũng sẽ khiến bệnh nhân bị viêm trực tràng;
-
Nhiễm trùng: thường lây qua hoạt động quan hệ tình dục, nhất là qua đường hậu môn có thể dẫn tới viêm niêm mạc trực tràng. Các loại nhiễm trùng lây nhiễm qua con đường này bao gồm: herpes sinh dục, lậu, chlamydia. Bên cạnh đó, nhiễm trùng liên quan tới thực phẩm như nhiễm khuẩn campylobacter, shigella hay salmonella cũng có thể là nguyên nhân gây viêm niêm mạc trực tràng;
Nhiễm trùng qua quan hệ tình dục hoặc qua thực phẩm có thể khiến niêm mạc trực tràng bị viêm
-
Xạ trị: phóng xạ trong phương pháp xạ trị để chữa ung thư tại các khu vực lân cận cũng có khả năng phát triển các ổ viêm niêm mạc trực tràng. Tác dụng phụ này thường kéo dài khoảng một vài tháng sau khi kết thúc xạ trị. Đôi khi phải tới vài năm sau tình trạng viêm mới xuất hiện;
-
Viêm trực tràng do bạch cầu ái toan: xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi khi bạch cầu ái toan tích tụ ở niêm mạc trực tràng;
-
Dị ứng thực phẩm: những thực phẩm chứa protein như sữa bò hoặc sữa đậu nành dành cho trẻ sơ sinh gây viêm trực tràng. Kể cả những trẻ bú mẹ nhưng người mẹ lại đang ăn các chế phẩm từ sữa đạm cũng làm ảnh hưởng tới trẻ;
-
Kháng sinh: thuốc kháng sinh đôi khi tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột, do đó vi khuẩn Clostridium difficile vẫn có cơ hội phát triển gây viêm nhiễm trong trực tràng.
4. Các phương án chữa viêm niêm mạc trực tràng
Phương pháp điều trị viêm niêm mạc trực tràng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Cụ thể:
Chữa viêm do nhiễm trùng:
-
Kháng sinh: sử dụng doxycycline trong trường hợp viêm trực tràng do vi khuẩn gây nên;
-
Kháng virus: nếu bệnh nhân bị viêm trực tràng do virus như herpes sinh dục thì có thể dùng thuốc kháng virus acyclovir.
Chữa viêm do xạ trị:
Đối với những ca bị nhẹ thì có thể không cần phải điều trị nhưng nếu bệnh nhân gặp các biểu hiện đau và chảy nhiều máu thì cần thiết phải can thiệp bằng y khoa:
-
Dùng thuốc: dùng dưới dạng thuốc đặt, viên uống hoặc thụt rửa. Các thuốc có công dụng giảm viêm, kiểm soát tình trạng chảy máu gồm: mesalamine, metronidazole, sucralfate, sulfasalazine;
-
Loại bỏ phần mô bị tổn thương: bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật đốt đông bằng Argon plasma, đốt điện hoặc những biện pháp khác để cắt bỏ những chỗ bị viêm và chảy máu;
-
Làm giãn cơ trơn hoặc làm mềm phân: để hỗ trợ đẩy các tạp chất gây tắc nghẽn ruột, giảm đau do viêm niêm mạc trực tràng cho người bệnh.
Phương pháp điều trị viêm niêm mạc trực tràng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm
Chữa viêm trực tràng do bệnh viêm ruột:
-
Sử dụng thuốc giúp kiểm soát triệu chứng viêm trực tràng: bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc chống viêm theo đường uống, thụt rửa hoặc viên đặt như corticoid (gồm budesonide hay prednisolone), mesalamine. Những trường hợp viêm ruột còn cần bổ sung thuốc ức chế miễn dịch là infliximab hoặc azathioprine;
-
Phương pháp phẫu thuật: nếu bệnh nhân không đáp ứng các biện pháp nội khoa (bệnh không thuyên giảm mà thậm chí lại trở nên nghiêm trọng hơn) thì có thể phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ đi một phần hư hại của hệ tiêu hóa, bảo toàn chất lượng cuộc sống.
*Lưu ý: Các thuốc được dùng trong điều trị viêm niêm mạc trực tràng cần có sự kê đơn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân không tự ý mua về dùng.
5. Phòng ngừa viêm niêm mạc trực tràng sao cho đúng?
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm niêm mạc trực tràng, mỗi người nên học cách tự bảo vệ bản thân trước những bệnh có khả năng lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Hoặc ít nhất hãy trang bị bảo hộ cho mình khi quan hệ và ghi nhớ những nguyên tắc sau:
-
Không có nhiều đối tác tình dục trong cùng một thời điểm;
-
Dùng bao cao su đúng cách trong mỗi lần quan hệ;
-
Tránh quan hệ với những người có xuất hiện vết viêm loét, dịch tiết bất thường ở bộ phận sinh dục, vùng hậu môn;
-
Đối với những trẻ bị dị ứng đạm bò trong sữa công thức thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại sữa phù hợp hơn cho bé. Còn những trẻ bú sữa mẹ thì mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn không có sữa bò;
-
Chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi để không bị nhiễm khuẩn đường ruột hay mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như bệnh Crohn.
Nếu bạn còn đang lo ngại về các triệu chứng của bệnh viêm niêm mạc trực tràng, hãy tới thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Chúng tôi tự hào là cơ sở với hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y khoa, sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại hàng đầu Việt Nam.
Đặc biệt, MEDLATEC đã đạt được chứng nhận ISO 15189:2012 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp và gần đây nhất lại được Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ trao chứng chỉ CAP khẳng định chất lượng và năng lực Xét nghiệm đạt chuẩn.
Hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên tư vấn chi tiết và cụ thể hơn về các dịch vụ tại MEDLATEC bạn nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!