Tin tức

Ngủ dậy bị ù tai - Nguyên nhân là gì? Cách phòng ngừa hiệu quả

Ngày 21/09/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Ngủ dậy bị ù tai là tình trạng nhiều người gặp phải, gây cảm giác khó chịu và có thể ảnh hưởng đến tinh thần học tập, làm việc cả ngày dài sau đó. Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo một loại bệnh không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng này thế nào?

1. Ngủ dậy bị ù tai là gì?

Ù tai xảy ra khi một bên tai hoặc cả 2 bên tai nghe được những âm thanh khó chịu và không hề có thật, chỉ người bị mới có thể nghe thấy. Âm thanh đó có thể là tiếng sóng biển, tiếng rè rè, tiếng nước chảy hay thậm chí là tiếng chuông kêu,… với mức độ to, nhỏ khác nhau. Nguyên nhân xảy ra tình trạng ù tai thường đến từ những vấn đề bất thường của tai, một số bệnh lý, do thói quen sinh hoạt hoặc do môi trường xung quanh tác động,... 

Ngủ dậy bị ù tai là tình trạng không hiếm gặp

Ngủ dậy bị ù tai là tình trạng không hiếm gặp

Việc bị ù tai ngay sau khi ngủ dậy thường tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và làm việc, gây mệt mỏi, thậm chí có xuất hiện thêm triệu chứng đau đầu, chóng mặt kèm theo. 

2. Nguyên nhân bị ù tai khi ngủ dậy

Nguyên nhân ù tai có thể được chia thành 2 nhóm, đó là ù tai do nguyên nhân chủ quan và ù tai do nguyên nhân khách quan. Trong đó, phổ biến nhất là ù tai do nguyên nhân chủ quan. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ù tai khi ngủ dậy

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ù tai khi ngủ dậy 

2.1. Do ráy tai

Ráy tai có tác dụng giúp giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn,... không cho chúng xâm nhập vào ống tai, đồng thời giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu ráy tai không được vệ sinh thường xuyên có thể dẫn tới tình trạng tích tụ quá nhiều, ảnh hưởng đến chức năng nghe và gây ra tình trạng ù tai. 

2.2. Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn

Khi tiếp xúc đột ngột với âm thanh có cường độ quá lớn, tình trạng ù tai có thể xảy ra. Ngoài ra, nếu thường xuyên tiếp xúc với âm thanh lớn cũng có thể khiến tai bị tổn thương, ảnh hưởng tới thính lực và gây ra ù tai khi ngủ dậy. Thường thấy nhất là thói quen đeo tai nghe, bật âm thanh lớn trong một thời gian liên tục dài liên tục. 

2.3. Do chấn thương

Trong trường hợp bị chấn thương vùng đầu hoặc những cơ quan liên quan tới thính giác như não, dây thần kinh thính giác,… cũng có thể dẫn tới ù tai. Nếu không được thăm khám và điều trị, dần dần khả năng nghe của người bệnh có thể bị suy giảm. 

Chấn thương có thể dẫn tới tình trạng ù tai

Chấn thương có thể dẫn tới tình trạng ù tai

2.4. Do rối loạn chức năng của ống Eustachian

Ống Eustachian là bộ phận phía trong tai, nối giữa phần cổ họng và tai giữa. Khi ống Eustachian bị rối loạn chức năng hoặc bị tổn thương do viêm nhiễm, người bệnh có thể gặp tình trạng ngủ dậy bị ù tai hoặc thậm chí là ù tai bất cứ lúc nào. 

2.5. Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, ù tai khi ngủ dậy còn có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Rối loạn mạch máu: các bệnh lý liên quan đến rối loạn mạch máu như cao huyết áp, dị tật mạch máu hay xơ vữa động mạch,... cũng có thể gây ra ù tai.
  • U thần kinh: khi có khối u lành tính ở khu vực dây thần kinh thính giác, người bệnh có thể bị ù một bên tai và thậm chí là mất thính giác. 
  • Do ảnh hưởng của một số loại thuốc: việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng có thể gây ra ù tai khi ngủ dậy, một số loại thuốc phổ biến gây ra tình trạng này có thể kể đến như aspirin, quinine, thuốc điều trị trầm cảm hoặc các loại thuốc điều trị ung thư,…
  • Do một số bệnh lý như cảm cúm, viêm họng, bệnh lý về tai (viêm tai ngoài, viêm tai giữa,...), có khối u ở vùng mặt,... 
  • Do thói quen sinh hoạt: thường xuyên căng thẳng, lo âu, sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá,... 
  • Do tuổi tác. 

3. Ù tai khi ngủ dậy có nguy hiểm không?

Khi ngủ dậy gặp tình trạng bị ù tai, nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng, thậm chí là mất ngủ. Khi tình trạng này kéo dài trong một thời gian có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và dẫn tới suy nhược cơ thể

Ù tai khi ngủ dậy có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người

Ù tai khi ngủ dậy có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người

Tuy nhiên, ngủ dậy bị ù tai trong thời gian ngắn dù gây cảm giác khó chịu cho người bệnh nhưng lại thường không quá nguy hiểm. Nếu tình trạng ù tai biến mất sau 30 phút, bạn không cần quá lo lắng. Để chấm dứt tình trạng này, hãy cân bằng lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, lấy ráy tai và hạn chế việc đeo tai nghe có âm lượng quá to. 

Nếu tình trạng ù tai kéo dài hơn 30 phút, thậm chí là cả ngày, kèm theo các triệu chứng khác như thính lực bị suy giảm, chóng mặt, đau phía trong tai,… thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe. Bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời. 

4. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng ù tai sau khi ngủ dậy?

Ngủ dây bị ù tai có thể do nhiều nguyên nhân. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Làm sạch ráy tai định kỳ: Bạn có thể đến các cơ sở lấy ráy tai chuyên nghiệp hoặc tự làm sạch tại nhà. Khi lấy ráy tai cần hạn chế tác động mạnh, làm tổn thương đến niêm mạc da trong tai. Đồng thời, cần hạn chế đưa dụng cụ vào quá sâu trong tai và tránh ma sát mạnh. 
  • Sử dụng các món đồ bảo vệ tai: chẳng hạn như các món đồ có chức năng giảm âm lượng trong môi trường có tiếng ồn quá lớn. Sử dụng đồ bảo vệ tai sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ngủ dậy bị ù tai. 

Cách phòng tránh tình trạng ù tai khi vừa ngủ dậy

Cách phòng tránh tình trạng ù tai khi vừa ngủ dậy

  • Hạn chế sử dụng tai nghe với âm lượng bật lớn: bạn nên sử dụng tai nghe có âm lượng ở mức vừa phải và không nên dùng trong thời gian dài. Đặc biệt là không nên nghe suốt đêm trong khi ngủ. 
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: sử dụng rượu, bia, thuốc lá,... có thể khiến lượng máu lưu thông đến tai bị suy giảm, dẫn đến tình trạng ù tai khi ngủ dậy. 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp khác như massage tai, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất. 

Ngủ dậy bị ù tai là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Dù không ảnh hưởng ngay và trực tiếp tới sức khỏe, nhưng ù ta có thể gây ra khó chịu, ảnh hưởng tới tinh thần và thể chất của bạn. Vì thế, khi nhận thấy tai có các dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tai - Mũi - Họng thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được kiểm tra và điều trị (nếu cần thiết). Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.