Tin tức

Nguy cơ tiềm ẩn từ hội chứng ngưng thở khi ngủ và giải pháp khắc phục

Ngày 19/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường cho người bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết về chứng ngưng thở khi ngủ, triệu chứng nhận biết, nguy cơ tiềm ẩn và các giải pháp giúp khắc phục tình trạng này trong bài viết dưới đây.

1. Ngưng thở khi ngủ là hội chứng gì?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng xảy ra khi người bệnh tạm thời ngừng thở trong khi ngủ. Tình trạng này khiến cho người bệnh bị gián đoạn giấc ngủ, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm và có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ được chia thành 3 loại chính, đó là:

- Ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA): Nguyên nhân chủ yếu là do đường hô hấp trên bị tắc nghẽn. Đây là loại phổ biến nhất trong các loại ngưng thở khi ngủ.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng xảy ra khi người bệnh tạm thời ngừng thở trong khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng xảy ra khi người bệnh tạm thời ngừng thở trong khi ngủ

- Ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA): Xuất phát từ não bộ khi não bộ không gửi tín hiệu điều khiển cơ hô hấp.

- Ngưng thở khi ngủ hỗn hợp (MSA): Là sự kết hợp của cả ngưng thở tắc nghẽn và ngưng thở trung ương.

2. Triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Người bị triệu chứng ngưng thở khi ngủ thường không nhận ra tình trạng này, và phần lớn phát hiện qua sự quan sát của người thân. Một số triệu chứng phổ biến của ngưng thở khi ngủ bao gồm:

- Ngáy to: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất, nhưng không phải ai ngáy cũng mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

- Ngáy to bị ngắt quãng bởi tiếng thở dốc hoặc nghẹt thở: Đôi khi bạn có thể ngừng thở trong vài giây rồi thở lại, hoặc thở dốc trong lúc ngủ.

- Thức dậy với cảm giác ngạt thở: Nhiều người thức dậy đột ngột với cảm giác ngạt thở hoặc hồi hộp.

- Mệt mỏi ban ngày: Cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ.

- Nhức đầu buổi sáng: Ngưng thở khi ngủ làm giảm oxy lên não, gây ra đau đầu khi thức dậy.

- Khó tập trung, hay quên: Thiếu ngủ và thiếu oxy có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tập trung.

3. Nguy cơ tiềm ẩn từ hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nhiều người thắc mắc về nguy cơ tiềm ẩn từ hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nhiều người thắc mắc về nguy cơ tiềm ẩn từ hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể:

- Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của ngưng thở khi ngủ là nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ và tai biến mạch máu não. Khi đường thở bị chặn trong lúc ngủ, lượng oxy trong máu giảm mạnh, làm giảm lượng oxy cung cấp cho não. Tình trạng này kéo dài có thể khiến tế bào não bị giảm chức năng, dẫn đến suy giảm khả năng tư duy, tập trung, thậm chí làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý não nghiêm trọng.

- Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến các bệnh lý về tim mạch như bệnh mạch vành, suy tim, hoặc nhồi máu cơ tim. Tình trạng thiếu oxy buộc tim phải hoạt động mạnh hơn để bơm đủ máu và oxy đi khắp cơ thể, dễ gây tăng huyết áp và làm tim phì đại. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến các bệnh lý về tim mạch như đã kể trên.

- Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ còn tác động xấu đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc thức giấc liên tục vào ban đêm và giấc ngủ bị gián đoạn làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung và buồn ngủ vào ban ngày. Nhiều người còn rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm và căng thẳng kéo dài, làm giảm hiệu suất làm việc và chất lượng các mối quan hệ xã hội. 

4. Các biện pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Có nhiều phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ, dưới đây là một số biện pháp phổ biến:

4.1 Điều chỉnh tư thế ngủ: 

Khi nằm ngửa, hàm và lưỡi có thể tụt ra phía sau và chặn đường thở, làm tình trạng ngáy và ngưng thở nghiêm trọng hơn. Tư thế nằm nghiêng khi ngủ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tắc nghẽn đường thở. 

4.2 Thay đổi lối sống:

- Giảm cân: Giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên đường hô hấp và cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ.

- Hạn chế rượu và các chất kích thích: Tránh uống rượu và các chất kích thích như cà phê vào buổi tối để giảm nguy cơ ngưng thở khi ngủ.

- Tránh thuốc an thần và thuốc ngủ: Những loại thuốc này có thể làm giãn cơ đường thở, tăng nguy cơ ngưng thở.

4.3 Sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP):

Máy CPAP tạo ra dòng khí áp lực dương liên tục để giữ cho đường thở luôn thông thoáng. Người bệnh cần đeo máy khi ngủ để duy trì hiệu quả.

4.4 Sử dụng dụng cụ nâng hàm:

Đối với bệnh nhân có cấu trúc hàm dưới nhỏ hoặc bị thụt vào trong, các thiết bị nha khoa như dụng cụ nâng hàm sẽ được sử dụng để đưa hàm và lưỡi ra phía trước, giúp giữ đường thở mở. Thiết bị sẽ được chế tạo theo kích thước miệng của từng người để đảm bảo vừa vặn và hiệu quả cao.

Phương pháp này thường hiệu quả cho các trường hợp ngưng thở mức độ nhẹ và trung bình.

4.5 Phẫu thuật:

Phẫu thuật có thể được chỉ định trong một số trường hợp ngưng thở nặng hoặc có liên quan đến cấu trúc đường hô hấp. Các phương pháp phẫu thuật thường bao gồm:

- Phẫu thuật mũi: Điều chỉnh cấu trúc mũi, tái tạo vách ngăn và xoang để cải thiện đường thở.

- Cắt amidan: Nếu amidan phì đại gây cản trở đường thở, phẫu thuật cắt amidan sẽ giúp mở rộng không gian hô hấp.

- Chỉnh sửa lưỡi gà và vòm họng: Điều chỉnh vị trí của lưỡi gà, vòm họng hoặc lưỡi để ngăn chặn đường thở bị tắc nghẽn.

- Phẫu thuật hàm dưới: Đưa xương hàm dưới và cơ cằm ra phía trước để mở rộng đường thở.

- Phẫu thuật treo xương móng: Treo xương móng để giúp cố định đường thở.

Việc chọn lựa phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, và bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp nhất để kiểm soát hiệu quả chứng ngưng thở khi ngủ.

Bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp nhất để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ cho người bệnh

Bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp nhất để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ cho người bệnh

Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ, hãy liên hệ ngay với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ