Tin tức
5 thắc mắc thường gặp về hội chứng ngưng thở khi ngủ
- 17/06/2024 | Mách bạn cách hết bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ
- 01/03/2024 | Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ - các phương pháp điều trị và phòng ngừa
- 01/10/2023 | Vì sao đổ mồ hôi lưng khi ngủ?
1. Tổng quan về tình trạng
Người mắc hội chứng trên thường xuyên có tình trạng ngưng thở hoàn toàn hoặc trong khi ngủ với tần suất trung bình khoảng 10 lần/ đêm, mỗi lần ngưng thở kéo dài khoảng 10 giây, sau đó, hệ hô hấp của người bệnh sẽ kích thích trở lại khiến họ thở gấp gáp.
Do xảy ra lúc ngủ nên người bệnh hoàn toàn không ý thức được mình bị ngưng thở. Nếu ngủ cùng với người khác mà người khác không để ý thì cũng khó phát hiện được tình trạng này của người bệnh.
Người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ thường không ý thức được tình hình
2. Hội chứng ngưng thở khi ngủ - đâu là nguyên nhân?
Do tắc nghẽn đường thở
Do đường thở bị thu hẹp và tắc nghẽn nên sẽ không nhận đủ lượng oxy, dẫn đến gián đoạn hô hấp. Sự gián đoạn này có thể xảy ra vòng lặp trong giấc ngủ. Những người bị béo phì hay viêm amidan rất thường gặp phải tình trạng này.
Do vấn đề về sức khỏe
Hiểu đơn giản thì ngưng thở khi ngủ trung ương do người bệnh bị vấn đề nào đó về sức khỏe nên ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường thở của não, tức là não không thể gửi tín hiệu cần thiết cho hoạt động thở. Điều này dẫn đến các cơn ngưng thở trong thời gian ngắn và lặp đi lặp lại.
3. Triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ như thế nào?
Như đã nói ở trên, việc nhận biết triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ là rất quan trọng để kiểm soát bệnh và phòng tránh nguy hiểm. Vậy ngưng thở khi ngủ có những triệu chứng nào?
Đối với ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có những triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề khác về sức khỏe như:
- Ban ngày rất buồn ngủ và ngủ rất nhiều.
- Ban đêm ngủ không ngon, thường xuyên bị thức giấc giữa đêm.
- Khi ngủ có tiếng ngáy to, bị ngắt quãng.
- Sáng ngủ dậy thường bị nhức đầu, khô miệng.
- Mệt mỏi, giảm tập trung.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn khiến người bệnh mệt mỏi khi thức dậy
Đối với ngưng thở khi ngủ trung ương
Người bị ngưng thở khi ngủ trung ương rất khó để nhận biết mình đang bị bệnh bởi các triệu chứng này chỉ có thể được phát hiện bởi người ngủ cùng.
- Nhịp thở bất thường trong khi ngủ, lúc thì nhanh, lúc thì chậm, thậm chí có lúc tạm ngưng thở.
- Đôi khi xuất phát các cơn khó thở kèm đau tức ngực.
- Ngủ nhiều vào ban ngày và khó ngủ vào ban đêm.
- Buổi sáng thức dậy bị nhức đầu, kém tỉnh táo, khó tập trung.
4. Hội chứng ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có, tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn cả tinh thần, tâm lý của người bệnh. Thậm chí, trong một số trường hợp còn làm người bệnh đột quỵ và tử vong. Cụ thể, dưới đây là những biến chứng người bệnh có thể gặp phải khi mắc hội chứng này.
- Trí nhớ bị ảnh hưởng, suy giảm dần, bị mất tập trung, từ đó dẫn đến kết quả học tập hay chất lượng công việc sa sút, trì trệ.
- Mệt mỏi, khó chịu, gắt gỏng, cáu kính, nếu kéo dài có thể tăng nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm.
- Xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông do buồn ngủ trong lúc làm việc, lái xe,...
- Làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim, gan nhiễm mỡ, tiểu đường type 2,…
- Tăng nguy cơ biến chứng trong khi gây mê làm phẫu thuật.
- Đột quỵ, tử vong.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ gây nhiều tác hại cho sức khỏe, tinh thần người bệnh
5. Điều trị và phòng ngừa ngưng thở khi ngủ như thế nào?
Hội chứng ngưng thở khi ngủ được điều trị và phòng ngừa bằng các biện pháp sau.
Điều trị
Trước khi điều trị, bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách đo đa ký giấc ngủ (ghi lại những thay đổi sinh lý xảy ra trong lúc ngủ bằng máy đo chuyên dụng) và nội soi tai mũi họng để tìm kiếm nguyên nhân gây tắc nghẽn đường thở.
Để điều trị bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng dụng cụ hỗ trợ trong lúc ngủ như đeo nẹp hàm. Bệnh ở mức độ trung bình thì người bệnh sẽ được đeo máy thở áp lực dương liên tục CPAP khi ngủ. Trường hợp nặng nhất là phẫu thuật để mở rộng đường thở.
Phòng ngừa
Có thể kiểm soát và phòng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ bằng cách thực hiện các biện pháp sau.
- Giảm cân và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý bởi người bị béo phì có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ.
- Tích cực vận động và tập luyện vì không chỉ giúp giảm cân mà còn giúp cải thiện các vấn đề về sức khỏe, từ đó làm giảm triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Đảm bảo phòng ngủ thoáng đãng, sạch sẽ, không bí bách, chật chội, tù túng hay tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn.
- Lựa chọn tư thế ngủ thoải mái nhất, tránh nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa.
- Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá để tránh làm khởi phát và trầm trọng thêm triệu chứng ngưng thở khi ngủ.
- Với những người có nguy cơ cao mắc hội chứng này như người già trên 65 tuổi, người mắc bệnh lý tai mũi họng,… thì cần thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần.
- Nếu được chẩn đoán mắc bệnh, cần tuân thủ lịch trình và phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh.
Tập luyện và giảm cân để phòng ngừa béo phì, giảm nguy cơ ngưng thở khi ngủ
Trên đây là 5 thắc mắc thường gặp về hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu nghi ngờ đang mắc bệnh lý này, bạn hãy đến Chuyên khoa Hô hấp của Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám và điều trị.
Quý khách cũng có thể đặt lịch trước dễ dàng, tiện lợi qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!