Tin tức
Nguyên nhân bị đau bụng khi đói và lời khuyên của bác sĩ
- 30/09/2023 | Trẻ đau bụng quanh rốn cha mẹ nên làm gì
- 31/01/2024 | Đau bụng sốt nhẹ - Cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm!
- 31/10/2023 | Các mức độ đau bụng kinh và biện pháp khắc phục, giảm nhanh triệu chứng
- 01/02/2024 | Uống cà phê bị đau bụng nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
1. Tại sao bị đau bụng khi đói?
Khi dạ dày rỗng, hormone ghrelin (hormone đói) được sản xuất ra tạo cảm giác đói. Dạ dày sẽ tiết ra acid dịch vị để hoạt động tiêu hóa thức ăn. Lúc này, nếu bạn bỏ bữa để bụng rỗng, acid dịch vị có thể gây tác động tới niêm mạc dạ dày, từ đó làm xuất hiện hiện tượng đau bụng khi đói. Đây thường là một phản ứng bình thường xuất hiện khi dạ dày rỗng, không có thức ăn.
Tuy vậy, trong các trường hợp khi cơn đau bụng khi đói của bạn có tính chất dữ dội, quặn thắt, đau kéo dài, đây có thể là triệu chứng cảnh báo một số vấn đề bệnh lý ở đường tiêu hóa. Cụ thể như sau:
Loét dạ dày tá tràng
Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày và tá tràng bị loét. Các biểu hiện của bệnh là cảm giác nóng rát dạ dày, đau bụng diễn ra dữ dội hơn khi bụng đói, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng hay ợ hơi,...
Cảm giác nóng rát dạ dày, đau bụng dữ dội hơn khi đói có thể là dấu hiệu bệnh loét dạ dày tá tràng
dạ dày
Khi bị viêm dạ dày, người bệnh có thể gặp tình trạng đau bụng với tính chất có thể là quặn thắt hoặc đau bỏng rát, cảm giác đau nghiêm trọng hơn khi đói bụng. Bên cạnh đó, người bị viêm dạ dày còn có thể bị khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn,...
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Ở người bệnh mắc phải hội chứng ruột kích thích, có thể bị đau quặn bụng hoặc đau rát khi dạ dày rỗng, đặc biệt là thời điểm buổi sáng. Kèm theo đó, cũng gặp phải các tình trạng như đầy bụng, thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy,...
2. Làm thế nào để tránh gặp phải tình trạng đau bụng khi đói?
Để ngăn ngừa gặp phải tình trạng đau bụng khi đói, bạn có thể tham khảo một số cách sau:
Ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa
Thường xuyên bỏ bữa và để bụng đói có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Vì vậy, cần duy trì việc ăn đúng bữa vào đúng giờ giấc mỗi ngày để đảm bảo dạ dày được cung cấp thức ăn kịp thời đáp ứng cho lượng acid dịch vị được tiết ra. Từ đó, tránh trường hợp tác động tới niêm mạc dạ dày, gây tình trạng đau bụng.
Nên ăn đúng giờ giấc, không nên bỏ bữa và để bụng đói gây hại cho hệ tiêu hóa
Điều chỉnh thói quen khi ăn
Bên cạnh đó, bạn nên điều chỉnh thói quen khi ăn được trở nên phù hợp hơn. Trong đó, nên thực hiện ăn chậm nhai kỹ, tập trung vào bữa ăn thay vì vừa ăn vừa xem tivi hoặc nói chuyện.
Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
Bạn nên ăn uống lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đa dạng những loại thực phẩm trong bữa ăn để cơ thể được khỏe mạnh và hệ tiêu hóa được hoạt động tốt. Trong đó, không quên bổ sung các loại rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt,... vào chế độ ăn uống. Đồng thời, hạn chế sử dụng các thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, nhiều muối,...
Uống đủ nước
Song song với đó, bạn cũng không nên quên duy trì việc uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Và nên hạn chế tiêu thụ các loại thức uống như nước ngọt có ga, rượu, bia,...
Tránh bị căng thẳng, áp lực
Khi bị căng thẳng, lo lắng có thể khiến bạn bị dạ dày. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để thư giãn tinh thần, tránh bị áp lực, căng thẳng quá mức, gây tác động xấu tới sức khỏe.
Nên tránh bị căng thẳng, áp lực, lo lắng quá mức, có thể dẫn đến bị đau dạ dày
Ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Việc ngủ đủ giấc với chất lượng giấc ngủ tốt có thể giúp cơ thể của bạn cải thiện điều tiết hoạt động sản xuất hormone liên quan tới cảm giác đói. Từ đó, có thể góp phần giúp bạn hạn chế tình trạng bị đau bụng khi đói.
3. Bị đau bụng khi đói lúc nào nên đi gặp bác sĩ?
Thông thường, tình trạng đau bụng khi đói chỉ xảy ra và tồn tại trong thời gian ngắn. Mặc dù vậy, nếu tình trạng này không tự hết mà kéo dài liên tục từ khoảng 1 - 2 tuần hoặc đau bụng xảy ra kèm theo các triệu chứng bất thường khác như cảm giác buồn nôn, có hiện tượng đi ngoài ra phân có máu sẫm màu, cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, sụt cân không rõ lý do,... thì bạn không nên chủ quan hoặc tự ý sử dụng thuốc để điều trị tại nhà. Lúc này, bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa bởi tình trạng đó có thể báo hiệu cho vấn đề bệnh lý nào đó ở đường tiêu hóa.
Nên đi gặp bác sĩ nếu bị đau bụng khi đói kéo dài hoặc có kèm theo các biểu hiện bất thường
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và xác định tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ dựa vào việc thăm khám lâm sàng và có thể kết hợp thực hiện các phương pháp chẩn đoán như nội soi dạ dày và đại tràng, chụp X-quang bụng, siêu âm ổ bụng, chụp CT, chụp MRI,... Sau khi có kết quả chẩn đoán cụ thể, tùy vào nguyên nhân bệnh, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về phương hướng điều trị tối ưu.
Tóm lại, đau bụng khi đói có thể là phản ứng bình thường của cơ thể, nhưng cũng có trường hợp tình trạng này là triệu chứng báo hiệu của một số vấn đề bệnh lý về đường tiêu hóa. Do đó, điều cần thiết là bạn không nên lơ là, chủ quan khi gặp tình trạng này mà nên theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể và kịp thời đi thăm khám.
Chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống Y tế MEDLATEC là một địa chỉ y tế đáng tin cậy phục vụ cho nhu cầu thăm khám, điều trị các bệnh lý nói chung và bệnh đường tiêu hóa nói riêng cho quý khách hàng. Để được đặt lịch khám sớm với các bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao của MEDLATEC, quý khách có thể liên hệ đến số hotline: 1900 56 56 56. Các tổng đài viên của MEDLATEC luôn có mặt 24/7 và sẵn sàng hỗ trợ cũng như giải đáp nhiệt tình các vấn đề quý khách thắc mắc.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!