Tin tức

Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng của bệnh hở van 2 lá

Ngày 29/04/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hở van hai lá là tình trạng 2 lá van của van tim không đóng khít hoàn toàn như bình thường, khiến một lượng máu nhất định không đi theo tuần hoàn, cụ thể là làm cho máu chảy từ tâm thất về tâm nhĩ trái trong thì tâm thu. Tùy theo mức độ hở van cũng như lượng máu bị trào ngược theo mỗi lần bơm máu mà bệnh gây triệu chứng rõ ràng hay thậm chí dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa biến chứng.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến hở van hai lá?

Van 2 lá nối liền nhĩ trái với thất phải, giúp máu đi một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Hở van 2 lá là tình trạng máu chảy từ thất về nhĩ trong thì tâm thu. Nguyên nhân gây hở van hai lá có thể là vấn đề cấu trúc bẩm sinh hoặc tiến triển từ các bệnh lý tim mạch, tổn thương khác. Những bệnh nhân có khiếm khuyết hở van hai lá bẩm sinh không thể ngăn ngừa, việc can thiệp điều trị sớm là quan trọng.

Hở van hai lá khiến máu bị trào ngược về buồng tim sau khi bơm ra ngoài

Hở van hai lá khiến máu bị trào ngược về buồng tim sau khi bơm ra ngoài

Các nguyên nhân dẫn tới hở van 2 lá có thể là:

Bệnh lý lá van

  • Di chứng thấp tim: xơ hóa, dày, vôi, co rút lá van.

  • Thoái hóa nhầy: thường kèm theo van di động quá mức (võng, sa van)

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) gây thủng lá van, co rút lá van.

  • Phình lá van do dòng hở van động mạch chủ (do VNTMNK) tác động lên van 2 lá.

  • Thoái hóa xơ vữa

  • Bẩm sinh:

- Xẻ van 2 lá: đơn thuần hoặc phối hợp (thông sàn nhĩ thất).

- Van 2 lá có hai lỗ van.

  • Bệnh cơ tim phì đại: van 2 lá di động ra trước trong kỳ tâm thu.

Bệnh lý vòng van 2 lá

  • Giãn vòng van: giãn thất trái do bệnh cơ tim giãn, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp.

  • Vôi hóa vòng van:

  • Thoái hóa ở người già, thúc đẩy do tăng huyết áp, đái đường, suy thận.

  • Do bệnh  tim do thấp, hội chứng Marfan, hội chứng Hurler.

Bệnh lý dây chằng

  • Thoái hóa nhầy gây đứt dây chằng.

  • Di chứng thấp tim: dày, dính, vôi hóa dây chằng.

Bệnh lý cột cơ

  • Nhồi máu cơ tim gây đứt cột cơ nhú.

  • Rối loạn hoạt động cơ nhú:

  • Thiếu máu cơ tim.

  • Bệnh lý thâm nhiễm cơ tim: amyloid, sarcoid.

Bẩm sinh: như dị dạng, van hình dù.

Bệnh hở van hai lá có thể tiến triển từ các bệnh lý ở tim

Bệnh hở van hai lá có thể tiến triển từ các bệnh lý ở tim

2. Nhận biết dấu hiệu và tiến triển bệnh hở van hai lá

Hầu hết bệnh nhân hở van hai lá mức độ nhẹ hoặc giai đoạn đầu của bệnh không có triệu chứng rõ ràng, thậm chí không hề có triệu chứng bất thường. Cũng vì nguyên nhân này mà bệnh hở van hai lá thường tiến triển âm thầm, đến khi gây xuất hiện suy tim trái, rối loạn nhịp tim, tăng áp lực động mạch phổi thì bệnh đã nặng. 

Triệu chứng cũng xuất hiện rõ ràng hơn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như: 

  • Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm. Cơn khó thở kịch phát về đêm.

  • Mệt mỏi, nhất là khi hoạt động liên tục.

  • Ho khan, ho dai dẳng từng cơn.

  • Bàn chân hoặc mắt cá chân bị phù.

  • Đi tiểu nhiều về đêm.

  • Tim đập nhanh, trống ngực, hồi hộp. 

Cụ thể, dấu hiệu bệnh hở van hai lá theo các giai đoạn tiến triển như sau:

Hở van 2 lá cấp độ 1/4

Đây là cấp độ hở van hai lá nhẹ nhất, bệnh nhân thường không có triệu chứng bất thường gì. Dạng hở van sinh lý này cũng chưa cần thiết phải điều trị, đa phần bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và thay đổi thói quen sống để hạn chế tiến triển bệnh. Đôi khi tình trạng khó thở, cơ thể mệt mỏi, đau ngực xuất hiện và cần đến thuốc để kiểm soát,...

Hở van hai lá cấp độ 1/4 thường không gây triệu chứng

Hở van hai lá cấp độ 1/4 thường không gây triệu chứng

Hở van 2 lá cấp độ 2/4

Ở mức độ này, ít khi có chỉ định phải thay van nhưng bệnh dễ tiến triển sang trạng thái nặng hơn. Nếu hở van 2 lá 2/4 kèm hở van 3 lá hoặc tăng huyết áp, bệnh mạch vành,... thì bệnh sẽ nguy hiểm hơn và cần điều trị tích cực.

Hở van 2 lá cấp độ 3/4

Đây là mức độ nặng của bệnh, triệu chứng xuất hiện thường xuyên và đặc trưng như: đau thắt ngực, khó thở, cơ thể mệt mỏi, đánh trống ngực, ho khan,… và người bệnh cần nhập viện thường xuyên hơn và có thể phải thay van tim ở thời điểm này.

Hở van 2 lá cấp độ 4/4

Đây là mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh, nguy cơ tử vong rất cao do hở van hai lá dẫn đến biến chứng phù phổi cấp, rối loạn nhịp tim, suy tim, xuất hiện cơn hen tim cấp tính. Để được cứu sống, bệnh nhân cần được điều trị tích cực và thay van tim sớm.

Hở van 2 lá cấp độ 4/4 có thể nguy hiểm đến tính mạng

Hở van 2 lá cấp độ 4/4 có thể nguy hiểm đến tính mạng

Như vậy, mức độ hở van càng nhiều thì dấu hiệu bệnh càng rõ ràng, hầu hết trường hợp hở van này không thể phục hồi, bắt buộc phải thay van nếu tim không thể hoạt động bù trừ tốt được nữa. 

3. Biến chứng và phòng ngừa biến chứng ở bệnh hở van hai lá

Do triệu chứng ở giai đoạn đầu ít xuất hiện nên bệnh nhân hở van hai lá thường chỉ phát hiện bệnh khi bệnh vào giai đoạn nặng. Lúc này, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Trong đó, 3 biến chứng nguy hiểm nhất của hở van hai lá bao gồm:

Rung nhĩ

Bệnh hở van hai lá khiến cho máu bị ứ lại một phần trong buồng tâm nhĩ trái, tình trạng này xảy ra lâu dài với mức độ ứ đọng máu lớn sẽ dần gây giãn buồng tim. Kết quả là những rối loạn nhịp tim bất thường, tim đập nhanh và hỗn loạn trong các cơn rung nhĩ. Rung nhĩ rất nguy hiểm vì nhịp tim không ổn định làm tăng nguy cơ ngừng tim, hình thành cục máu đông di chuyển. Nếu cục máu đông này tắc nghẽn ở động mạch vành sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, nếu di trú lên não dễ dẫn tới đột quỵ.

Suy tim

Suy tim là biến chứng âm thầm mà bệnh nhân hở van hai lá phải đối mặt. Nguyên nhân là do hở van 2 lá khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến cơ tim dày lên, buồng tim giãn và dẫn đến suy tim nhanh chóng.

Tăng áp động mạch phổi

Van động mạch phổi nằm giữa động mạch chủ và tâm thất trái, thực hiện việc kiểm soát dòng máu bơm ra khỏi tim. Khi hở van động mạch chủ, máu sau khi bị bơm ra ngoài khỏi tim có thể trào ngược trở lại, tình trạng hở van vàng nhiều thì lượng máu trào ngược càng lớn. Tăng áp động mạch phổi là biến chứng có mức độ nguy hiểm cao.

Tăng áp động mạch phổi là biến chứng nguy hiểm của hở van hai lá

Tăng áp động mạch phổi là biến chứng nguy hiểm của hở van hai lá

Phát hiện sớm và điều trị tích cực khi hở van hai lá chưa gây biến chứng là cách tốt nhất để giảm thiểu sự nguy hiểm, kéo dài sự sống và chức năng của tim. Bệnh nhân cần lưu ý sử dụng thuốc điều trị đúng chỉ định, ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, ưu tiên các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tăng cường chức năng tim để giảm nguy cơ biến chứng.

Ngoài ra, bệnh nhân hở van hai lá cần thường xuyên thăm khám, kiểm tra để xác định mức độ tiến triển bệnh. Trong trường hợp nguy hiểm, bệnh nhân sẽ cần thay van 2 lá bị hở để ngăn ngừa biến chứng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ