Tin tức

Nguyên nhân và cách hạn chế kết quả xét nghiệm dương tính giả, âm tính giả

Ngày 25/10/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Dương tính giả hay âm tính giả là hiện tượng không chính xác với tình trạng thực tế của bệnh. Ngoải ra, phòng xét nghiệm khi cần triển khai một kỹ thuật xét nghiệm mới thường quan tâm về độ nhạy và độ đặc hiệu liên quan đến khái niệm của hai kết quả xét nghiệm dương tính giả và âm tính giả.

1. Giải thích về độ nhạy và đặc hiệu trong xét nghiệm

Độ nhạy trong xét nghiệm là tỷ lệ về trường hợp có bệnh và cho ra kết quả dương tính. Công thức về cách tính độ nhạy trong xét nghiệm như sau:

Kết quả độ nhạy = Số kết quả xét nghiệm dương tính thật / (số kết quả xét nghiệm dương tính thật + số kết quả xét nghiệm âm tính giả)  

Độ đặc hiệu là tỷ lệ của trường hợp không mắc bệnh nhưng lại cho ra kết quả xét nghiệm âm tính. Công thức về cách tính độ đặc hiệu cụ thể:

Kết quả độ đặc hiệu = Số kết quả xét nghiệm âm tính thật / (số kết quả xét nghiệm âm tính thật/ số kết quả xét nghiệm dương tính giả)

2. Tổng quát về khái niệm dương tính giả, âm tính giả

Dương tính giả cho kết quả xét nghiệm dương tính nhưng người xét nghiệm thực tế không mắc bệnh. Âm tính giả cho kết quả âm tính nhưng người đi xét nghiệm thực sự có bệnh.

Vì thế theo một cách khái quát, kết quả xét nghiệm âm tính giả và dương tính giả không đem lại kết luận chính xác về tình trạng bệnh của người khám.

Đã có nhiều trường hợp cho kết quả dương tính giả khi thực hiện xét nghiệm

Đã có nhiều trường hợp cho kết quả dương tính giả khi thực hiện xét nghiệm

3. Nguyên nhân xuất hiện dương tính giả, âm tính giả khi xét nghiệm

Mỗi quy trình khám xét nghiệm đều có thể có sai số. Ngay đến những xét nghiệm đòi hỏi tính chính xác cao, kết quả cũng chỉ đạt tới 99%. Trong đó nguyên nhân chính dẫn tới xuất hiện kết quả dương tính giả, âm tính giả bao gồm: 

3.1. Khai thác thông tin người khám

Khai thác thông tin về người khám bệnh đặc biệt quan trọng vì nếu không tìm hiểu kỹ càng dễ làm nhiễu thông tin sau quá trình xét nghiệm. Bác sĩ sẽ hỏi người thăm khám một số câu hỏi cơ bản như là: Bạn có tiền sử mắc bệnh lý nào hay không? Thời gian mắc bệnh cụ thể là khi nào? Bạn đã làm đúng theo nguyên tắc của quy trình lấy mẫu xét nghiệm chưa? 

3.2. Thời gian và thể trạng của người khám

Như khi khách hàng thực hiện xét nghiệm HIV trong “thời kỳ cửa sổ” có thể cho ra kết quả xét nghiệm âm tính giả. Chẳng hạn như khi thực hiện xét nghiệm HIV vào giai đoạn “thời kỳ cửa sổ” có thể sẽ cho kết quả âm tính giả. Bởi vì cơ thể của người nhiễm khi đó chưa kịp tạo ra được kháng thể để chống lại HIV nên cho kết quả âm tính. Dẫu vậy, có một số kết quả xét nghiệm dương tính giả tức là bạn không bị nhiễm bệnh nhưng lại được “gắn mắc” dương tính.

Kết quả này có thể đến từ các nguyên nhân bao gồm: người tiến hành xét nghiệm bị bệnh xơ gan, suy gan, lao phổi,… hay đang dùng các loại thuốc có ảnh hưởng tới khả năng nhận dạng kháng thể HIV trong khi thực hiện xét nghiệm.  

 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dương tính giả trong xét nghiệm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dương tính giả trong xét nghiệm

3.3. Bệnh dịch sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết được chia thành 3 giai đoạn chính như sau: 

  • Giai đoạn cơ thể bắt đầu sốt;

  • Giai đoạn bắt đầu xuất huyết;

  • Giai đoạn hồi phục thể trạng.

Giai đoạn có thể sốt là tình trạng khó nhận biết được bệnh nhất mặc dù bệnh sốt xuất huyết đã có thể xét nghiệm chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp dẫn tới kết quả xét nghiệm dương tính giả hoặc âm tính giả khi thăm khám. Thời điểm lấy máu khác nhau là một trong những nguyên nhân chính cho kết quả âm tính giả. Cụ thể:

  • Khi người thực hiện xét nghiệm máu từ 1 đến 2 ngày đầu, virus có nhiều trong máu nên kết quả thường cho ra âm tính; 

  • Khi người thực hiện xét nghiệm máu từ 5 đến 6 ngày mặc dù virus trong máu đã hạn chế nhưng kết quả cuối cùng vẫn là âm tính. 

3.4. Chẩn đoán mang thai

Chẩn đoán mang thai sớm dựa trên chỉ số beta-HCG trong máu và trong nước tiểu. Có hai phương pháp chính để chẩn đoán việc mang thai bao gồm:

  • Sử dụng que thử thai là phương pháp đem lại kết quả nhanh và thuận tiện. Nhằm mục đích tìm ra nồng độ beta-HCG đã biến đổi có trong máu và nước tiểu.

  • Tiến hành xét nghiệm định lượng xác định chỉ số beta-HCG trong máu giúp bác sĩ có thể chẩn đoán việc mang thai của thai phụ. Từ đó kiểm soát tốt những vấn đề như về tuổi thai kỳ, dị thai bất thường,…

Tuy nhiên, trường hợp thực hiện xét nghiệm quá sớm khi cơ thể chưa kịp sản xuất đủ một lượng beta-HCG cũng sẽ dẫn đến kết quả xét nghiệm âm tính giả. Bởi vì nồng độ của beta-HCG thay đổi tương đối nhanh trong thời gian đầu khi phụ nữ mang thai. Vì vậy, việc tiến hành xét nghiệm nên được tiến hành trong khoảng thời gian từ 48 đến 72 tiếng. Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng quan sát được rõ nhất về sự thay đổi từ nồng độ hormone beta -HCG.

Bên cạnh đó, nếu trường hợp mẫu bệnh phẩm có chứa protein, máu hay tuyến yên dư thừa cũng đem lại kết quả dương tính giả. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể người thăm khám sản xuất một lượng kháng thể chứa mảnh vỡ của phân tử HCG.

Có thể dương giả với thai kỳ nếu mẹ bỉm làm xét nghiệm beta hCG quá sớm

Có thể dương giả với thai kỳ nếu mẹ bỉm làm xét nghiệm beta hCG quá sớm

4. Hạn chế kết quả dương tính giả, âm tính giả bằng cách nào?

Để giúp hạn chế xảy ra hiện tượng dương tính giả, âm tính giả có một số biện pháp khắc phục sau đây:

  • Đối chiếu lại tiền sử, triệu chứng bệnh lý của người xét nghiệm có phù hợp sau khi có kết quả xét nghiệm hay không. Nếu không, khả năng xuất hiện kết quả dương tính giả và âm tính giả là rất cao.

  • Trường hợp bệnh sử/ triệu chứng lâm sàng không hợp với kết quả xét nghiệm, bác sĩ cần trao đổi lại với khoa xét nghiệm để phân tích kết quả, tìm ra nguyên nhân hoặc cần thiết có thể xét nghiệm lại.

  • Bảo dưỡng các thiết bị xét nghiệm thường xuyên, định kỳ.

  • Trung tâm xét nghiệm nên lựa chọn những hóa chất/ sinh phẩm học có chất lượng cao cùng độ nhạy và tính đặc hiệu đạt chuẩn trong y học.

  • Nhân viên xét nghiệm cần được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo trong quy trình xét nghiệm đạt chuẩn.

  • Khách hàng cần phải tuân thủ nghiêm túc những chỉ dẫn từ bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm. Bên cạnh đó, bạn nên cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin cho bác sĩ và không nên nói dối tình trạng bệnh lý của mình để ảnh hưởng đến kết quả không chính xác dẫn đến dương tính giả hoặc âm tính giả.

  • Quy trình để lấy mẫu và bảo quản mẫu được chấp hành đúng quy định và tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Quý khách hàng đang có nhu cầu tìm địa chỉ uy tín để làm các xét nghiệm đánh giá sức khỏe, đảm bảo kết quả chính xác thì có thể tham khảo và lựa chọn các chi nhánh phòng khám, Bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc. 

Ngoài việc thăm khám trực tiếp và xét nghiệm tại địa chỉ Bệnh viện, Phòng khám, MEDLATEC còn có dịch vụ xét nghiệm lấy mẫu tại nhà nhanh chóng, an toàn tiết kiệm thời gian đi lại cho khách hàng. Đồng thời, với dịch vụ này, khách hàng có thể chủ động theo dõi về tiến trình từ khi lấy mẫu đến khâu trả kết quả, trong khi đó chi phí chỉ mất thêm 10 ngàn đồng so với bảng giá niêm yết tại bệnh viện.

Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC

Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC

Để đăng ký dịch vụ khám chữa bệnh, xét nghiệm tại Bệnh viện, hoặc lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline: 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.