Tin tức

Nhận biết hai loại bệnh lý viêm ruột và phương pháp phòng ngừa

Ngày 18/02/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BSNT Lưu Tuấn Thành
Các bệnh lý viêm ruột mạn tính không hề hiếm gặp trong cuộc sống. Viêm ruột thường được chia thành bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng với mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau. Sau đây, MEDLATEC sẽ chia sẻ một số thông tin cần biết về bệnh lý này để bạn đọc có thể tham khảo.

1. Viêm ruột là gì?

Viêm ruột là hiện tượng ruột bị viêm do sự tấn công của vi khuẩn hoặc virus. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào bên trong đường tiêu hóa, khiến các chức năng khác bị phá vỡ, gây cảm giác đau, khó chịu và nguy hiểm hơn là đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Viêm ruột là thuật ngữ được dùng để chỉ nhiều loại bệnh lý tiêu hóa

Viêm ruột là thuật ngữ được dùng để chỉ nhiều loại bệnh lý tiêu hóa

2. Phân loại bệnh viêm ruột 

Bệnh viêm ruột hiện được chia làm hai dạng gồm bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng, cụ thể:

  • Bệnh Crohn có thể tác động đến bất cứ bộ phận nào ở đường tiêu hóa. Trong đó, ruột non là bộ phận hay bị bệnh nhất, tiếp đó là đại tràng, dạ dày, tá tràng. Bệnh ảnh hướng đến toàn bộ các lớp của đường tiêu hoá. Bệnh này có thể gây ra những biến chứng gần điển hình như “tàn tật” đường tiêu hóa đối với các trường hợp bị rò, dính hoặc thủng ruột tái phát nhiều lần. 
  • Viêm loét đại trực tràng bắt nguồn từ tổn thương từ trực tràng lan lên các phần cao của đại tràng. Theo thời gian, tình trạng viêm loét có thể lan dần lên trên với các tổn thương tương tự. Triệu chứng dễ nhận của bệnh là đại tiện ra máu. 

3. Nguyên nhân gây viêm ruột là gì?

Cho đến nay, nguyên nhân gây nên các bệnh lý viêm ruột vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, bệnh có thể có một số yếu tố nguy cơ sau đây:

Viêm đường ruột có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Viêm đường ruột có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau

  • Do tuổi tác: viêm ruột thường gặp ở những người dưới 30 tuổi. Tuy nhiên, đôi khi bệnh lý này cũng có thể xuất hiện ở độ tuổi 50 đến 60 tuổi. 
  • Do di truyền: Bệnh lý này có tính di truyền. Nếu trong gia đình có người từng mắc phải các bệnh viêm đường ruột thì xác suất mắc bệnh cũng sẽ cao hơn. Trong đó, bệnh Crohn có tính di truyền cao hơn so với viêm loét đại tràng. 
  • Do chủng tộc: Người da trắng dễ bị bệnh hơn.
  • Do chế độ sinh hoạt: Chế độ ăn nhiều chất béo hoặc các thực phẩm tinh chế, hút thuốc lá nhiều,... đều có khả năng làm tăng tỷ lệ bị viêm đường ruột. Chế độ ăn kiêng thiếu khoa học hoặc căng thẳng lâu ngày đều có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị bệnh. 
  • Do tác dụng phụ của thuốc điều trị. 
  • Do một số loại virus như: Salmonella, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Campylobacter jejuni, Shigella,…
  • Do sự bất thường của hệ thống miễn dịch: Khi hệ miễn dịch có sự thay đổi, đây chính là điều kiện tốt để các virus tấn công cơ thể. Lúc này, các tế bào ở trong đường tiêu hóa sẽ bị virus xâm nhập và gây hại. Về lâu dài, đường ruột có thể bị viêm mạn tính, bị loét hoặc dày lên ở thành ruột, khiến các triệu chứng bệnh lý dần xuất hiện.

Chế độ ăn không điều độ cũng có thể gây viêm ruột

Chế độ ăn không điều độ cũng có thể gây viêm ruột

4. Tìm hiểu phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh 

Việc chẩn đoán và điều trị bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tùy theo từng trường hợp, cụ thể:

4.1. Chẩn đoán bệnh lý

Bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, kết hợp thêm kết quả từ các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Xét nghiệm máu hoặc cấy phân là hai phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng. Trong đó, nuôi cấy phân sẽ giúp xác định loại vi khuẩn mà bệnh nhân đang bị nhiễm. 

Bên cạnh đó, với một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng nội soi đại tràng hoặc dạ dày - tá tràng để có thể nhìn thấy hình ảnh rõ hơn ở bên trong ruột. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm sinh thiết, chụp X-quang hoặc chụp MRI,... để chẩn đoán bệnh.

4.2. Điều trị bệnh viêm đường ruột

Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên những phương pháp điều trị hiện tại thường nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. 

Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy, có dấu hiệu mất nước, bác sĩ thường chỉ định sử dụng điện giải để bổ sung nước cho cơ thể. Nếu người bệnh bị tiêu chảy cấp, bác sĩ sẽ cho truyền dịch tĩnh mạch, kết hợp sử dụng thuốc và nhập viện để theo dõi. 

Thực tế, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị dựa vào nhiều yếu tố như thể trạng người bệnh, giai đoạn bệnh,... Những trường hợp bị viêm loét đại tràng không quá nghiêm trọng có thể được điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, những ca bệnh nghiêm trọng hơn bắt buộc phải nhập viện để theo dõi. 

Các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích cải thiện triệu chứng bệnh lý

Các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích cải thiện triệu chứng bệnh lý

Phác đồ điều trị viêm loét đại tràng thường kéo dài và cũng có rủi ro tái phát cao. Vì vậy, người bệnh cần hợp tác và thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ định của bác sĩ để phòng tránh biến chứng không mong muốn. 

5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh lý

Để chủ động phòng các bệnh viêm ruột, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Tạo thói quen rửa tay thường xuyên: Nhất là trước khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn chín, uống sôi: Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được chế biến sạch sẽ và bảo quản cẩn thận. Đồ ăn cần được nấu chín kỹ trước khi ăn. 
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh: Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu, bia hoặc các chất kích thích khác để tránh bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi được sát sao thể trạng và phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe (nếu có) để có hướng điều trị kịp thời.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng là cách phòng ngừa các bệnh viêm đường ruột

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng là cách phòng ngừa các bệnh viêm đường ruột

Nhìn chung, các bệnh lý viêm ruột có thể khởi phát từ nhiều lý do khác nhau. Vì vậy, để phòng bệnh, bạn nên cẩn trọng hơn trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên hình thành thói quen thăm khám định kỳ hoặc ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám nhanh chóng hơn, Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC qua số điện thoại 1900 56 56 56

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ