Tin tức
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ và những thông tin không thể bỏ qua
- 11/07/2024 | Nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không? Thực phẩm “vàng”cho đường tiết niệu
- 16/07/2024 | Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
- 21/07/2024 | Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
- 21/07/2024 | Điểm danh các nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu
1. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ
Các cơ quan thuộc hệ thống đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn được gọi là nhiễm khuẩn đường tiết niệu, trong đó nhiễm khuẩn bàng quang và niệu đạo thường phổ biến hơn so với nhiễm khuẩn niệu quản và thận.
Nữ giới đi tiểu nhiều lần do nhiễm trùng đường tiểu
Ở nữ giới, cấu tạo của niệu đạo ngắn và rất gần với hậu môn, tạo cơ hội cho vi khuẩn E.coli từ hậu môn xâm nhập niệu đạo một cách dễ dàng, nhanh chóng. Từ niệu đạo, vi khuẩn này có thể lội ngược dòng lên bàng quang, rồi lên niệu quản và thận. Bên cạnh đó, các nguyên nhân gây bệnh khác có thể kể đến như vệ sinh vùng kín sai cách, “yêu” không lành mạnh,...
Nhiều trường hợp nữ giới bị nhiễm trùng đường tiểu nhiều lần trong đời. Nguyên nhân có thể do họ chưa biết cách giữ gìn, vệ sinh vùng kín hoặc có thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc có thể là do cấu trúc bất thường của đường tiết niệu.
Bên cạnh đó, những chị em bị tiểu đường cũng có nguy cơ tái phát nhiễm khuẩn đường tiểu cao hơn những trường hợp khác. Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tái phát nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng mang thai, chấn thương tủy sống, người có sỏi hay u ở đường tiết niệu, bị hẹp đường tiết niệu, điều trị corticoid trong một thời gian dài.
2. Triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ
Nữ giới bị nhiễm khuẩn đường tiết thường phải đối mặt với những triệu chứng như sau:
- Rát buốt khi đi tiểu.
- Đi tiểu thường xuyên, có những khi buồn đi tiểu nhưng bạn chỉ rặn ra được một ít nước tiểu.
- Đau bụng dưới hoặc đau lưng.
- Nếu nhiễm trùng đã xảy ra ở thận, người bệnh còn có thể xuất hiện tình trạng sốt hay rét run.
Khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ bị , bạn hãy khám bác sĩ ngay. Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ không chỉ dựa vào triệu chứng mà còn có thể yêu cầu người bệnh xét nghiệm nước tiểu để xác định bệnh và tìm vi khuẩn gây bệnh, từ đó kê loại thuốc điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.
3. Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ
Hiện nay, dùng thuốc kháng sinh là cách điều trị bệnh phổ biến nhất, đối với người bệnh là nam giới hay nữ giới. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của người bệnh, mức độ bệnh và vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và liều lượng thuốc cụ thể.
Bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
- Ở mức độ bệnh : Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như Trimethoprim, Fosfomycin, Nitrofurantoin,.... Sau khoảng vài ngày điều trị, những triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý dừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bạn vẫn nên tiếp tục dùng nốt đơn thuốc ngay cả khi những triệu chứng bệnh đã giảm đáng kể.
Với những trường hợp nhiễm trùng đơn giản và người bệnh đang ở thể trạng khỏe mạnh, bác sĩ có thể kê kháng sinh liều ngắn (có thể chỉ dùng kháng sinh trong vòng từ 1 đến 3 ngày). Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau cho người bệnh để giúp người bệnh thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Nhiễm trùng thường xuyên: Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh liều thấp nhưng người bệnh có thể cần dùng trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn. Nếu nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ thường xuyên tái phát do quan hệ tình dục thì cần dùng một liều kháng sinh sau khi “yêu”.
- Nhiễm trùng nặng: Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và tiêm tĩnh mạch tại bệnh viện.
4. Mẹo phòng ngừa tái phát nhiễm khuẩn đường tiểu ở nữ
Nữ giới không chỉ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiểu cao hơn nam giới do cấu tạo niệu đạo ngắn mà nhiều bệnh nhân nữ còn có nguy cơ tái phát bệnh rất cao, thậm chí tái phát nhiều lần. Do đó, để phòng tránh nguy cơ tái nhiễm, bạn hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Vệ sinh vùng kín đúng cách để phòng ngừa bệnh
- Ngay khi cảm thấy buồn tiểu, bạn hay đi tiểu, không nên hình thành thói quen nhịn tiểu. Thói quen nhịn tiểu là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và tái phát bệnh.
- Khi dùng giấy vệ sinh cần thực hiện lau theo chiều từ trước ra sau, không nên lau từ sau ra trước để tránh trường hợp vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập niệu đạo.
- Uống nhiều nước cũng là yếu tố rất quan trọng giúp bạn hạn chế nguy cơ tái nhiễm bệnh. Đây cũng là thói quen tốt cho sức khỏe mà bạn nên duy trì.
- Không nên ngâm bồn mà nên tắm bằng dưới vòi hoa sen.
- Không nên dùng các loại thuốc xịt hay dung dịch vệ sinh vùng kín có mùi thơm để hạn chế nguy cơ kích ứng và tái phát bệnh. Trước khi mua các loại dung dịch vệ sinh, bạn cần tìm hiểu kỹ về thành phần và chỉ nên mua tại những cửa hàng uy tín, để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Vệ sinh vùng kín trước khi quan hệ tình dục và đi tiểu sau khi quan hệ để hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập niệu đạo và gây viêm nhiễm.
- Giữ vùng kín khô ráo: Bạn nên lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát. Nên lựa chọn đồ lót được làm từ cotton, có khả năng thấm hút tốt. Không nên mặc quần quá bó sát hoặc đồ lót làm bằng chất liệu nylon để hạn chế tạo môi trường ẩm cho vi khuẩn sinh sôi.
Bạn nên đi khám để được điều trị bệnh kịp thời, phòng tránh biến chứng
Trên đây là một số thông tin về nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ giới, đặc biệt là về triệu chứng, cách điều trị và cách phòng ngừa bệnh tái phát. Nếu muốn tìm hiểu thêm về căn bệnh này, hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, quý khách có thể liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!