Tin tức
Những điều cần biết về bệnh sởi ở trẻ em
- 09/03/2020 | Vắc xin sởi - quai bị - rubella lịch tiêm là khi nào?
- 05/03/2020 | Vắc xin sởi nên tiêm vào lúc nào là tốt nhất cho trẻ?
- 02/04/2020 | Làm sao để phòng tránh bệnh sởi Measles?
- 19/03/2020 | Bệnh sởi có thật sự nguy hiểm ?
1 . Bệnh sởi ở trẻ em là như thế nào ?
Bệnh sởi ở trẻ em là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp, do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây nên. Đặc điểm để nhận biết Bệnh sởi ở trẻ em là sốt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa, viêm kết mạc mắt, nổi các vết phát ban dát đỏ lan theo thứ tự từ mặt đến tay chân và cả cơ thể.
2. Triệu chứng của Bệnh sởi ở trẻ em là gì ?
Thông thường bệnh sởi ở trẻ em sẽ diễn ra trong 4 thời kỳ, cụ thể là :
- Thời kỳ ủ/nung bệnh : Diễn ra trong khoảng 8 - 11 ngày, thông thường ở giai đoạn này thì không có biểu hiện lâm sàng.
- Thời kỳ khởi phát : Kéo dài trong thời gian 3 - 4 ngày kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ hoặc vừa, sốt cao. Sau khi viêm kết mạc mắt sẽ bị đỏ có gỉ mắt kèm nhèm và mi mắt bị sưng nề, viêm xuất tiết ở mũi và họng. Chảy nước mắt, nước mũi. Ở nhiều trẻ cũng có thể có hạch ngoại biên to.
- Thời kỳ toàn phát : Kéo dài trong khoảng từ 4 - 6 ngày. Các vết ban đỏ sẽ mọc trong 3 ngày và mọc theo thứ tự từ mặt rồi lan dần xuống tay, chân và lan ra toàn thân. Dạng ban của bệnh sởi ở trẻ em là dạng ban hồng, dát sẩn, các vết ban nhỏ hơi nổi gờ trên bề mặt da, xen kẽ giữa các vết ban có khoảng da lành. Ban mọc rải rác hoặc cũng có thể lan rộng ra rồi dính liền với nhau thành từng đám tròn khoảng 3 - 6 mm.
- Thời kỳ lui bệnh : Các vết ban bay theo thứ tự như lúc mọc. Sau khi vết ban bay đi thì để lại vết thâm trên da. Thường thì khi các vết ban bay thì trẻ sẽ hết sốt, trừ khi có xuất hiện những biến chứng thì trẻ vẫn sẽ bị sốt sau khi ban đã bay.
Khi bị mắc bệnh sởi, trẻ em thường sẽ bị sốt cao và mọc các vết ban đỏ.
3. Vì sao bệnh sởi ở trẻ em có diễn biến nhanh và nặng?
Mùa đông xuân là một khoảng thời gian rất lý tưởng cho bệnh sởi ở trẻ em phát triển và lây lan. Mặc dù vậy, trong thời gian vài năm trở lại đây, dịch sởi và bệnh sởi ở trẻ em có thể bùng phát ở bất cứ thời điểm nào trong năm.
Chúng ta đều biết, bệnh sởi ở trẻ em là bệnh lây nhiễm cấp tính, thường lây trực tiếp từ người sang người khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Chính vì thế, bệnh lại càng dễ lây lan nhanh chóng ở những khu vực đông người như là : văn phòng, trường học, khu dân cư,... Từ đó lây lan và phát triển thành dịch sởi.
Đối tượng có khả năng mắc bệnh cao là trẻ em, bởi trẻ em là những người có sức đề kháng kém. Nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ có thể phát triển theo chiều hướng xấu, gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa,.... thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay bệnh sởi ở trẻ em vẫn chưa có thuốc đặc trị . Mà phương pháp điều trị cơ bản đó là khắc phục triệu chứng bệnh, kết hợp với việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Bệnh sởi ở trẻ em có thể diễn biến rất nhanh.
4. Các biện pháp chăm sóc trẻ và cách phòng bệnh sởi ở trẻ em
Đối với bệnh sởi ở trẻ em, chúng ta cần phải hết sức chú ý và chăm sóc cẩn thận trong việc chăm sóc trẻ.
-
Cách ly trẻ bị bệnh sởi với các trẻ lành khác.
-
Khi thấy trẻ bị sốt >38.5 độ C thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
-
Người chăm sóc cho trẻ cần phải đeo khẩu trang, rửa sạch tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ để tránh bị lây.
-
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ như là tắm hàng ngày, không để trẻ bị lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ phòng thông thoáng sạch sẽ.
-
Cắt móng tay để tránh việc trẻ gãi làm xước da.
-
Tránh quan niệm cho trẻ kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh sởi ở trẻ thêm trầm trọng hơn.
-
Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% thường xuyên.
-
Cho trẻ ăn những món dễ tiêu, nấu chín kỹ và cho ăn thành nhiều bữa.
Cha mẹ nên để tâm kỹ càng đến vấn đề chăm sóc cho trẻ khi bị bệnh sởi.
Về việc phòng bệnh cho trẻ như thế nào để tránh việc trẻ không bị nhiễm virus sởi cũng như không mắc bệnh sởi. Các chuyên gia y tế thường khuyến cáo sử dụng các biện pháp như sau :
-
Tiêm vacxin : Tiêm vacxin là biện pháp phòng tránh bệnh sởi an toàn nhất. Thông thường, Tiêm vacxin phòng sởi mũi đầu khi mà trẻ được 9 tháng tuổi, mũi thứ hai khi trẻ được 18 tháng. Trong trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây bệnh thì có thể dùng globulin miễn dịch thì có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh sởi.
-
Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh : Khi chúng ta biết trẻ mắc bệnh sởi thì hãy cách ly với các trẻ lành khác. Vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ và thường xuyên rửa tay bằng nước hay xà phòng sát khuẩn. Lau nhà và những khu vực chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường để hạn chế việc lây nhiễm.
5. Bệnh viện nào là lựa chọn hàng đầu hiện nay?
Vấn đề được quan tâm nhất hiện nay đó là sức khỏe của con người, lựa chọn một bệnh viện uy tín để trao gửi niềm tin trong thời kỳ mà có quá nhiều trung tâm y tế hay bệnh viện mọc lên là rất khó. Bệnh sởi ở trẻ em hiện nay ngày càng nhiều, nhưng trong thời kỳ hiện đại hóa công nghệ hóa, có rất nhiều bố mẹ quá bận rộn với công việc của mình mà không có đủ thời gian để quan tâm chăm sóc cũng như đưa con tới bệnh viện làm xét nghiệm cũng như tiêm phòng.
Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y tế, ngoài việc trang thiết bị với công nghệ hàng đầu cả nước, bệnh viện đa khoa MEDLATEC luôn cải thiện và nâng cao các dịch vụ để luôn mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Chính vì thế, mọi người nên trải nghiệm dịch vụ xét nghiệm tại nhà của bệnh viện đa khoa MEDLATEC bởi :
-
Tiết kiệm được nhiều thời gian, không phải mất công đến bệnh viện mới thực hiện xét nghiệm được.
-
Tiết kiệm được nhiều chi phí.
-
Được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất và chu đáo nhất của bệnh viện.
-
Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn nghiệp vụ cao, dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình, chu đáo.
Bệnh viện đa khoa MEDLATEC luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu.
Sức khỏe là điều quan trọng cốt yếu của con người, nhưng trẻ em luôn có sức đề kháng yếu hơn so với người lớn. Nên chúng ta càng phải quan tâm chăm sóc kỹ lưỡng hơn để tránh việc để cho con mắc phải bệnh sởi ở trẻ em. Dịch sởi vẫn luôn bùng phát rất nhanh và hiện nay cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi cho trẻ em. Chính vì thế các bố mẹ hãy có các biện pháp phòng tránh hiệu quả để mang lại một sức khỏe tốt nhất cho con của mình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!