Tin tức
Những điều cần biết về các xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ
1. Tầm quan trọng của việc xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ
Mang thai là một quá trình diễn ra trong 9 tháng 10 ngày và thường được chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn tương đương với 3 tháng lần lượt là tam cá nguyệt thứ nhất, tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3.
Việc thăm khám và làm các xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ giúp phát hiện được những bất thường ở mẹ hoặc thai nhi, từ đó có phương hướng điều trị kịp thời. Trong trường hợp thai phụ làm xét muộn quá (quá tam cá nguyệt thứ nhất) có thể nhận kết quả không được chính xác, hơn nữa cũng gây khó khăn cho việc điều trị bởi thai nhi đã lớn.
Phát hiện sớm những bất thường ở mẹ và thai nhi với xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ
Xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ có thể phát hiện được các nguy cơ ở thai nhi như một số dị tật bẩm sinh, hội chứng Down và các bệnh ở mẹ bầu như giang mai, Rubella, viêm gan B, HIV,...
Đặc biệt là hội chứng Down, đây là một trong những hội chứng để lại hậu quả khiếm khuyết cả về tâm thần và thể chất của trẻ trong suốt cuộc đời. Rối loạn ba nhiễm sắc thể số 18 còn nguy hiểm hơn, trẻ mắc bệnh này thường tử vong khi 1 tuổi. Do đó mà xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng cần thiết vì nó có thể sàng lọc và phát hiện được những hội chứng kể trên.
Xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ có ưu điểm hơn so với các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác đó là có thể tiến hành sớm hơn. Khi đó, khả năng đánh giá nguy cơ sớm hơn giúp mẹ bầu có thời gian suy nghĩ để đưa ra lựa chọn về việc mang thai, về các phương pháp điều trị hay về các vấn đề hậu sản.
2. Xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ bao gồm những gì?
2.1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu nên được thực hiện khi thai kỳ bước vào tuần thứ 10. Thông qua xét nghiệm này có thể xác định được thai phụ có mắc các bệnh di truyền có khả năng lây qua đường máu hay không và có những biện pháp điều trị kịp thời.
Xét nghiệm nhóm máu
Đây là một xét nghiệm cần thiết vì mỗi người có một nhóm máu khác nhau. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy Rh dương (+) ở bố và Rh âm (-) ở mẹ thì thai nhi sinh ra có khả năng mắc bệnh tán huyết cao hơn bình thường.
Xét nghiệm công thức máu
Để xác định xem thai phụ có thiếu máu hay có tình trạng đông máu hay không. Ngoài ra cũng giúp phát hiện một số bệnh nhiễm trùng qua đường máu.
2.2. Siêu âm thai
Siêu âm đầu dò: giúp phát hiện thai sớm, các tình trạng bất thường của thai như: GEU, chửa trứng,...
Siêu âm thai 4D ở tuần 11 - 13 : đo độ mờ da gáy, làm cơ sở sàng lọc các dị tật bẩm sinh ở mức độ NST như hội chứng Down,...
Siêu âm thai giúp đo độ mờ da gáy của thai nhi
2.3. Xét nghiệm nước tiểu
Mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua xét nghiệm này trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bệnh đái tháo đường có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu, giúp mẹ bầu kịp thời thay đổi chế độ dinh dưỡng cho phù hợp cũng như có phương hướng điều trị sớm. Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu còn giúp phát hiện các bệnh lý khác như bệnh lý về cầu thận, viêm đường tiết niệu,...
2.4. Xét nghiệm các bệnh có thể lây truyền
Khi người mẹ có mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, chlamydia, bệnh lậu, giang mai, HIV,... thì khả năng cao đứa trẻ sinh ra cũng sẽ mắc những bệnh này do lây qua máu huyết hay dịch âm đạo,...
Xét nghiệm có thể phát hiện sớm được tình trạng này và nhanh chóng có biện pháp phòng ngừa ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
2.5. Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm khi mang thai (hội chứng TORCH: toxoplasma, Rubella, CMV, Herpe)
Khi mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm, có thể gây dị tật nặng nề cho thai nhi như bệnh tim bẩm sinh, tật não nhỏ, mù, điếc. Do đó, làm xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm kịp thời sẽ giúp có phác đồ điều trị hiệu quả và có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm đối với thai nhi.
2.6. Xét nghiệm Double Test
Với xét nghiệm Double Test sẽ không có sự xâm lấn cơ thể của thai phụ. Xét nghiệm này giúp sàng lọc và phát hiện nguy cơ mắc 3 nhiễm sắc thể 13 (Trisomy 13), 3 nhiễm sắc thể 18 (Trisomy 18) hoặc hội chứng Down ở thai nhi thông qua kết quả xét nghiệm máu của mẹ và kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy.
Trong trường hợp phát hiện thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, thai phụ có thể được chỉ định tiến hành sinh thiết nhung mao màng đệm nhau thai để có kết quả chính xác. Hiện nay có 1 xét nghiệm mới được khuyến cáo làm trong 3 tháng đầu là xét nghiệm NIPT. Đây là phương pháp xét nghiệm hiện đại, cho độ nhạy cao và an toàn với sản phụ.
Xét nghiệm Double Test giup sàng lọc và phát hiện hội chứng Down ở thai nhi sớm nhất
3. Quy trình xét nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ
Trước khi làm xét nghiệm, thai phụ thường không cần chuẩn bị gì đặc biệt cũng như không cần nhịn ăn.
Đối với các xét nghiệm sử dụng mẫu bệnh phẩm là máu, nhân viên y tế sẽ lấy máu tại tĩnh mạch và chứa trong ống nghiệm chuyên dụng để đưa đi phân tích ở phòng xét nghiệm.
Đối với siêu âm thai, bác sĩ sẽ dùng đầu dò đặt trên bụng mẹ bầu để phát và nhận các sóng âm. Các sóng phản xạ sẽ được hiển thị trên màn hình dưới dạng hình ảnh. Bằng cách quan sát hình ảnh, bác sĩ có thể đo được kích thước khoảng trống sau gáy của thai nhi. Mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng vì siêu âm thường không gây đau đớn.
4. Xét nghiệm tại nhà - lựa chọn mới dành cho các mẹ bầu
Các bệnh viện hay cơ sở uy tín lớn thông thường đều luôn quá tải người bệnh, mỗi khi có nhu cầu thăm khám ai cũng ngán ngẩm tình trạng phải đến thật sớm, xếp hàng lấy số rồi chờ đợi cả tiếng đồng hồ. Đặc biệt là đối với những thai phụ ốm nghén, cơ thể luôn mệt mỏi và không muốn đi lại nhiều.
Bệnh viện MEDLATEC triển khai dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà
Hiểu được nỗi niềm này của các mẹ bầu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai dịch vụ xét nghiệm tại nhà chỉ với 10.000 đồng cho chi phí đi lại. Mọi thủ tục đặt lịch đăng ký thăm khám và xét nghiệm đều vô cùng đơn giản bằng việc gọi điện đến tổng đài của MEDLATEC.
Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!