Tin tức
Những điều cần biết về xét nghiệm sắt huyết thanh
- 11/01/2020 | Xét nghiệm máu CA 19 - 9 giúp tìm chất chỉ điểm ung thư
- 11/01/2020 | Xét nghiệm vitamin D có ý nghĩa như thế nào?
- 13/01/2020 | Xét nghiệm SCC: Phương pháp chẩn đoán sớm ung thư biểu mô tế bào vảy
1. Sắt có vai trò như thế nào trong huyết thanh?
Sắt là một trong những khoáng chất vô cùng quan trọng, giúp duy trì sự sống cho cơ thể con người. Cụ thể, sắt tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, tạo hemoglobin, myoglobin vận chuyển oxy đến các tế bào trên cơ thể. Ion sắt cũng là thành phần của các enzyme catalase, peroxidase hay cytocrom, flavoprotein nội tế bào,…
Đây là loại xét nghiệm để đánh giá hàm lượng sắt trong huyết thanh
Sắt được nạp vào cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống. Nhưng thông thường, mỗi ngày, chúng ta chỉ có thể dung nạp khoảng 10% lượng sắt qua chế độ ăn. Đây là một lượng rất ít.
Sắt ở dạng muối hoặc hydroxit của Fe3+. Khi đưa vào cơ thể, hợp chất của sắt sẽ bị phân ly thành ion tự do. Sau đó, Fe3+ sẽ được đưa về dạng Fe2+ để dễ hấp thụ hơn.
Mỗi người có nhu cầu sắt khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như lứa tuổi, giới tính, hay sự phát triển của cơ thể,… Những đối tượng như phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bú sẽ cần được bổ sung một lượng sắt lớn hơn.
Sắt nên được cung cấp một cách hợp lý. Vì thiếu hay thừa sắt đều gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe. Nếu tình trạng thiếu sắt quá lâu sẽ gây cạn kiệt sắt dự trữ và dẫn tới tình trạng thiếu máu. Nhưng ngược lại, tình trạng thừa sắt có thể làm suy giảm chức năng của một số cơ quan như tim, gan, tụy,… Nếu kéo dài sẽ có thể dẫn tới suy đa tạng và rất nguy hiểm cho người bệnh.
2. Xét nghiệm sắt huyết thanh là gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh là xét nghiệm thường áp dụng để đo hàm lượng sắt có trong huyết thanh của cơ thể người bệnh. Cụ thể là thông qua định lượng sắt huyết thanh sẽ xác định được lượng sắt gắn với transferin trong huyết thanh.
Thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi
Lượng sắt huyết thanh được thực hiện bằng phương pháp đo quang. Trong môi trường axit, transferrin bao quanh sắt sẽ bị phân tách giải phóng ion sắt tự do. Sau đó, Ion sắt này phản ứng với thuốc thử và cho màu đặc trưng. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
+ Nồng độ sắt huyết thanh giảm: Nghĩa là người bệnh bị thiếu máu, thiếu sắt, hoặc có thể đang mắc một số bệnh viêm mạn tính, mất máu cấp,...
+ Nồng độ sắt huyết thanh tăng: Có thể do bổ sung sắt không đúng, hoặc do viêm gan cấp, truyền máu nhiều lần, hay nhiễm sắc tố sắt tiên phát do di truyền dẫn đến tăng hấp thu sắt,...
Ngoài ra vì lượng sắt trong máu có thể thay đổi liên tục nên các bác sĩ thường chỉ định kết hợp với một số xét nghiệm sắt khác để có được kết luận bệnh chính xác nhất.
3. Những đối tượng thường được chỉ định xét nghiệm sắt huyết thanh
Xét nghiệm sắt huyết thanh rất cần thiết với những trường hợp có biểu hiện của chứng thiếu hoặc thừa sắt quá mức. Đây là cách hiệu quả để chẩn đoán bệnh và từ đó đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
3.1. Biểu hiện khi cơ thể thiếu sắt
Ở giai đoạn đầu, tình trạng thiếu sắt không gây nhiều nguy hiểm với người bệnh. Nhưng nếu trường hợp này kéo dài quá lâu sẽ có thể khiến nguồn sắt dự trữ của cơ thể bị cạn kiệt. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu rõ ràng. Dưới đây là một số biểu hiện của thiếu sắt mà bạn nên chú ý để kịp thời đi khám và điều trị:
Đau đầu cũng là biểu hiện của tình trạng thiếu sắt
-
Mệt mỏi kéo dài: Thiếu sắt sẽ khiến cơ thể luôn mệt mỏi dù không phải làm việc quá nhiều.
-
Chóng mặt: Đây là một biểu hiện rất đặc trưng của bệnh thiếu máu, thiếu sắt. Người bệnh thường xuyên chóng mặt, chỉ cần quay đầu hoặc chuyển tư thế cũng có thể gây chóng mặt. Nếu thiếu sắt nặng, người bệnh sẽ liên tục gặp phải triệu chứng chóng mặt.
-
Ốm yếu: Người thiếu sắt thường có sắc mặt xanh xao, ốm yếu.
-
Đau đầu: Đau đầu có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu sắt. Vì thế, nếu thường xuyên bị đau đầu, bạn cũng nên kiểm tra xem có phải tình trạng thiếu máu, thiếu sắt gây ra không.
-
Trong những trường hợp thiếu sắt nặng, cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, đau ngực, khó thở và thường xuyên chóng mặt, đau đầu, đau chân. Những trẻ em bị thiếu sắt thường có nhận thức kém.
-
Bên cạnh đó, những người bệnh thiếu máu có thể thèm ăn cam thảo, phấn hay đất sét, đôi khi có cảm giác nóng rát ở lưỡi và tình trạng loét ở góc miệng,…
3.2. Biểu hiện khi cơ thể thừa sắt
Khi thừa sắt, cơ thể có thể mắc một số triệu chứng như sau
- Đau khớp.
- Thường xuyên đau bụng.
- Cơ thể mệt mỏi, hay ốm yếu.
- Thiếu năng lượng, không đủ sức làm việc.
- Có dấu hiệu bất thường về tim mạch.
- Giảm ham muốn tình dục.
Xét nghiệm sắt huyết thanh không chỉ để đánh giá cơ thể bạn đang thiếu sắt hay thừa sắt mà còn được thực hiện định kỳ đối với các bệnh nhân đang điều trị bệnh thiếu/thừa sắt để đánh giá tình trạng sức khỏe đã được cải thiện hay chưa.
Nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm
Lưu ý: Một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như:
-
Uống thuốc sắt, cung cấp cho cơ thể những thực phẩm giàu sắt, vừa truyền máu.
-
Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy.
-
Sử dụng thuốc tránh thai.
-
Ngoài ra, nếu sử dụng một số thuốc như metformin, ACTH hay aspirin với liều lượng cao cũng có khả năng làm giảm lượng sắt trong huyết thanh.
-
Căng thẳng hoặc thiếu ngủ.
Chính vì thế, các bác sĩ thường chỉ định làm xét nghiệm sắt huyết thanh kết hợp với một số xét nghiệm khác để đảm bảo có một kết quả chính xác nhất.
Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC là một địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy và lựa chọn. Bệnh viện luôn đẩy mạnh đầu tư hệ thống máy xét nghiệm tân tiến, hiện đại nhất. Cùng với đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn các dịch vụ xét nghiệm và khám chữa bệnh tại đây.
Mọi thắc mắc, xin vui lòng liên hệ theo Tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!