Tin tức
Những điều nên biết về cách thức chẩn đoán u thần kinh nội tiết
- 03/08/2021 | Những phương pháp điều trị u thần kinh nội tiết hiện nay là gì?
- 05/11/2021 | U thần kinh nội tiết - Những thông tin bạn cần biết!
1. Tổng quan về bệnh u thần kinh nội tiết
Người bị u thần kinh nội tiết nếu giải phóng quá nhiều nội tiết tố adrenocorticotropic sẽ mắc hội chứng Cushing
U thần kinh nội tiết là tình trạng xuất hiện tế bào ung thư bắt nguồn từ tế bào thần kinh nội tiết. Những tế bào này có khả năng nhận được tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương nên có đặc tính giống tế bào thần kinh; mặt khác chúng cũng có khả năng hoạt động giống như hormone, có thể giải phóng hệ tuần hoàn cùng các phân tử nhỏ.
Điều đáng nói là u thần kinh nội tiết có thể hình thành ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể, là bệnh hiếm và khó nhận biết. Bệnh gồm nhiều loại khác nhau trong đó có loại phát triển vô cùng nhanh chóng nhưng lại có những bệnh phát triển tương đối chậm.
Tùy vào vị trí mà khối u xuất hiện, triệu chứng của bệnh sẽ có sự khác nhau:
- U thần kinh nội tiết tiêu hóa: khối u làm rối loạn nhu động ruột, xuất huyết tiêu hóa, đau bụng,… thậm chí còn gây viêm phúc mạc hoặc tắc ruột.
- U thần kinh nội tiết tuyến tụy: insulin, gastrin, glucagon,…
- U thần kinh nội tiết phổi: ho khan, đau tức ngực, ho có máu, tràn dịch màng phổi,...
- U tụy nội tiết insulin: động kinh, thay đổi nhân cách, rối loạn thị giác, dễ bị kích thích, run chân tay,...
- U tụy nội tiết glucagon: bong tróc da, tăng đường huyết, phát ban da,….
2. Chẩn đoán u thần kinh nội tiết như thế nào?
Chẩn đoán u thần kinh nội tiết phụ thuộc vào vị trí, loại khối u mắc phải, khả năng tiến triển khối u và lây lan sang bộ phận khác, khả năng tăng bài tiết quá mức hormone,... Các biện pháp chẩn đoán gồm:
2.1. Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm nên việc chẩn đoán là rất khó khăn. Một số trường hợp tình cờ phát hiện bệnh thông qua khám sức khỏe định kỳ hoặc do bệnh nhân khám một bệnh lý khác.
Bác sĩ khai thác tiền sử và dấu hiệu đang xảy ra ở bệnh nhân để chỉ định biện pháp chẩn đoán u thần kinh nội tiết hiệu quả
Thường thì trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử cùng các dấu hiệu bệnh đang xảy ra ở bệnh nhân. Qua quá trình này, bác sĩ cũng sẽ tìm kiếm dấu hiệu sưng hạch bạch huyết hoặc một khối u đang có hiện tượng tăng sản xuất hormone. Dựa trên những thông tin thu được, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm hoặc kiểm tra phù hợp cho từng bệnh nhân.
2.2. Chẩn đoán phân biệt bệnh
Căn cứ vào vị trí khối u nguyên phát mà bác sĩ sẽ có những chẩn đoán u thần kinh nội tiết phân biệt khác nhau. Ví dụ như trường hợp u thần kinh nội tiết tụy cần phân biệt với: nang tụy giả, viêm tụy mạn, viêm tụy cấp/bán cấp,...
2.3. Chẩn đoán giai đoạn bệnh
Đây là bước xác định mức độ phát triển, kích thước, khả năng xâm lấn và di căn của khối u. Nhờ có bước chẩn đoán này mà bác sĩ có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của bệnh đối với từng bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
2.4. Xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu: đây là xét nghiệm có vai trò phát hiện thiếu máu do xuất huyết mạn.
- Xét nghiệm hóa sinh máu: kết quả xét nghiệm hóa sinh máu giúp đánh giá nồng độ đường huyết cùng tình trạng điện giải góp phần chẩn đoán u thần kinh nội tiết.
- Dấu ấn sinh hóa: gồm nội tiết tố và protein chế tiết từ tế bào. Khi kết quả cho thấy nồng độ các dấu ấn sinh hóa trong máu hoặc nước tiểu tăng thì có thể đang xảy ra hội chứng nội tiết nào đó hoặc đang có u thần kinh nội tiết. Những dấu ấn này cũng sẽ được dùng để theo dõi khả năng đáp ứng điều trị và tái phát.
Bệnh nhân chụp MRI chẩn đoán u thần kinh nội tiết
- Chromogranin A (CgA): đây là loại protein có trong tuần hoàn máu và các mô thần kinh nội tiết. Nếu nồng độ CgA tăng cao nó có thể chỉ ra sự tồn tại của u thần kinh nội tiết vì đại đa số trường hợp mắc bệnh lý này đều tăng CgA.
- 5 - HIAA: chất này được đo thông qua nước tiểu, tạo thành từ serotonin. Nếu nồng độ cao 5 - HIAA thì có thể phản ánh hội chứng cơn carcinoid cấp hoặc carcinoid. Điều đáng lưu ý khi chẩn đoán u thần kinh nội tiết bằng phương pháp này là có một số loại u thần kinh nội tiết không hề chế tiết ra 5 - HIAA; mặt khác, có một số loại thuốc hoặc thực phẩm có khả năng làm thay đổi 5 - HIAA.
- Siêu âm: kiểm tra hoạt động của tim và tìm khối u thần kinh nội tiết.
- Chụp CT cắt lớp, chụp cộng hưởng từ MRI: đây là những chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện có hay không sự tồn tại của khối u, vị trí khối u, tình trạng di căn và khả năng phẫu thuật.
- Chụp octreotide: chỉ điểm vị trí của khối u và cho biết nó đã di căn chưa.
- Chụp MIBG: đưa metaiodobenzylguanidine vào cơ thể rồi chụp để xác định sự có mặt, vị trí của khối u.
- Chụp xạ hình cắt lớp - PET: xác định sự tồn tại và tình trạng di căn của khối u. Phương pháp chẩn đoán u thần kinh nội tiết này chỉ được phép chỉ định khi đã thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác nhưng kết quả không rõ ràng.
- Sinh thiết: một mẫu bệnh phẩm từ khối u sẽ được thu thập và đem đi làm giải phẫu bệnh để kiểm tra xem đó là khối u lành hay ác. Đây được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư và phân loại khối u.
Ngoài ra, nếu thấy cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số kĩ thuật cận lâm sàng khác như: xạ hình xương, nội soi phế quản, nội soi tiêu hóa,...
Muốn tìm hiểu chi tiết hơn về cách thức chẩn đoán u thần kinh nội tiết, khách hàng có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa cùng chuyên gia y tế của bệnh viện giải đáp cặn kẽ và chính xác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!