Tin tức

Những lợi ích của cây chuối dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ!

Ngày 17/06/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Các bộ phận như hoa, quả, thân, lá của cây chuối đều có giá trị sử dụng. Đó là lý do cây chuối được trồng rất nhiều ở nước ta, đặc biệt là ở vùng quê nông thôn. Hãy cùng khám phá các lợi ích của cây chuối qua những thông tin thú vị bên dưới.

1. Lợi ích của cây chuối

Để hiểu rõ hơn về các lợi ích của cây chuối thì chúng ta sẽ cùng phân tích lợi ích của từng bộ phận trên cây chuối.

Hoa chuối

Nhắc đến lợi ích của cây chuối, không thể bỏ qua lợi ích của hoa chuối. Hoa chuối không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn mà còn được dùng để làm thuốc, hỗ trợ điều trị táo bón, giảm viêm, tiêu sưng ở các vết loét hay giảm đau bụng kinh ở phụ nữ. Đó là nhờ trong hoa chuối có chứa lượng lớn chất oxy hóa flavonoid, protein cùng nhiều vitamin khác.

lợi ích của cây chuối

Hoa chuối được dùng để chế biến món nộm hoa chuối

Quả chuối

Có thể nói quả chuối là loại trái cây quen thuộc nhất. Lợi ích của quả chuối đối với rất sức khỏe là rất nhiều bởi loại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng:

  • Giúp nhu động ruột hoạt động ổn định, phòng ngừa hoặc cải thiện tình trạng táo bón hay tiêu chảy.
  • Cung cấp hàm lượng kali dồi dào, nhờ đó, tăng cường hoạt động của não bộ và phòng tránh các bệnh về thần kinh.
  • Hàm lượng protein serotonin trong quả chuối giúp thư giãn tinh thần, giảm lo âu, mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến trầm cảm.
  • Khắc phục tình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai, cải thiện tình trạng buồn nôn và nôn.
  • Kiểm soát đường trong máu, tốt cho người bị tiểu đường, huyết áp cao hay người thừa cân, béo phì.
  • Vitamin B, carbohydrates và chất điện giải trong quả chuối giúp tăng cường sự chuyển hóa của gan, có tác dụng giải rượu hiệu quả.
  • Hoạt chất fructooligosaccharides trong quả chuối giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi, nhờ đó, hỗ trợ xương dẻo dai và chắc khỏe.
  • Mặt nạ từ quả chuối giúp cấp ẩm, nuôi dưỡng và làm chậm quá trình lão hóa của làn da, mang đến một làn da mềm mại và tươi trẻ.

lợi ích của cây chuối

Quả chuối chín vừa ngon vừa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Thân chuối

Các món ăn được chế biến từ thân cây chuối (phần thân non bên trong) được nhiều người yêu thích. Bên cạnh đó, thân cây chuối cũng là dược liệu được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày, có tác dụng:

  • Hỗ trợ giảm cân và kiểm soát cân nặng bởi thân cây chuối có nhiều nước và chất xơ, tạo cảm giác no lâu.
  • Nước ép từ thân cây chuối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu, ngăn ngừa hình thành sỏi thận cũng như hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiểu.
  • Thúc đẩy cơ thể sản xuất insulin, kiểm soát chỉ số đường huyết, phòng tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu do trong thân cây chuối chứa nhiều sắt và vitamin B6, làm thuyên giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…
  • Giảm nồng độ axit dịch vị, khắc phục tình trạng ợ chua, ợ nóng do trào ngược và tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Lá chuối

Công dụng lớn nhất của lá chuối là dùng để bao bọc thức ăn và gói bánh. Thế nhưng, có thể bạn chưa biết là trong lá chuối có nhiều kali, polyphenol và vitamin C. Khi dùng lá chuối để gói thức ăn và đặc biệt là khi hấp lên thì hàm lượng dưỡng chất này sẽ ngấm vào thức ăn, vừa giúp món ăn thêm thơm ngon, vừa bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể.

lợi ích của cây chuối

Là chuối để gói bánh, xôi và bao bọc các loại thực phẩm khác

2. Những lưu ý khi sử dụng chuối

Có thể thấy lợi ích của cây chuối là rất nhiều, tuy nhiên, để gia tăng công dụng và phòng tránh tác dụng phụ thì bạn cần nắm vững các lưu ý sau.

  • Chỉ số đường huyết của quả chuối khá cao, khoảng 62 nên không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Với người khỏe mạnh bình thường thì cũng chỉ nên ăn 1 - 2 quả chuối mỗi ngày để tránh bị nặng bụng và dư calo.
  • Đối với người bị suy thận thì không nên ăn nhiều chuối, đặc biệt là ăn chuối cùng với dưa hấu. Vì hàm lượng đường trong dưa hấu cao, còn chuối thì chứa nhiều kali khiến cơ thể không thể tiêu thụ hết và gây áp lực lên thận, dẫn đến rối loạn nhịp tim, ngưng tim, đột tử.
  • Tránh kết hợp chuối với khoai lang và khoai sọ để không gặp các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày,… Với người bị đau dạ dày mãn tính thì chỉ được ăn chuối chín và thời điểm ăn tốt nhất là ngay sau bữa ăn chính. Việc này sẽ giúp trung hòa được lượng dịch vị axit trong dạ dày.
  • Không nên ăn chuối khi đang đói bụng vì hàm lượng magie trong quả chuối sẽ làm gia tăng lượng magie trong máu dẫn đến cồn cào, đau bụng và khó chịu.
  • Trường hợp dùng thân cây chuối để chữa trị bệnh thì bạn cần lưu ý đến liều lượng. Chỉ nên sử dụng tối đa 300ml chiết xuất từ thân cây chuối mỗi ngày để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Nếu sử dụng lá chuối để gói bánh, bao bọc thực phẩm thì bạn cần rửa sạch và lau khô lá trước khi dùng. Việc này giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trong lá và xâm nhập vào trong thức ăn.

lợi ích của cây chuối

Mỗi ngày chỉ ăn 1 - 2 quả chuối và không nên ăn khi bụng đói

3. Cách chọn quả chuối chín ngon

Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn chọn được quả chuối chín ngon, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

  • Phần cuống và phần thân của quả chuối có màu sắc tương đồng. Nếu phần cuống màu xanh nhưng phần thân màu vàng thì khả năng cao là chuối đã được ngâm hóa chất để mau chín và bảo quản được lâu.
  • Vỏ quả chuối chín tự nhiên có màu vàng sẫm cùng những chấm li ti màu đen, phân bố không đều trên vỏ quả. Nếu vỏ quả màu vàng bóng, nhẵn và láng mịn thì không loại trừ khả năng chuối chín ép hoặc chín bằng hóa chất.
  • Phần ruột bên trong quả chuối chín tự nhiên mềm, ngon và ngọt. Nếu là chuối chín ép thì sẽ hơi chát và có cảm giác sượng.

Trên đây là tổng hợp các lợi ích của cây chuối cũng như các lưu ý quan trọng để phát huy tác dụng của cây chuối với sức khỏe. Nếu bạn có nhu cầu đặt lịch khám chữa bệnh tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên hỗ trợ 24/7.

Từ khoá: chuối

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.