Tin tức
Những thói quen đơn giản giúp bạn phòng tránh viêm buồng trứng
- 15/08/2022 | BVĐK MEDLATEC cấp cứu thành công ca bệnh nguy hiểm: Sốc mất máu do vỡ u nang buồng trứng
- 11/07/2022 | Những điều chị em cần biết về hội chứng quá kích buồng trứng
- 01/07/2022 | Ung thư buồng trứng: giá trị của các dấu ấn sinh học
- 17/09/2022 | Buồng trứng nằm ở đâu? Những nguyên nhân nào gây đau buồng trứng?
- 18/08/2022 | Góc giải đáp: Ung thư buồng trứng là gì? Có cách nào điều trị không?
1. Những dấu hiệu cảnh báo viêm buồng trứng
Buồng trứng có chức năng tạo trứng. Khi trứng trưởng thành, trứng sẽ rời khỏi buồng trứng hay còn gọi là sự rụng trứng và sẵn sàng thụ tinh. Buồng trứng còn có một chức năng quan trọng khác là tổng hợp các loại hormone như estrogen và progesterone.
Viêm buồng trứng không phổ biến nhưng là bệnh nguy hiểm
Khi xảy ra tình trạng viêm buồng trứng, người bệnh sẽ có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
- Đau vùng bụng dưới: Mức độ đau ở mỗi trường hợp bệnh nhân có thể khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Khi quan hệ tình dục, cơn đau sẽ tăng lên.
- Xuất huyết âm đạo bất thường.
- Rong kinh.
- Đau khi đi tiểu.
- Âm đạo tiết dịch màu vàng, xanh, cùng với mùi hôi khó chịu.
- Ngoài ra, bệnh nhân còn mắc phải một số triệu chứng toàn thân như buồn nôn, sốt, mệt mỏi, hoa mắt, choáng váng,…
Tuy nhiên, những biểu hiện trên dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh phụ khoa khác. Chính vì thế, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh. Càng phát hiện sớm thì việc điều trị càng dễ dàng và hiệu quả điều trị càng cao.
Ngược lại, những trường hợp điều trị muộn hoặc điều trị không triệt để sẽ có nguy cơ cao xảy ra các biến chứng như dính sau viêm, xoắn buồng trứng, áp xe buồng trứng, tắc ống dẫn trứng gây mang thai ngoài tử cung và nguy cơ vô sinh.
2. Những ai có nguy cơ cao bị viêm buồng trứng?
Vi khuẩn chính là tác nhân gây ra bệnh viêm buồng trứng. Môi trường âm đạo ở nữ giới có chứa nhiều vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây bệnh. Các loại vi khuẩn này sẽ được duy trì sự cân bằng trong môi trường pH âm đạo. Tuy nhiên, khi vi khuẩn gây bệnh có điều kiện sinh sôi, phát triển chúng có thể xâm nhập và gây bệnh.
Đau bụng dưới là một dấu hiệu của viêm buồng trứng
Dưới đây là những phụ nữ có nguy cơ cao bị viêm buồng trứng:
- Các trường hợp đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện tiểu phẫu phụ khoa nhưng không đảm bảo dẫn tới tình trạng viêm nhiễm các cơ quan sinh sản, trong đó bao gồm buồng trứng.
- Nạo hút thai hoặc chữa trị các bệnh lý phụ khoa tại những đơn vị y tế kém chất lượng, không đảm bảo khử khuẩn đối với dụng cụ y tế cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
- Trường hợp quan hệ thiếu lành mạnh, có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục khi đang “đến tháng” hoặc không giữ gìn vệ sinh vùng kín,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, trong đó bao gồm viêm buồng trứng.
- Phụ nữ đã từng sinh con, đã từng phá thai,… nhưng không giữ gìn vệ sinh vùng kín cẩn thận cũng có nguy cơ cao bị viêm buồng trứng, viêm vùng chậu,…
- Khi tử cung, ống dẫn trứng bị viêm thì nguy cơ dẫn tới viêm buồng trứng, viêm vùng chậu là rất cao.
3. Chẩn đoán và trị bệnh viêm buồng trứng bằng những phương pháp nào?
Để chẩn đoán viêm buồng trứng, các bác sĩ cần thăm khám, kiểm tra phần phụ, siêu âm và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để tìm loại vi khuẩn gây bệnh.
Điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh
Hiện nay, phần lớn bệnh nhân đều được điều trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh. Điều quan trọng mà người bệnh cần lưu ý đó là cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, cần uống kháng sinh theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn.
Ngay cả khi triệu chứng bệnh thuyên giảm cũng cần uống thuốc đủ liều. Nếu ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, có thể khiến vi khuẩn bùng phát trở lại. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân cũng không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ điều trị như sau:
+ Hạn chế vận động mạnh, nên để cơ thể được nghỉ ngơi trong thời gian điều trị bệnh.
+ Uống đủ nước mỗi ngày.
Quan hệ tình dục lành mạnh cũng là cách đơn giản để phòng ngừa bệnh
+ Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, tránh nguy cơ táo bón.
+ Trong một số trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau.
+ Đối tác của người bệnh cũng nên đi thăm khám và cùng điều trị nếu bị viêm nhiễm vùng kín. Đây là yếu tố quan trọng để giúp chị em phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai.
4. Phòng ngừa viêm buồng trứng bằng những phương pháp đơn giản
Viêm buồng trứng là bệnh lý nguy hiểm gây biến chứng ảnh hưởng đến cơ hội làm mẹ của nữ giới. Chính vì thế, chị em nên chú trọng đến việc phòng bệnh. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản mà hiệu quả có thể giúp bạn ngăn ngừa căn bệnh này:
- Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách, không thụt rửa, không lạm dụng dung dịch có tính tẩy rửa mạnh. Đặc biệt lưu ý vệ sinh vùng kín trong những ngày kinh nguyệt và sau khi quan hệ.
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, không quan hệ quá sớm, không quan hệ với nhiều bạn tình,…
- Phụ nữ không nên lạm dụng thuốc tránh thai.
- Nên có chế độ ăn uống và vận động khoa học, hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
- Khám phụ khoa định kỳ hoặc đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường.
Để được giải đáp thêm những thông tin về bệnh viêm buồng trứng và một số bệnh phụ khoa khác hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên của MEDLATEC sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!