Tin tức
Những triệu chứng cảnh báo tình trạng đau dạ dày ở trẻ
- 23/08/2021 | Bác sĩ hướng dẫn phân biệt các kiểu khò khè ở trẻ em
- 08/07/2021 | Cách thiết lập thực đơn cho người đau dạ dày theo lời khuyên của bác sĩ
- 03/06/2021 | Đau dạ dày ăn gì để nhanh khỏi bệnh - lời khuyên từ chuyên gia
- 13/07/2021 | Đau dạ dày thường xuyên là dấu hiệu của bệnh lý gì?
- 23/08/2021 | Nhận biết ban đỏ nhiễm độc ở trẻ qua những dấu hiệu điển hình
- 09/07/2021 | Đau dạ dày có bị lây không và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
- 23/08/2021 | Góc giải đáp: Trẻ 3 tuổi có nên lấy tủy răng không?
- 23/08/2021 | Giải đáp thắc mắc: trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào?
- 19/08/2021 | Bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ: cách nhận biết và điều trị hiệu quả
1. Những triệu chứng đau dạ dày ở trẻ
Biếng ăn, nôn ói
Khi bị đau dạ dày, trẻ có thể biếng ăn hơn bình thường, một số trường hợp xảy ra nôn ói. Khi tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ chậm tăng cân, chậm phát triển hơn những trẻ cùng tuổi. Với những trường hợp nặng, trẻ còn có thể bị nôn ra máu và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ biếng ăn khi đau dạ dày
Nhưng một vấn đề đáng lo ngại khác, khi trẻ có biểu hiện nôn ói vì chán ăn, các bà mẹ lại lầm tưởng con chỉ giả vờ nôn để tránh phải ăn. Do đó, các mẹ lại có xu hướng ép con phải ăn nhiều hơn. Điều này khiến cho tình trạng đau dạ dày của trẻ càng nghiêm trọng. Hơn nữa, mẹ dễ dàng biến những bữa ăn trở nên đáng sợ đối với trẻ, khiến trẻ bị tổn thương tâm lý.
Hay đau bụng
Tình trạng đau bụng của trẻ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau bụng ở trẻ em là đau bụng giun. Vì thế, nhiều bà mẹ luôn tin rằng có thể con đang bị đau bụng giun và không đưa con đi khám.
Trẻ bị đau bụng thường xuyên có thể là biểu hiện của những vấn để ở dạ dày
Đó là quan điểm sai lầm mà các bậc phụ huynh nên tránh. Bố mẹ hãy quan sát con nhiều hơn. Nếu bé đau bụng thường xuyên và đau trong một thời gian dài từ 3 tháng trở lên thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra về tình trạng sức khỏe, đặc biệt là một số bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Lưu ý: Những trẻ bị viêm dạ dày thì những cơn đau có thể tái phát nhiều lần, thường xảy ra trước và sau khi ăn, hoặc thường xảy ra về đêm, vị trí đau thường là ở quanh rốn hoặc trên rốn. Tùy vào mức độ viêm, cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội và có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ.
Đầy hơi, ợ chua, khó tiêu
Khi dịch axit của dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ khiến bé xảy ra tình trạng ợ hơi, ợ chua, bé hay bị ho. Tuy nhiên, các em bé thường rất khó khăn để nói với bố mẹ về triệu chứng này, vì các em còn quá nhỏ. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, thậm chí là chảy máu dạ dày.
Khi bị viêm dạ dày, trẻ có thể hay ợ chua và nôn ói
Phân đen hoặc phân lẫn máu
Tình trạng phân đen hoặc phân lẫn máu chính là một trong những biểu hiện khi trẻ mắc phải vấn đề viêm loét dạ dày. Vì thế, bố mẹ cũng cần phải quan sát phân của trẻ để theo dõi tình trạng sức khỏe của con yêu.
Da xanh và hay chóng mặt
Những trường hợp viêm dạ dày gây xuất huyết kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu mạn tính. Từ đó dẫn đến trẻ xuất hiện một số triệu chứng như: da xanh, lòng bàn tay trắng nhợt, mệt mỏi hay chóng mặt, không tập trung học,…
2. Nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày ở trẻ:
-
Do nhiễm vi khuẩn, virus: Trong đó nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến nhất.
-
Mẹ cho trẻ uống thuốc sai cách, không đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
-
Chế độ ăn của trẻ không khoa học. Đặc biệt là những trẻ thường xuyên ăn thực phẩm chua cay, nước uống có gas, đồ ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, ăn quá no,… rất dễ dẫn đến những vấn đề ở dạ dày, trong đó có tình trạng viêm dạ dày.
-
Bé bị căng thẳng kéo dài: Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe đối với người lớn mà đối với trẻ em cũng vậy. Nếu các con bị căng thẳng kéo dài chẳng hạn như một vấn đề nào đó trong gia đình hay áp lực học hành, thi cử,… dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn, ăn uống thất thường và lâu dài sẽ dẫn đến đau dạ dày.
-
Một số thói quen xấu như vừa ăn vừa xem ti vi hoặc lạm dụng thiết bị điện tử thông minh, vừa ăn vừa chơi,... cũng ảnh hưởng tới dạ dày của trẻ
3. Phải làm sao để phòng người tình trạng đau dạ dày ở trẻ?
Để phòng ngừa tình trạng đau dạ dày ở trẻ, cha mẹ cần chú ý đến những điều sau:
-
Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay chân trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-
Không gian chơi của trẻ cần sạch sẽ, thoáng mát. Cha mẹ không nên để trẻ chơi ở những môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, chứa nhiều tác nhân gây bệnh.
-
Trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ, mẹ cũng cần phải vệ sinh tay sạch sẽ. Mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn thức ăn được nấu chín, thức ăn của trẻ cần được bảo quản tốt nhất.
-
Nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội để hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tật.
-
Mẹ nên bổ sung dưỡng chất cho trẻ để trẻ có sức đề kháng tốt, phát triển tốt và giảm nguy cơ bệnh tật.
Mẹ nên nhanh chóng đưa con đến khám khi con có biểu hiện đau dạ dày
Trong trường hợp, trẻ có những triệu chứng đau dạ dày, mẹ nên nhanh chóng đưa con đến khám tại những cơ sở y tế uy tín. Tránh chủ quan để bệnh lâu ngày khiến bệnh phát triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với 25 năm gây dựng và phát triển đã trở thành một địa chỉ tin cậy của người dân thủ đô và nhiều tỉnh thành lân cận. Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành, có chuyên môn cao và luôn tận tâm với các bệnh nhi. Khoa Nhi tiếp nhận khám và điều trị những vấn đề sức khỏe của trẻ, trong đó bao gồm cả những vấn đề về đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một ưu điểm lớn của bệnh viện là không gian sạch sẽ, vô trùng sẽ giúp các bà mẹ yên tâm hơn khi hạn chế tối đa nguy cơ lây chéo bệnh cho các con.
Mời bạn gọi đến số đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm với các chuyên gia đầu ngành tại MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!