Tin tức

Nước mía kỵ với gì? Đối tượng nào không nên uống?

Ngày 21/05/2025
Tham vấn y khoa: BS. Phạm Thị Nhi
Nước mía là một loại thức uống quen thuộc, được ưa chuộng nhờ hương vị ngọt mát và khả năng giải nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nếu tiêu thụ nước mía không đúng cách có thể dẫn đến tác dụng phụ. Vậy nước mía kỵ với gì? Ai không nên uống nước mía để an toàn cho sức khỏe? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông qua bài viết dưới đây.

1. Uống nước mía có tốt không?

Nước mía không chỉ là thức uống giải khát thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Thành phần dinh dưỡng của nước mía bao gồm:

  • Đường tự nhiên (sucrose, fructose, glucose): Cung cấp năng lượng nhanh cho cơ thể;
  • Vitamin và khoáng chất: Như vitamin B, vitamin C, kali, sắt, magie và canxi;
  • Chất chống oxy hóa: Như flavonoid và các hợp chất phenolic giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào.

Dưới đây là một số công dụng nổi bật của nước mía:

Cung cấp năng lượng nhanh chóng

Với hàm lượng đường tự nhiên cao, chủ yếu là sucrose, fructose và glucose, nước mía là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau hoạt động thể chất hoặc khi cảm thấy mệt mỏi.

Uống nước mía là cách để cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể

Uống nước mía là cách để cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể 

Hỗ trợ chức năng gan

Chất chống oxy hóa (Polyphenol và Flavonoid) cùng với lượng đường glucose cao có trong nước mía giúp bảo vệ, hỗ trợ chức năng gan, thanh lọc độc tố và giảm gánh nặng cho gan.

Tăng cường hệ miễn dịch

Với các chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol, nước mía giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, từ đó tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Hỗ trợ tiêu hóa

Trong nước mía có chứa Kali giúp cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ quá trình tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

Làm đẹp da

Nhờ chứa axit alpha hydroxy, đặc biệt là axit glycolic, nước mía giúp làm sạch da, giảm mụn trứng cá và làm mờ vết thâm, mang lại làn da sáng khỏe.

Lợi tiểu

Nước mía có tính lợi tiểu, giúp loại bỏ độc tố và ngăn ngừa sỏi thận.

2. Nước mía kỵ với gì?

Nước mía kỵ với gì? Là câu hỏi thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Khi sử dụng nước mía để đảm bảo an toàn cần tránh các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm lạnh: Uống nước mía lạnh ngay sau khi ăn các thực phẩm lạnh (như kem, đồ uống ướp lạnh) có thể gây ra tình trạng co thắt dạ dày, dẫn đến đau bụng và tiêu chảy;
  • Đồ uống chứa cồn: Uống nước mía sau khi sử dụng đồ uống có cồn có thể gây đầy bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa và làm ảnh hưởng tới gan;

Không sử dụng nước mía và các đồ uống chứa cồn cùng thời điểm

Không sử dụng nước mía và các đồ uống chứa cồn cùng thời điểm 

  • Thực phẩm giàu protein và chất béo: Khi tiêu thụ nước mía cùng với các thực phẩm giàu protein (như thịt, cá, trứng, sữa) và chất béo (như đồ chiên rán, bơ), lượng đường trong nước mía có thể làm chậm quá trình tiêu hóa protein và chất béo. Điều này có thể dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là tiêu chảy;
  • Không kết hợp với một số loại thuốc: Người đang sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc chống đông máu hoặc thuốc bổ, nên tránh uống nước mía vì có thể gây tương tác, làm giảm hiệu quả của thuốc.

3. Ai không nên uống nhiều nước mía

Mặc dù nước mía rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp để uống nước mía. Dưới đây là một số các đối tượng không nên uống nước mía để an toàn sức khỏe:

  • Người mắc bệnh tiểu đường: Với hàm lượng đường cao, nước mía không phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường vì có thể làm tăng đường huyết và gây biến chứng;

Người mắc tiểu đường không nên sử dụng nước mía

Người mắc tiểu đường không nên sử dụng nước mía 

  • Người thừa cân hoặc đang giảm cân: Nước mía chứa nhiều calo, không phù hợp cho người đang trong chế độ ăn kiêng hoặc muốn giảm cân;
  • Người có hệ tiêu hóa kém: Do tính hàn, nước mía có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy hoặc đầy hơi ở những người có hệ tiêu hóa yếu;
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai nên hạn chế uống nước mía để tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ;
  • Trẻ em dưới 4 tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, việc tiêu thụ nước mía có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc tăng nguy cơ sâu răng;
  • Người đang sử dụng thuốc: Một số thành phần trong nước mía có thể tương tác với thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị.

Bên cạnh đó, khi sử dụng nước mía, bạn cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả: 

  • Không uống quá nhiều: Dù nước mía có lợi, nhưng tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến tăng cân hoặc các vấn đề về đường huyết. Chỉ nên uống 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 150-200ml;
  • Không nên uống khi bụng đó hoặc vào buổi tối: Do hàm lượng đường cao, uống nước mía khi bụng đói có thể gây tăng đường huyết đột ngột, không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra uống nước mía vào buổi tối, lượng đường trong nước mía có thể làm tích tụ mỡ thừa;
  • Tránh uống nước mía để lâu: Nước mía dễ bị lên men nếu để lâu, đặc biệt là trong điều kiện không bảo quản lạnh, có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm;
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm: Chọn mua nước mía từ những nơi đảm bảo vệ sinh để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn;
  • Bảo quản đúng cách: Nếu không uống ngay, nên bảo quản nước mía trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24 giờ.

Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề “nước mía kỵ với gì?”. Mặc dù nước mía chứa nhiều dưỡng chất và mang lại cảm giác mát lành, nhưng nếu kết hợp sai cách hoặc dùng trong những trường hợp sức khỏe đặc biệt, nước mía có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng đến tiêu hóa, đường huyết hoặc hệ miễn dịch.

Để sử dụng nước mía cũng như các loại thực phẩm một cách khoa học và an toàn, bạn đọc nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, đặc biệt nếu đang trong quá trình mang thai, điều trị bệnh mạn tính hoặc kiểm soát cân nặng. 

Nếu cần giải đáp thắc mắc chuyên sâu, tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp, hoặc thăm khám sức khỏe tổng quát, quý khách có thể liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác và tận tình từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ