Tin tức

Omeprazole - Hướng dẫn cách dùng an toàn, hiệu quả

Ngày 03/05/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Omeprazole là thuốc được chỉ định sử dụng để điều trị các bệnh lý thường gặp về dạ dày. Vì thuốc được bào chế thành nhiều dạng khác nhau như viên nang, viên nén, thuốc bột pha hỗn dịch uống và thuốc bột pha tiêm nên liều dùng và cách dùng sẽ khác nhau.

1. Tổng quan về thuốc Omeprazole

Omeprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) với thành phần và tác dụng như sau.

Thành phần

Thành phần trong thuốc Omeprazole bao gồm chất điện hoạt Dinatri Hydrogen Orthophosphate, đường Mannitol, Calci Carbonat, Natri Lauryl Sulfat, Starch, Hydroxypropyl Methyl E5. Ngoài ra còn có thành phần tá dược vừa đủ.

Tác dụng

Tác dụng chính của thuốc Omeprazole là điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng, giúp thuyên giảm các triệu chứng khó nuốt, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, ho dai dẳng thông qua cơ chế làm giảm lượng axit dịch vị tiết ra từ dạ dày. Bên cạnh đó, Omeprazole còn được dùng cho bệnh nhân bị hội chứng Zollinger - Ellison hoặc có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa ung thư thực quản.

Omeprazole hay Omeprazol là thuốc sử dụng trong điều trị bệnh lý dạ dày

Omeprazole hay Omeprazol là thuốc sử dụng trong điều trị bệnh lý dạ dày

2. Cách sử dụng thuốc Omeprazole

Omeprazole được bào chế dưới dạng viên/ bột pha uống hoặc bột pha tiêm, khác nhau về liều dùng và cách dùng. 

Liều dùng

Tùy vào tình trạng bệnh và mục đích điều trị mà liều dùng Omeprazole đường uống có thể khác nhau, cụ thể như sau.

  • Giảm chứng đầy bụng, khó tiêu: Dùng 10 - 20mg/ ngày và liên tục trong 2 - 4 tuần.
  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản: Dùng 20mg/ ngày trong 4 tuần, nếu chưa thuyên giảm thì dùng thêm 4 - 8 tuần nữa và có thể tăng liều dùng lên 40mg/ ngày. Sau khi lành thì duy trì liều dùng 20mg/ ngày đối với viêm thực quản và 10mg/ ngày đối với trào ngược.
  • Điều trị loét dạ dày tá tràng: Dùng 20mg/ ngày trong 4 tuần với loét tá tràng và 40mg/ ngày trong 4 tuần với loét dạ dày. 
  • Người bị hội chứng Zollinger - Ellison: Dùng 20 - 120mg/ ngày. Nếu dùng < 60mg/ ngày thì chỉ uống 1 lần, nều > 80mg/ ngày thì chia làm 2. 
  • Dự phòng chống sặc acid trong quá trình gây mê: Dùng 40mg đêm trước khi mổ và 40mg trước 2 - 6 giờ mổ. 

Đối với đường tiêm thì sẽ pha Omeprazol 40 mg với 100 ml natri clorid 0,9% hoặc glucose 5% rồi tiêm tĩnh mạch. Có thể tăng liều với các bệnh nhân bị hội chứng Zollinger - Ellison. 

Omeprazole có thể được dùng qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch

Omeprazole có thể được dùng qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch

Cách dùng

Đối với đường uống thì nên uống Omeprazole khi bụng đói, cách bữa ăn ít nhất là 30 phút hoặc 1 giờ. Tốt nhất là nên uống vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy và trước bữa ăn tối. Ngày uống 2 lần, khi uống nên nuốt cả viên, không được nhai hay nghiền viên thuốc. Nếu trẻ em khó uống thì có thể mở viên thuốc nang ra, trộn với thực phẩm chua như sữa chua, nước cam rồi cho trẻ uống.

Đối với đường tiêm thì pha thuốc đúng liều lượng với natri clorid 0,9% hoặc glucose 5% rồi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm tĩnh mạch chậm. Thuốc sau khi pha phải được tiêm ngay trong vòng 4 giờ.

3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Omeprazole

Giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, Omeprazole cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ, tương tác thuốc, chống chỉ định,… trong khi sử dụng. 

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc Omeprazole là đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, người mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón). Những tác dụng phụ hiếm gặp hơn bao gồm rối loạn cảm giác, mất ngủ, nổi mề đay, ngứa ngáy, tăng men gan nhất thời.

Tác dụng phụ hay gặp của Omeprazole là đau nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ

Tác dụng phụ hay gặp của Omeprazole là đau nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ

Tương tác thuốc

Omeprazole có thể tương tác với một số loại thuốc như: 

  • Làm tăng tác dụng của kháng sinh diệt H. pylori.
  • Làm tăng tác dụng đông máu của dicoumarol, nifedipine.
  • Làm tăng nồng độ ciclosporin, diazepam, phenytoin và warfarin trong máu.

Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào thì bạn cần thông báo với bác sĩ. Bác sĩ có thể thay đổi thuốc hoặc liều lượng, tần suất sử dụng của thuốc cho phù hợp với tình trạng cụ thể, vừa đảm bảo hiệu quả điều trị, vừa phòng tránh tương tác thuốc. 

Đối tượng sử dụng đặc biệt

Vì Omeprazole có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ nên thận trọng khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc. Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết và cần trao đổi với bác sĩ trước. Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng thuốc vì các thành phần trong thuốc có thể phân bổ trong sữa mẹ. 

Đối với trẻ em từ 1 - 16 tuổi thì có thể sử dụng Omeprazole theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng trẻ dưới 1 tuổi thì không nên dùng vì vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh về tính an toàn và hiệu quả của Omeprazole với đối tượng sử dụng này. 

Xử trí khi quên hoặc quá liều

Khi quên liều thì có thể bỏ qua nếu quá gần liều kế tiếp. Còn khi quá liều thì có thể gặp một số tác dụng phụ như nói trên. Những tác dụng phụ này có thể tự phục hồi mà không cần điều trị. Nếu biểu hiện nặng và kéo dài thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế.

Nếu bị tác dụng phụ nghiêm trọng và kéo dài thì tạm ngưng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ

Nếu bị tác dụng phụ nghiêm trọng và kéo dài thì tạm ngưng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ

Bảo quản thuốc

Omeprazole cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng và độ ẩm, nhiệt độ từ 15 - 30 độ C. Nếu là dung dịch tiêm thì cần tiêm sau khi pha 4 giờ. Nếu dung dịch bị biến đổi màu sắc, có cặn tủa thì không nên sử dụng. 

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn nắm rõ cách sử dụng thuốc Omeprazole để điều trị các bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, tất cả mọi loại thuốc trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nếu đang tìm kiếm địa chỉ uy tín để khám và điều trị các bệnh lý, bạn có thể đến thăm khám bác sĩ của Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC có nhiều chuyên khoa với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia đầu ngành cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại sẽ đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của khách hàng.

Ngoài ra, quý khách cũng dễ dàng đặt lịch trước qua hotline 1900 56 56 56 tại bất kỳ Bệnh viện hay Phòng khám nào của MEDLATEC trên toàn quốc. 

Từ khoá: loét dạ dày

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.