Tin tức

PDW trong xét nghiệm máu là gì? PDW tăng hoặc giảm có nguy hiểm không?

Ngày 07/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
PDW là một trong những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết PDW trong xét nghiệm máu là gì và chỉ số này có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe. Hãy để Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp bạn giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây!

PDW trong xét nghiệm máu là gì? 

PDW trong xét nghiệm máu là viết tắt của "Platelet Distribution Width", có nghĩa là chỉ số phản ánh sự phân bố của tiểu cầu. PDW có giá trị trong việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến hệ thống huyết học của cơ thể, thường được đánh giá cùng với các chỉ số khác của tiểu cầu như số lượng tiểu cầu (PLT) và kích thước tiểu cầu trung bình (MPV).  


PDW trong xét nghiệm máu là chỉ số phản ánh sự phân bố tiểu cầu 

Như chúng ta đã biết, tế bào máu gồm 3 thành phần chính là hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Trong đó, tiểu cầu là thành phần có kích thước rất nhỏ, mang vai trò thúc đẩy nhanh quá trình đông máu, làm lành vết thương. 

Nắm giữ chức năng quan trọng này nên việc tăng hoặc giảm tiểu cầu sẽ gây ra những hệ lụy nhất định đối với sức khỏe. Để kiểm tra độ phân bố của tiểu cầu, bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm PDW.

Nói cách khác, căn cứ vào chỉ số PDW trong xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ phát hiện được những bất thường ở tiểu cầu, từ đó biết được tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn phù hợp cho người bệnh. 

Chỉ số PDW bất thường báo hiệu điều gì? 

Sau khi biết được chính xác PDW trong xét nghiệm máu là gì, vậy chỉ số này bình thường được quy định ở ngưỡng bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người. 

Chỉ số PDW trong xét nghiệm máu được xác định bình thường ở mức 7 - 18%. Nếu chỉ số PDW quá cao hoặc quá thấp, phản ánh độ phân bố tiểu cầu càng lớn hoặc càng nhỏ, tức là tiểu cầu to nhỏ không đều. 

Như vậy, chỉ số PDW tăng cao hoặc giảm thấp đều là dấu hiệu cảnh báo bất thường của cơ thể, cụ thể như sau: 

Chỉ số PDW tăng cao: 

  • Ung thư phổi: Đây là bệnh lý nguy hiểm do sự xuất hiện của khối u ác tính tại một hoặc hai bên phổi với các dấu hiệu nhận biết như: ho kéo dài kèm đờm hoặc máu, khàn giọng, thở khò khè, suy nhược cơ thể, mệt mỏi… 


Chỉ số PDW cao có thể là dấu hiệu của bệnh lý ung thư phổi 

  • Bệnh hồng cầu hình liềm: Tế bào hồng cầu biến dạng khiến cho bilirubin gia tăng trong máu gây ra bệnh lý hồng cầu hình liềm. Đáng báo động, nó có thể gây ra một số bệnh lý khác như sỏi mật, thiếu máu não, tắc nghẽn vi mạch phổ, tổn thương chức năng gan, thận, tai biến mạch máu não…
  • Nhiễm trùng máu: Đây là tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm, nguyên nhân bắt nguồn từ vi khuẩn gram âm, gram dương. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Chỉ số PDW giảm thấp: 

  • Thiếu máu và các bệnh về máu: Khi cơ thể thiếu máu, tức là lượng tiểu cầu có thể bị giảm, làm cho chỉ số PDW trong máu giảm. Ngoài ra, một số bệnh về máu cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số PDW, gây giảm mức độ phân bố của tiểu cầu trong máu;
  • Bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác như viêm gan, viêm khớp, viêm màng não, sốt xuất huyết, giảm tiểu cầu miễn dịch... hay bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch cũng có thể liên quan đến việc suy giảm chỉ số PDW;

Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh thông qua chỉ số PDW cần được kết hợp cùng các xét nghiệm chuyên sâu khác để có kết quả chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị phù hợp cho người bệnh. 

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm PDW? Làm thế nào để cải thiện chỉ số PDW? 

Xét nghiệm chỉ số PDW thường được bác sĩ chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Đánh giá chức năng của tiểu cầu: Chỉ số PDW có thể cung cấp thông tin về sự phân bố của tiểu cầu trong máu, giúp bác sĩ đánh giá chức năng và tình trạng hệ thống tiểu cầu của người bệnh;
  • Chẩn đoán bệnh lý thuộc hệ thống huyết học: PDW có thể được sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý liên quan đến tiểu cầu và huyết học như thiếu máu thiếu tiểu cầu, hội chứng huyết khối giảm, hay các bệnh lý đông máu.
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị: Chỉ số PDW cho biết sự biến đổi của các chỉ số huyết học và đánh giá khả năng đáp ứng của bệnh nhân với liệu trình điều trị.

Để cải thiện chỉ số PDW trong máu, duy trì sự phân bố đồng đều của tế bào tiểu cầu, người dân cần lưu ý một số biện pháp sau đây: 

  • Theo dõi và điều trị các bệnh lý liên quan: Nếu PDW cao hoặc thấp do bệnh lý huyết học như thiếu máu thiếu tiểu cầu hay các bệnh lý đông máu, việc điều trị chính xác bệnh lý cơ bản sẽ giúp cải thiện chỉ số này;
  • Cân bằng dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng và cân bằng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của các thành phần huyết học, bao gồm cả tiểu cầu. Hãy đảm bảo bạn có đủ các chất dinh dưỡng như sắt, vitamin B12, axit folic và các chất dinh dưỡng cần thiết khác;
  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Một số yếu tố nguy cơ như sử dụng thuốc lá, rượu bia, ít vận động, căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống huyết học. Việc kiểm soát và giảm thiểu những yếu tố này có thể có lợi cho chỉ số PDW và sức khỏe tổng thể;
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ: Luôn tuân thủ các hướng dẫn điều trị và lịch tái khám của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo rằng bạn đang có sự quản lý tốt nhất cho tình trạng sức khỏe của mình.


Thăm khám định kỳ và thực hiện xét nghiệm để kiểm soát hiệu quả chỉ số PDW 

Hy vọng rằng, những thông tin được đưa ra trong bài viết đã giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc xoay quanh chủ đề PDW trong xét nghiệm máu là gì, PDW tăng hoặc giảm có nguy hiểm không? Việc kiểm soát chỉ số PDW nói riêng và các chỉ số huyết học khác nói chung đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tránh xa các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, mỗi người hãy thăm khám định kỳ và thực hiện xét nghiệm để đảm bảo việc theo dõi chặt chẽ các chỉ số sức khỏe của cơ thể. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC đáp ứng dịch vụ xét nghiệm và khám chữa bệnh đa chuyên khoa uy tín được người dân tin tưởng lựa chọn. Mọi thắc mắc về sức khỏe cần được tư vấn và giải đáp vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.