Tin tức

Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và những điều cần biết

Ngày 15/11/2020
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là phương pháp can thiệp quan trọng trong y khoa, được áp dụng để điều trị các tổn thương hệ thống cơ, xương khớp. Bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ giới thiệu đến bạn một số kỹ thuật chỉnh hình được áp dụng phổ biến hiện nay.

1. Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là gì?

Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình được ứng dụng đối với các bệnh lý, tổn thương của hệ cơ xương. Ngày nay, con người rất dễ gặp phải các tổn thương cơ xương trong quá trình sinh sống, làm việc, đó có thể do bị tai nạn hay chấn thương trong thể thao. Và trong trường hợp bảo tồn nguy hiểm hơn hoặc không đạt kết quả cao thì phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn.

Điều trị chấn thương chỉnh hình là rất quan trọng để xử lý các tổn thương cơ xương cho người bệnh

Điều trị chấn thương chỉnh hình là rất quan trọng để xử lý các tổn thương cơ xương cho người bệnh

Các trường hợp có thể thực hiện phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là:

  • Chấn thương xương: gãy xương, rạn nứt xương,…

  • Chấn thương phần mềm: dập cơ, đứt dây chằng, rách gân,…

  • Các bệnh lý về cơ xương: thoái hóa cột sống, viêm khớp nhiễm khuẩn, các khối u xương khớp, thoái hóa khớp, rối loạn xương khớp bẩm sinh,…

Phẫu thuật chỉnh hình đã ra đời từ thời trung cổ và phát triển ngày càng cao cho đến hiện nay. Nhưng so với thời kỳ trước thì hiện nay phẫu thuật chỉnh hình - chấn thương đã có nhiều tiến bộ, hiện đại vượt bậc. Các quy trình phẫu thuật chấn thương chỉnh hình hiện nay phải đảm bảo nghiêm ngặt về vô trùng và vô cảm để đảm bảo cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, sức khỏe bệnh nhân được ổn định và phục hồi nhanh chóng. Bác sĩ phẫu thuật là người có đầy đủ chuyên môn và kiến thức, kinh nghiệm để điều hành cuộc phẫu thuật diễn ra.

2. Những chuẩn bị cần thiết cho ca mổ chấn thương chỉnh hình

Địa điểm phẫu thuật:

  • Phẫu thuật tốt nhất nên được thực hiện trong phòng vô trùng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng từ môi trường xung quanh.

  • Phòng phẫu thuật phải đầy đủ hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước và điều hòa nhiệt độ.

  • Có đầy đủ bàn mổ, bàn đựng hóa chất.

  • Đẩy đủ trang thiết bị máy móc cần thiết cho phẫu thuật: hệ thống gây mê, đo điện tim, máy theo dõi sự sống,…

Bác sĩ phẫu thuật:

  • Mổ chính: là người đảm nhiệm mổ chính và điều hành trong suốt quá trình phẫu thuật.

  • Phụ mổ: là người phụ giúp mổ chính trong các công việc: đưa dụng cụ mổ, cắt chỉ, cầm máu,…

  • Nhân viên gây mê,…

Dụng cụ, hóa chất:

  • Dụng cụ mổ: Dao mổ, kéo mổ, cưa, đục xương, panh, kìm, kim và chỉ khâu, bông, gạc y tế,… Dụng cụ mổ cần được sát trùng và để trong khay, sắp xếp theo đúng vị trí để thao tác dễ dàng và nhanh chóng.

  • Thuốc và hóa chất: thuốc gây mê, gây tê, thuốc cấp cứu, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc cầm máu, dung dịch sát trùng,… Thuốc và hóa chất cần được để trên bàn gọn gàng và chỉ mang những thứ cần thiết vào phòng mổ để tránh nhầm lẫn. 

Cần chuẩn bị kỹ càng phòng mổ và ekip mổ trước khi thực hiện ca phẫu thuật

Cần chuẩn bị kỹ càng phòng mổ và ekip mổ trước khi thực hiện ca phẫu thuật

Hộ lý, chăm sóc hậu phẫu:

  • Sau khi ca mổ hoàn thành, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi cho đến khi thuốc mê, thuốc tê hết tác dụng. 

  • Thời gian đầu sau mổ, bệnh nhân chỉ nên ăn thức ăn dễ tiêu và đủ chất dinh dưỡng.

  • Vệ sinh vết mổ hàng ngày và điều trị kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Theo dõi sự hồi phục của vết mổ, nếu có dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ thì cần được xử lý ngay.

3. Một số kỹ thuật mổ chấn thương chỉnh hình quan trọng

Gãy xương tay: 

Đây là loại chấn thương cơ xương rất thường gặp. Đa số trường hợp gãy xương cánh tay có thể điều trị bằng nẹp, bó bột có kết quả tốt, bệnh nhân phục hồi cơ năng hoàn hảo và ít để lại di chứng. Tuy nhiên trong trường hợp xương tay gãy hở, gãy thấu khớp, gãy vụn nhiều, các tổ chức cơ, thần kinh, mạch máu bị tổn thương nặng thì cần phải tiến hành mổ chấn thương chỉnh hình để điều trị.

Đối với gãy xương tay có thể mổ với đinh nội tủy hoặc mổ cố định trong với nẹp vít. 

  • Nẹp vít AO là phương pháp mổ tốt trong trường hợp này. 

  • Đóng đinh nội tủy có thể đóng từ dưới lên hoặc từ trên xuống, sử dụng đinh chốt ngang cho kết quả tốt như các phương pháp khác.

 Khi xương tay gãy hở và tổn thương nặng các phần mềm xung quanh thì cần chỉ định mổ điều trị

Khi xương tay gãy hở và tổn thương nặng các phần mềm xung quanh thì cần chỉ định mổ điều trị

Gãy xương đòn: 

Theo nghiên cứu cho thấy 85% trường hợp gãy xương đòn ở vị trí 1/3 giữa, 10% ở vị trí 1/3 ngoài và 5% ở 1/3 trong.

Các trường hợp gãy xương đòn không lệch ở vị trí giữa đều có thể điều trị không mổ bằng băng số tám trong 6 tháng. Hầu hết trường hợp gãy xương đòn đều lành nhanh với ít di chứng, cơ năng hoàn hảo.

Các trường hợp có thể mổ cấp cứu gãy xương đòn:

  • Gãy hở xương, đầu nhọn xương làm tổn thương các tổ chức xung quanh.

  • Gãy làm tổn thương, biến chứng mạch máu dưới đòn thường kèm liệt đám rối thần kinh.

  • Gãy xương đòn kèm theo gãy xương bả vai cùng bên hoặc kèm gãy nhiều xương sườn.

  • Gãy xương đòn di lệch lớn, sợ điều trị không mổ sẽ hình thành khớp giả.

 Hình ảnh xương đòn bị gãy

Hình ảnh xương đòn bị gãy

Cách mổ:

  • Rạch đường da song song với xương đòn, chú ý tránh thần kinh trên đòn bắt chéo động mạch.

  • Đa số thường dùng nẹp DCP 3,5 mm, nẹp LC - DCP. Đặt nẹp ở mặt trên xương đòn và uốn cong theo xương.

  • Nếu xương gãy vụn nhiều thì cần phải tiến hành ghép các mảnh xương lại với nhau.

  • Khi đóng đinh nội tủy cần chọn đinh phù hợp với xương.

Cần lưu ý rằng mổ cấp cứu gãy xương đòn cũng có thể xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng, sẹo xấu, hình thành khớp giả,…

Tổn thương cột sống:

Các trường hợp đa chấn thương thường kèm theo tổn thương vùng cột sống. Khi di chuyển bệnh nhân cần cần thận, hạn chế lăn trở để đề phòng tổn thương cột sống nặng hơn.

Nếu có dấu hiệu bị liệt thần kinh thì cần cấp cứu như sau:

  • Kéo nắn cấp cứu cho cột sống thẳng hàng, hạn chế chèn ép tủy sống.

  • Phát hiện thấy lệch trục cột sống cần cho nắn thẳng ngay. Cần chú ý không nên kéo dãn tủy quá mức. Đồng thời cần tiến hạnh chụp MRI để phát hiện máu tụ, phù nề ở tủy.

  • Khi bị liệt tủy cần mổ sớm trước 24 giờ để hạn chế các biến chứng sau này.

Có thể thấy rằng mổ chấn thương chỉnh hình là một loại hình phẫu thuật rất quan trọng để phục hồi cơ năng ban đầu, thậm chí là cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân khỏi cơn nguy kịch khi tai nạn xảy ra. Để tìm hiểu về các loại phẫu thuật chỉnh hình hiện nay, bạn có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ