Tin tức

Phẫu thuật cột sống: Khi nào cần thực hiện? Bao lâu thì hồi phục?

Ngày 17/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Khi điều trị các bệnh lý về cột sống, điều trị bảo tồn luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật để cải thiện tình trạng sức khỏe và chất lượng sống. Vậy những ai cần phẫu thuật cột sống và sau phẫu thuật, người bệnh cần mất bao lâu mới có thể phục hồi sức khỏe?

1. Những ai cần phẫu thuật cột sống?

Cột sống có vai trò vô cùng quan trọng, giúp chúng ta có thể vận động, dễ dàng thực hiện những tư thể như cúi người, nghiêng người,... Bệnh lý về cột sống là những vấn đề rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, làm giảm chất lượng sống và tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh. 

Các biện pháp điều trị bệnh như vật lý trị liệu, dùng công cụ hỗ trợ,... luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khi những phương pháp nêu trên không thể khắc phục được những vấn đề ở cột sống của người bệnh thì các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. 

1.1. Các phương pháp phẫu thuật cột sống

Các loại phẫu thuật cột sống phổ biến hiện nay gồm: 

- Phẫu thuật mở: Đây là phương pháp truyền thống với tác dụng loại bỏ được sự chèn ép của cột sống lên rễ thần kinh. Do mức độ xâm lấn cao nên phương pháp này tồn tại một số nguy cơ biến chứng lớn như mất máu nhiều, nhiễm trùng, tổn thương những mô mềm quanh vùng phẫu thuật,...

Có nhiều phương pháp phẫu thuật cột sống

Có nhiều phương pháp phẫu thuật cột sống

- Mổ cột sống bằng tia laser: Người bệnh không bị đau đớn trong quá trình phẫu thuật và cũng không cần phải lo lắng về nguy cơ để lại sẹo về sau. 

 - Mổ nội soi: Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ được hỗ trợ đắc lực từ kính hiển vi phẫu thuật. Nhờ đó, bác sĩ có thể quan sát được cấu trúc của cột sống một cách rõ ràng và từ đó can thiệp dễ dàng và chính xác, hạn chế xâm lấn và nguy cơ rủi ro. 

- Cố định cột sống thắt lưng: Là cách nắn chỉnh lại cột sốt của người bệnh để người bệnh có thể di chuyển và vận động dễ dàng hơn sau phẫu thuật.

- Nẹp vít cột sống: Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn, giảm nguy cơ tổn thương đến cơ và mô mềm xung quanh khu vực được can thiệp. 

1.2. Những đối tượng cần phẫu thuật cột sống

Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cải thiện những vấn đề về cột sống trong những trường hợp dưới đây: 

- Người bệnh thường bị đau nghiêm trọng vùng cột sống. Cơn đau kéo dài nhiều ngày mà không thuyên giảm. Người bệnh đã được áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn nhưng không có nhiều tác dụng. 

Người bệnh đã áp dụng phương pháp trị liệu nhưng không hiệu quả có thể được chỉ định phẫu thuật

Người bệnh đã áp dụng phương pháp trị liệu nhưng không hiệu quả có thể được chỉ định phẫu thuật

- Bị một số bệnh lý về cột sống khiến cho chân tay bị tê yếu, chèn ép dây thần kinh tọa, teo cơ, bại liệt,...

- Tủy sống và ống sống của người bệnh bị chèn ép. 

- Người bệnh bị biến chứng thoát vị đĩa đệm, gây chèn ép rễ thần kinh và khiến bệnh nhân vô cùng khó khăn khi di chuyển, vận động. 

- Cột sống bị biến dạng. 

 - Tình trạng thoái hóa cột sống nghiêm trọng khiến hẹp ống sống,...

2. Sau phẫu thuật cột sống bao lâu thì phục hồi?

Có thể nói rằng, phẫu thuật cột sống rất phức tạp. Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cần có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và cần được sự hỗ trợ từ các trang thiết bị y tế hiện đại nhất. 

Trước đây, phương pháp mổ mở với nhiều nguy cơ biến chứng như tổn thương dây thần kinh tủy sống, liệt tứ chi, nhiễm trùng,... khiến người bệnh vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại cùng với đó là những trang thiết bị y tế, kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến và sự nâng cao không ngừng về trình độ chuyên môn của các y bác sĩ chính là những yếu tố quan trọng giúp tăng cơ hội điều trị thành công và giảm nguy cơ tai biến cho những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cột sống. 

Rất khó để có thể đưa ra dự đoán chính xác “phẫu thuật cột sống bao lâu thì khỏi” vì vấn đề này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như thể trạng của người bệnh, mức độ bệnh, mục đích điều trị, loại phẫu thuật được áp dụng,...

Thông thường với những trường hợp mổ bắt vít, bệnh nhân cần nằm bất động tại giường trong khoảng 1 đến 2 ngày đầu tiên sau mổ. Sau 48 giờ, bệnh nhân có thể vận động tại chỗ và đi lại nhẹ nhàng. Người bệnh có thể cần ở lại viện khoảng 5 đến 7 ngày để được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe. Thông thường, để trở lại với công việc ít hoạt động, người bệnh cần khoảng 4 đến 6 tuần. Nếu muốn tham gia các hoạt động thể chất, bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi ít nhất 3 tháng. 

Người bệnh cần được nghỉ ngơi sau phẫu thuật

Người bệnh cần được nghỉ ngơi sau phẫu thuật

Những trường hợp bệnh nhân thực hiện phẫu thuật bằng kính vi phẫu thì thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn. Đây cũng là phương pháp có tỷ lệ thành công tương đối cao, nguy cơ nhiễm trùng thấp. Sau khoảng 1 đến 2 ngày tính từ thời điểm phẫu thuật, bệnh nhân có thể sinh hoạt nhẹ nhàng và nếu tình trạng sức khỏe ổn định, người bệnh có thể được xuất viện sớm hơn dự kiến. 

Các trường hợp mổ cột sống do bệnh lý thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng, người bệnh cần đợi ít nhất 3 tháng mới có sự cải thiện triệu chứng. Sau mổ khoảng 12 tháng các triệu chứng sẽ cải thiện rõ ràng hơn. 

Sau mổ cột sống, người bệnh cần phải đeo đai để ổn định đường cong sinh lý cột sống, giúp cho vết thương nhanh lành và người bệnh có thể sớm vận động bình thường. Hơn nữa, đai đeo cột sống còn có thể hỗ trợ người bệnh trong một số hoạt động và cũng là một dụng cụ hỗ trợ để nhắc nhở bệnh nhân không nên thực hiện các động tác gắng sức gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sức khỏe sau mổ. Thông thường, bệnh nhân nên đeo đai trong vòng 3 tháng và không đeo quá 20 giờ trong một ngày. Không nên lạm dụng để tránh gây cứng khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động. 

Nếu có bất thường về cột sống, bạn nên đi khám sớm

Nếu có bất thường về cột sống, bạn nên đi khám sớm

Trên đây là những thông tin về phẫu thuật cột sống, những đối tượng cần phẫu thuật và thời gian phục hồi sau phẫu thuật. Trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật, người bệnh nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để có thể đạt được kết quả tốt nhất và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng. 

Nếu có triệu chứng nghi ngờ mắc các bệnh lý về xương khớp, quý khách hàng có thể liên hệ đến Chuyên khoa Cơ xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám sớm nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ