Tin tức

Viêm cột sống dính khớp: bệnh lý nguy hiểm có thể gây tàn phế

Ngày 01/03/2024
Nguyễn Thu Hằng
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị tàn phế không chú ý điều trị sớm. Biểu hiện ban đầu của bệnh lý này dễ bị nhầm lẫn với một số căn bệnh liên quan đến xương khớp khác, khiến không ít người chủ quan, phát hiện muộn, làm giảm sút kết quả điều trị.

1. Tìm hiểu về viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là một bệnh lý mạn tính. Trong đó, biểu hiện đặc trưng nhất là hiện tượng vôi hóa cột sống, lâu dần dẫn đến dính khớp, dẫn đến tình trạng khó cử động, thậm chí là tàn phế.

Viêm cột sống dính khớp thường khởi phát sớm nhưng tiến triển chậm

Viêm cột sống dính khớp thường khởi phát sớm nhưng tiến triển chậm

Đặc điểm của bệnh lý này là khởi phát sớm nhưng tiến triển chậm, khiến bệnh nhân khó phát hiện bệnh, chủ quan không đi chữa trị.

2. Dấu hiệu thường gặp ở người bị viêm cột sống dính khớp

Tuy rằng diễn biến chậm nhưng nếu để ý theo dõi sự thay đổi của cơ thể, người bệnh vẫn có thể nhận biết sớm bệnh lý viêm cột sống dính khớp. Cụ thể, dưới đây là những triệu chứng dễ nhận biết nhất:

-         Cơn đau nhức xuất hiện tại khu vực thắt lưng hoặc lưng. Cơn đau kéo dài tối thiểu 3 tháng, diễn biến âm ỉ, không thuyên giảm ngay cả khi nghỉ ngơi nhưng lại giảm bớt khi vận động nhẹ.

-         Đau nhiều vào buổi sáng.

-         Một hoặc 2 bên hông xuất hiện cơn đau, đây là dấu hiệu cho thấy khớp cùng chậu bị viêm.

-         Đau nhức kèm biểu hiện sưng nóng, tràn dịch khớp tại vùng khớp đối xứng như khớp háng, khớp gối.

-         Cổ bị đau, khó quay đi quay lại.

-         Khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

-         Mệt mỏi, không có cảm giác ngon miệng, sụt cân.

-         Ngón chân và ngón tay bị sưng.

-         Tiêu chảy, xuất huyết đường tiêu hóa,…

Người bệnh hay bị đau lưng hoặc thắt lưng

Người bệnh hay bị đau lưng hoặc thắt lưng

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm cột sống dính khớp

Cho đến nay vẫn chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân dẫn đến viêm cột sống dính khớp. Tuy vậy, giới tính, tuổi tác và bệnh nền có thể là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý này.

-         Giới tính: Nam giới thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn nữ giới, dấu hiệu cũng rõ nét hơn.

-         Tuổi tác: Bệnh chủ yếu khởi phát từ sớm, phần lớn bệnh nhân đều phát hiện bệnh ở độ tuổi 20 đến 30. Thực tế, đã có trẻ em dưới 15 tuổi mắc phải hội chứng này.

-         Bệnh nền: Người từng bị viêm loét đại tràng, vẩy nến và Crohn được cho là có nguy cơ mắc viêm cột sống dính khớp cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, bệnh lý này cũng có liên quan đến kháng nguyên HLA-B27.

4. Chẩn đoán viêm cột sống dính khớp như thế nào?

4.1. Áp dụng một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Đầu tiên, bác sĩ tiến hành khám lâm sàng, thăm hỏi triệu chứng của bệnh nhân. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như:

-         Chụp X-quang: Nhằm tìm kiếm dấu hiệu bất thường tại vùng chậu, tổn thương tại cột sống và khu vực khớp háng.

-         Chụp MRI: Thường được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mới ở giai đoạn đầu, dấu hiệu tổn thương chưa thể hiện rõ trên phim chụp X-quang. Từ đó, hỗ trợ chẩn đoán sớm, cho kết quả chính xác hơn.

Bác sĩ phân tích phim chụp X - quang

Bác sĩ phân tích phim chụp X - quang

4.2. Tiến hành các xét nghiệm cần thiết

Bên cạnh chỉ định thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân làm thêm xét nghiệm chuyên sâu như:

-         Xét nghiệm tìm kiếm kháng nguyên HLA-B27.

-         Xét nghiệm phân tích tổng tế bào máu.

-         Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan (xác định GOT và GPT).

-         Xét nghiệm kiểm tra chức năng thận,…

5. Các phương pháp điều trị

4.1. Điều trị không dùng thuốc

Phương pháp này chủ yếu tập trung vào những bài tập vận động, hỗ trợ điều trị và giúp bệnh nhân sống chung với bệnh lý, phổ biến là:

-         Tập Yoga.

-         Bài tập kéo giãn cơ.

-         Tập thể dục aerobic.

-         Bơi lội, đạp xe, đi bộ,...

Yoga - bài tập được khuyến khích cho những người mắc bệnh <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/can-benh-dau-nhuc-xuong-khop-o-nguoi-cao-tuoi-s68-n19513'  title ='xương khớp'>xương khớp</a>

 Yoga - bài tập được khuyến khích cho những người mắc bệnh xương khớp

Trong quá trình tập, người bệnh nên tập theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu, duy trì cường độ và tần suất phù hợp theo thể trạng sức khỏe. Trường hợp nhận thấy dấu hiệu đau nhức bất thường ở lưng và thắt lưng, người bệnh hãy dừng tập và đi khám càng sớm càng tốt.

4.2. Phương pháp điều trị dùng thuốc

Phụ thuộc theo tình trạng bệnh lý cụ thể, bác sĩ có thể kê cho người bệnh dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Đây thường là những loại thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc chống thấp khớp, thuốc Corticosteroids,... Thuốc cần sử dụng theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

4.3. Phẫu thuật

Biện pháp phẫu thuật chỉ định trong những trường hợp sau:

-         Điều trị nội khoa không còn mang lại hiệu quả.

-         Cấu trúc khớp háng bị tổn thương nặng, có nguy cơ bị gãy.

-         Cột sống bị biến dạng cần can thiệp chỉnh hình.

-         Người bệnh bị đau dài ngày, di chuyển khó khăn, cấu trúc khớp háng có dấu hiệu biến dạng (theo phân tích trên phim chụp X-quang).

4.4. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị

Ngoài 3 hướng điều trị trên, người bệnh đôi khi còn được bác sĩ chỉ định một vài phương pháp hỗ trợ chữa trị tại nhà, khi tình trạng bệnh chưa nghiêm trọng, như:

-         Chườm lạnh hoặc chườm nóng.

-         Massage kích thích lưu thông khí huyết.

-         Châm cứu.

-         Nghỉ ngơi.

-         Điều chỉnh các tư thế đúng.

-         Có chế độ ăn uống điều độ, đủ chất.

5. Làm thế nào để phòng tránh viêm cột sống dính khớp?

Thực tế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm cột sống dính khớp vẫn chưa được xác định chính xác, nên cách phòng tránh căn bệnh này cũng chỉ mang tính tương đối. Tuy vậy, việc duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học, vận động vừa sức,... được cho là cũng có thể phòng ngừa bệnh lý này.

Ngoài ra, việc thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là một cách phòng ngừa bệnh lý hiệu quả. Khi đi khám định kỳ, các bác sĩ sẽ tư vấn chế độ sinh hoạt phù hợp, đồng thời phát hiện được sớm các bất thường về sức khỏe nói chung, xương khớp nói riêng (nếu có), từ đó có hướng điều trị sớm, ngăn ngừa bệnh tiến triển và các biến chứng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên khám ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý. Một đơn vị y tế uy tín bạn có thể lựa chọn thăm khám là chuyên khoa Cơ Xương Khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với gần 30 năm hoạt động, MEDLATEC đã khẳng định được chất lượng với những ưu điểm vượt trội như:

MEDLATEC là đơn vị y tế sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi

MEDLATEC là đơn vị y tế sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi

-         Quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giỏi chuyên môn.

-         Trung tâm Xét nghiệm hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và được cấp chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ.

-         Hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máy chụp X-quang, máy chụp CT, máy chụp MRI, máy siêu âm,... nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ,...

Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ