Tin tức
Phẫu thuật lạc nội mạc tử cung: Chi tiết quy trình thực hiện và hướng dẫn cách chăm sóc sau mổ
- 06/09/2024 | U lạc nội mạc tử cung: Hướng dẫn chi tiết phương pháp điều trị và phòng ngừa
- 22/09/2024 | Tìm hiểu kinh nghiệm chữa lạc nội mạc tử cung an toàn, hiệu quả
- 25/09/2024 | Điều trị lạc nội mạc tử cung bằng phương pháp nào hiệu quả? Thực hiện ở đâu?
1. Bệnh lạc nội mạc tử cung: Khái quát nguyên nhân và triệu chứng gặp phải
1.1. Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh lạc nội mạc tử cung?
Bệnh lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mảnh niêm mạc trong buồng tử cung xuất hiện ở các vị trí khác của cơ thể như buồng trứng, ống dẫn trứng, cơ của tử cung, thành bụng và các cơ quan khác của vùng chậu.
Cũng như các niêm mạc buồng tử cung bình thường, niêm mạc phát triển sai vị trí vẫn dày lên rồi bong tróc và gây chảy máu, từ đó gây viêm, đau, hình thành mô sẹo và dính mô.
Nguyên nhân của bệnh lạc nội mạc tử cung tuy chưa thể xác định chính xác nhưng hầu hết ca mắc phải thường liên quan đến các yếu tố:
- Kinh nguyệt trào ngược khiến cho máu kinh chứa các tế bào nội mạc tử cung không ra khỏi âm đạo mà bị trào ngược qua ống dẫn trứng và vùng chậu hoặc vào trong ổ bụng. Điều đó khiến cho những tế bào nội mạc tử cung này bám vào các cơ quan đó, phát triển như tế bào nội mạc tử cung thật.
- Hệ miễn dịch bất thường khiến cơ thể không nhận diện được để loại bỏ các tế bào lạc nội mạc tử cung cũng như phá hủy các mô lạc nội mạc tử cung ở bên ngoài tử cung.
- Từng phẫu thuật tử cung hoặc thành bụng như mổ lấy thai, cắt u xơ tử cung, mổ nội soi vùng chậu,... có thể khiến cho tế bào nội mạc tử cung đi lầm chỗ, cấy vào và phát triển ở vết mổ.
- Tăng nội tiết tố estrogen kích thích sự phát triển và hoạt động của tế bào mô nội mạc tử cung.
- Các yếu tố khác như: chu kỳ Kinh nguyệt dưới 27 ngày hoặc trên 7 ngày, không sinh con hoặc sinh con muộn, có mẹ hoặc chị em gái bị lạc nội mạc tử cung,...
Hình ảnh mô tả sự phát triển sai vị trí của tế bào nội mạc tử cung
1.2. Triệu chứng gặp phải ở phụ nữ bị bệnh lạc nội mạc tử cung
Khi mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, nữ giới sẽ gặp phải các triệu chứng như:
- Đau vùng chậu và bụng dưới trong kỳ kinh, nhất là vào những ngày trước và trong kỳ kinh.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Khó thụ thai hoặc bị vô sinh, hiếm muộn do có nhiễm trùng và sẹo từ mô lạc nội mạc tử cung.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, có thể kèm chảy máu giữa kỳ kinh.
- Cảm giác mệt mỏi kéo dài.
- Vô sinh.
2. Phẫu thuật lạc nội mạc tử cung: Đối tượng và quy trình thực hiện
2.1. Đối tượng phải thực hiện phẫu thuật
Không phải trường hợp nào bị lạc nội mạc tử cung đều phải phẫu thuật, bác sĩ chỉ đưa ra chỉ định thực hiện đối với những trường hợp sau:
- Khối lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng có kích thước lớn.
- Bị đau dữ dội ở vùng chậu không thuyên giảm hoặc đau khi quan hệ tình dục, khi vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Các triệu chứng lạc nội mạc tử cung ngày càng tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng tới bàng quang, cơ quan nội tạng,...
- Đã điều trị nội khoa nhưng vẫn tái phát bệnh.
- Cần được loại bỏ mô nội mạc đang phát triển do nguy cơ vô sinh cao.
2.2. Các phương pháp thực hiện phẫu thuật lạc nội mạc tử cung
Thông thường, phẫu thuật lạc nội mạc tử cung sẽ được bác sĩ thực hiện với một trong các phương pháp sau:
- Phẫu thuật nội soi : Các khối u được cắt bỏ, đốt bằng laser
- Phẫu thuật mổ mở : Quá trình phẫu thuật mở bụng sẽ diễn ra như sau:
+ Bác sĩ sẽ tạo một vết cắt dài ở bụng dưới của bệnh nhân để quan sát bên trong và loại bỏ các mô bị ảnh hưởng.
+ Bác sĩ sử dụng các dụng cụ phẫu thuật để cắt các mô nội mạc tử cung từ các bộ phận như bàng quang, trực tràng, buồng trứng và ống dẫn trứng.
+ Khi phẫu thuật thành công, bác sĩ sẽ khâu đóng vết mổ.
Phương thức phẫu thuật lạc nội mạc tử cung sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố
2.3. Những rủi ro có thể gặp phải khi mổ lạc nội mạc tử cung thành bụng
- Nhiễm trùng sau mổ do không tuân thủ hướng dẫn chăm sóc vết mổ.
- Chảy máu bên trong vết mổ do quá trình bóc tách nang gây chảy máu nhiều.
- Sẹo bên trong vết mổ gây tái phát lạc nội mạc tử cung.
- Phản ứng với thuốc gây mê như: buồn nôn, nôn, đau đầu, dị ứng,...
Những rủi ro này sẽ được hạn chế tối đa nếu quy trình mổ được thực hiện đúng kỹ thuật và tuân thủ tốt các chỉ dẫn của bác sĩ sau điều trị.
3. Theo dõi và chăm sóc vết thương sau khi phẫu thuật lạc nội mạc tử cung
3.1. Theo dõi và chăm sóc tại cơ sở y tế
Sau khi hoàn tất quy trình phẫu thuật lạc nội mạc tử cung, người bệnh sẽ được lưu lại viện một thời gian để theo dõi tiến triển sức khỏe. Giai đoạn này, người bệnh sẽ được theo dõi sự xuất hiện của các tình trạng: thấm máu ra băng ở vết mổ, bầm tím hay sưng đỏ ở vết mổ,...
Người bệnh được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà sau phẫu thuật lạc nội mạc tử cung
3.2. Theo dõi và chăm sóc tại nhà
Khi bệnh nhân được xuất viện, cần đặc biệt chú ý các vấn đề sau:
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh các hoạt động gắng sức, nâng vật nặng hoặc vận động mạnh trong ít nhất 4 - 6 tuần sau mổ.
- Tăng bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là rau xanh, trái cây và protein. Chế độ ăn uống cân bằng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi phục của vết mổ.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày để duy trì chức năng thận và hỗ trợ đào thải các chất độc trong cơ thể.
- Luôn giữ cho vết mổ trong điều kiện sạch và khô bằng cách thay băng theo hướng dẫn của bác sĩ và không để nước tiếp xúc với vết mổ quá sớm.
- Nếu xuất hiện tình trạng đau tăng đột ngột, chảy máu, sưng đỏ hoặc mùi hôi từ vết mổ, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra.
- Theo dõi và tái khám định kỳ để đánh giá quá trình hồi phục và kịp thời phát hiện biến chứng.
Nếu phát hiện bất cứ triệu chứng nào cảnh báo lạc nội mạc tử cung như đã đề cập ở trên, quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Bằng cách này, quý khách sẽ được chẩn đoán đúng để điều trị bệnh kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
