Tin tức
Phẫu thuật mở sụn giáp trong điều trị ung thư dây thanh quản: Quy trình thực hiện và hiệu quả đạt được
- 21/07/2022 | Các loại ung thư thanh quản thường gặp: dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị
- 30/04/2024 | Ung thư thanh quản: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- 20/06/2024 | U sùi dây thanh quản - Tuyệt đối không được chủ quan
1. Khái quát về sụn giáp và bệnh ung thư dây thanh quản
1.1. Vị trí và vai trò của sụn giáp
Sụn giáp là sụn nằm ở vùng cổ, ngay dưới yết hầu, bao quanh thanh quản, hình dạng như một lá giáp. Đây là phần sụn bảo vệ các cơ quan trong thanh quản không bị tổn thương trong quá trình phát âm và thở đồng thời điều chỉnh âm thanh khi phát ra từ thanh quản.
Sụn giáp nằm ở vùng cổ, hình dáng tương tự lá giáp
1.2. Bệnh ung thư dây thanh quản: Nguyên nhân và triệu chứng
1.2.1. Nguyên nhân
Ung thư dây thanh quản ảnh hưởng khả năng hô hấp và thực hiện hành động nói của con người. Bệnh là kết quả của sự tăng sinh mất kiểm soát của tế bào tại thanh quản làm xuất hiện khối u ác tính ở dây thanh quản.
Những yếu tố khiến cho tế bào ác tính tăng sinh ở thanh quản gồm:
- Nghiện hút thuốc lá khiến chất độc có trong thuốc lá làm tổn thương niêm mạc dây thanh và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
- Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, khói bụi, các tác nhân ô nhiễm trong môi trường,...
- Tiền sử gia đình bị ung thư.
- Tình trạng trào ngược axit dạ dày vào thực quản và thanh quản khiến niêm mạc thanh quản bị tổn thương.
1.2.2. Triệu chứng
Ung thư dây thanh quản thường có những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý viêm họng, viêm amidan, cảm cúm,... Thường gặp nhất ở bệnh nhân là các tình trạng:
- Khàn giọng kéo dài, không tự khỏi.
- Đau hoặc cảm giác cộm trong họng, khó nuốt thức ăn.
- Thở khò khè, khó thở.
- Một số bệnh nhân có thể sờ thấy khối u ở cổ.
- Ho kéo dài, đôi khi có đờm, không có dấu hiệu thuyên giảm và thường không đáp ứng với thuốc ho thông thường.
- Mệt mỏi, kiệt sức kéo dài và giảm cân không lý do.
Bệnh nhân ung thư dây thanh rất dễ bị đau cổ họng, khó nuốt trong thời gian dài
2. Phẫu thuật mở sụn giáp cắt dây thanh điều trị ung thư dây thanh quản
2.1. Trường hợp nào cần phẫu thuật mở sụn giáp cắt dây thanh quản?
Mở sụn giáp cắt dây thanh giúp loại bỏ phần dây thanh có khối u và ngăn ngừa sự lây lan của tế bào ung thư sang các khu vực khác. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành một đường mổ nhỏ để mở sụn giáp và tiếp cận dây thanh quản. Sau khi tiếp cận dây thanh, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần dây thanh bị tổn thương.
Phẫu thuật mở sụn giáp để cắt dây thanh quản được áp dụng đối với bệnh nhân:
- Ung thư dây thanh giai đoạn T1a.
- Khối u ác tính dây thanh quản đã lan đến mép trước, không tiếp cận được bằng phương pháp nội soi.
2.2. Quy trình phẫu thuật mở sụn giáp cắt dây thanh điều ung thư thanh quản
Quy trình phẫu thuật sụn giáp cắt dây thanh trong điều trị thanh quản trải qua các bước:
- Trước khi diễn ra phẫu thuật
Bệnh nhân sẽ được thực hiện các kiểm tra cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe, tránh các yếu tố gây ảnh hưởng đến ca phẫu thuật.
- Quá trình tiến hành phẫu thuật
+ Người bệnh được gây mê toàn thân để khi phẫu thuật diễn ra sẽ không có cảm giác đau đớn.
+ Bác sĩ rạch đường mổ nhỏ ở vùng cổ để dễ dàng tiếp cận sụn giáp và dây thanh.
+ Bác sĩ thực hiện bóc tách dây thanh sát màng sụn giáp sau đó vừa cắt bỏ khối u vừa kiểm soát chặt chẽ ranh giới của khối u.
+ Khâu phục hồi sụn giáp, tiến hành dẫn lưu kín và khâu đóng vết mổ.
Phẫu thuật mở sụn giáp điều ung thư dây thanh quản cần được thực hiện đúng quy trình để giảm thiểu tối đa rủi ro
2.3. Theo dõi và chăm sóc vết thương sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được đưa về phòng hậu phẫu và chăm sóc như sau:
- Người bệnh được hút dịch và thay băng hàng ngày và dùng thuốc chống phù nề, thuốc chống viêm và kháng sinh phổ rộng.
- Lưu bóng áp lực thấp canuyn 24 giờ sau đó thay thế bằng canuyn không bóng.
- Chỉ định ăn qua sonde dạ dày trong 3 - 5 ngày, theo dõi nếu ăn tốt sẽ cân nhắc thời gian rút sonde.
- Kiểm tra thanh môn rộng sau đó chỉ định rút canuyn.
Sau khi xuất viện, người bệnh cần:
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thức ăn quá cứng hoặc quá nóng.
- Theo dõi để phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, thông báo với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề phát sinh và ngăn chặn nguy cơ tái phát.
3. Phẫu thuật mở sụn giáp cắt dây thanh trong điều ung thư dây thanh quản mang lại điều gì cho người bệnh?
Phẫu thuật mở sụn giáp cắt dây thanh quản là phương pháp điều trị mang lại nhiều lợi ích như:
- Loại bỏ khối u ác tính, ngăn chặn di căn và giảm thiểu tối đa khả năng tái phát bệnh.
- Giúp đường thở được thuận lợi, cải thiện rõ rệt khả năng thở cho người bệnh.
- Tăng thời gian sống cho bệnh nhân.
Phương pháp mở sụn giáp cắt dây thanh là giải pháp hiệu quả, được chỉ định cho một số trường hợp bị ung thư dây thanh quản như đã đề cập ở trên. Quy trình điều trị này cũng tiềm ẩn một số rủi ro như mọi ca phẫu thuật khác. Tuy nhiên, khi được thực hiện kịp thời, đúng kỹ thuật, sẽ giúp bệnh nhân cải thiện khả năng thở, phát âm và nâng cao tuổi thọ.
Nếu phát hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ bệnh lý này, người bệnh nên sớm thăm khám để được kiểm tra, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.
Quý khách hàng đang gặp các vấn đề liên quan đến dây thanh quản có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!