Tin tức

Phổi nằm ở vị trí nào? Các bệnh thường gặp và cách phòng tránh

Ngày 13/08/2024
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Phổi là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Phổi dễ bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực bên ngoài, dẫn đến nhiều bệnh lý. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phổi nằm ở vị trí nào, có chức năng gì cũng như các bệnh về phổi và cách phòng tránh.

1. Phổi nằm ở vị trí nào, có chức năng gì?

Phổi thuộc cơ quan hô hấp và có chức năng chính là trao đổi khí, cụ thể như sau. 

Phổi nằm ở vị trí nào?

Mỗi người có 2 lá phổi, gọi là phổi phải và phổi trái. Phổi phải nằm ở lồng ngực phải, phổi trái nằm ở lồng ngực trái, bao quanh 2 lá phổi là hệ thống xương sườn, xương ức, xương đòn và cơ. Giữa 2 lá phổi là khí quản có nhiệm vụ dẫn không khí vào và ra khỏi phổi. Dưới 2 lá phổi là cơ hoành, ngăn cách phổi với gan, lá lách và dạ dày.

Chức năng của phổi là gì?

Biết được phổi nằm ở vị trí nào, vậy thì chức năng của phổi là gì? Theo đó, chức năng chính của phổi là trao đổi khí, cụ thể là cung cấp khí O2 cho cơ thể và thải khí CO2 ra ngoài. Ngoài ra, phổi còn thực hiện một số “nhiệm vụ” sau.

  • Lọc bọt khí trong máu và cục máu đông trong tĩnh mạch.
  • Cân bằng độ pH trong máu bằng cách tăng hoặc giảm nồng độ khí CO2.
  • Hỗ trợ kiểm soát huyết áp thông qua cơ chế chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II. 

Phổi nằm trong lồng ngực, có nhiệm vụ trao đổi khí cho cơ thể

Phổi nằm trong lồng ngực, có nhiệm vụ trao đổi khí cho cơ thể

2. Các bệnh về phổi thường gặp

Những chia sẻ trên giúp bạn nắm được phổi nằm ở vị trí nào và chức năng của phổi, Ở phần này, chúng ta cùng điểm qua các bệnh về phổi thường gặp. Nói chung, môi trường ô nhiễm, thói quen sinh hoạt không lành mạnh cùng với tuổi tác là những nguyên nhân gây ra các bệnh về phổi sau.

Viêm phế quản

Đây là bệnh về phổi thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ em. Nguyên nhân gây viêm phế quản chủ yếu là do virus, ngoài ra, còn có thể do nhiễm khuẩn hay các tác nhân gây dị ứng. Người bị viêm phế quản sẽ ho nhiều, ho có đờm, sốt hoặc không sốt.

Viêm phổi

Viêm phổi nếu không được điều trị tích cực sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân gây viêm phổi là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm. Các triệu chứng của viêm phổi sẽ nặng nhẹ khác nhau, tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, tuổi tác và cơ địa người bệnh. Thường thì người bệnh sẽ bị ho, sốt, ớn lạnh, khó thở, suy hô hấp và tím tái.

Viêm phế quản, viêm phổi là những bệnh lý về phổi rất thường gặp

Viêm phế quản, viêm phổi là những bệnh lý về phổi rất thường gặp

Bụi phổi

Bệnh lý này thường gặp ở những người làm việc hoặc sinh sống trong môi trường ô nhiễm, gần các nhà máy khai thác khoáng sản, than đá, đá, cát hay các nhà máy sản xuất xi măng, công trình xây dựng. Do thường xuyên hít bụi nên phổi bị tổn thương, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, tức ngực và ho kéo dài. 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng khí quản và phế quản bị viêm và tắc nghẽn không thể phục hồi, thậm chí là nghiêm trọng theo thời gian, đặc biệt là khi hút thuốc lá hoặc tiếp xúc khói thuốc lá. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể điều trị khỏi, chỉ có thể kiểm soát bệnh bằng cách ngưng hút thuốc và dùng thuốc giãn phế quản.

Hen suyễn

Đây là bệnh về phổi mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Người bị hen suyễn khi gặp các tác nhân gây kích ứng như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú,… ống phế quản sẽ bị viêm nhiễm và co thắt, dẫn đến ho, thở khò khè, tức ngực, suy hô hấp. Để kiểm soát bệnh và tránh nguy hiểm, người bị hen suyễn thường được chỉ định dùng kháng viêm dùng qua đường hít hoặc thuốc giãn phế quản.

Kiểm soát bệnh hen suyễn bằng cách dùng thuốc dạng hít hoặc xịt

Kiểm soát bệnh hen suyễn bằng cách dùng thuốc dạng hít hoặc xịt

Ung thư phổi

Nhắc đến bệnh về phổi, chắc hẳn ai cũng nghĩ tới ung thư phổi - bệnh lý có mức độ nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao. Khối u ác tính có thể hình thành tại đường thở hoặc cũng có thể di căn từ bộ phận, cơ quan khác. Nguyên nhân chính gây ung thư phổi là do môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá. 

3. Cách phòng ngừa bệnh về phổi

Thay đổi thói quen sinh hoạt, cải thiện môi trường sống, thăm khám sức khỏe định kỳ,… là những cách giúp phòng ngừa bệnh về phổi.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Nếu có thói quen hút thuốc lá, bạn cần loại bỏ ngay lập tức vì thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về phổi. Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh về phổi, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp sau.

  • Rửa tay thường xuyên với nước xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc ở nơi nhiều khói bụi.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh hoặc khi giao mùa. 
  • Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh về hô hấp.
  • Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và vận động mỗi ngày để tăng cường miễn dịch.

Đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp, phòng ngừa bệnh về phổi

Đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp, phòng ngừa bệnh về phổi

Cải thiện môi trường sống

Điều này đặc biệt quan trọng với những gia đình có người già, trẻ nhỏ hoặc người cơ địa dị ứng. Hãy thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, phòng ốc và giặt chăn ga gối nệm, rèm cửa, khăn bàn, thảm trải sàn,… Nếu nhà gần công trường, nhà máy, xí nghiệp thì hạn chế mở cửa và trang bị máy lọc không khí để không khí trong lành hơn.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Đây không chỉ là cách phòng bệnh về phổi mà còn có thể phòng được nhiều bệnh lý khác. Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất là mỗi năm 1 lần để đảm bảo sức khỏe không có vấn đề, nếu có thì sớm phát hiện và can thiệp. 

Ngoài ra, tiêm phòng vắc xin cũng là cách giúp phòng bệnh về phổi, chẳng hạn như vắc xin phòng phế cầu, vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng Hib,… Những loại vắc xin này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm phổi do vi khuẩn phế cầu, virus cúm, vi khuẩn Haemophilus influenzae.

Chủ động thăm khám sức khỏe ít nhất mỗi năm 1 lần

Chủ động thăm khám sức khỏe ít nhất mỗi năm 1 lần

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn biết được phổi nằm ở vị trí nào, có chức năng gì, đặc biệt là nắm được những cách phòng ngừa các bệnh về phổi thường gặp. Để đặt lịch khám tại Chuyên khoa Hô hấp của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.