Tin tức
Tư vấn: Lao phổi giai đoạn cuối biểu hiện như thế nào?
- 22/07/2024 | Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Cách điều trị là gì?
- 01/12/2023 | Xét nghiệm lao phổi bao lâu có kết quả? Nên thực hiện ở đâu?
- 01/12/2023 | Giải đáp thắc mắc: Bệnh lao phổi có chữa được không?
1. Nguyên nhân dẫn đến lao phổi là gì?
Lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao - Mycobacterium Tuberculosis gây ra.
Con đường lây nhiễm
Trực khuẩn lao có thể lây lan từ người sang người do tiếp xúc với giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ,… Giọt bắn chứa vi khuẩn có thể lơ lửng trong không khí hàng giờ.
Ngoài ra, người bình thường sử dụng chung vật dụng cá nhân, dụng cụ ăn uống với bệnh nhân lao phổi cũng có thể nhiễm vi khuẩn. Mẹ đang mang thai mắc lao phổi thì em bé có nguy cơ cao bị bệnh.
Có trường hợp nhiễm vi khuẩn lao nhưng không phát sinh triệu chứng nào. Đây là thể lao tiềm ẩn. Tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan vì trong tương lai, nếu gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn vẫn có thể bộc phát thành bệnh và lây lan cho người khác.
Mycobacterium Tuberculosis là tác nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm lao phổi
Đối tượng có nguy cơ cao bị lao phổi
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao phổi là:
- Người nghiện ma túy hay nhiễm HIV.
- Người thường xuyên sử dụng rượu, bia.
- Bệnh nhân tiểu đường hoặc người đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch.
- Người đã từng bị lao nhưng áp dụng sai phương pháp điều trị.
2. Những triệu chứng lao phổi giai đoạn cuối
Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp sẽ tấn cống đến phổi. Với bệnh nhân lao phổi giai đoạn cuối, vi khuẩn không chỉ hoạt động tại phổi mà còn nhiều cơ quan khác. Tùy vào bộ phận bị vi khuẩn xâm nhập mà triệu chứng của người bệnh lao phổi giai đoạn cuối có thể khác nhau.
Triệu chứng của lao phổi
Các triệu chứng điển hình và xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn của lao phổi là:
- Mệt mỏi thường xuyên, cảm giác cơ thể không năng lượng, lúc nào cũng thấy uể oải, ảnh hưởng công việc và sinh hoạt hàng ngày.
- Đau tức ngực, khó thở, cơn đau có thể âm ĩ hoặc dữ dội, đặc biệt là khi bệnh nhân gắng sức hoặc làm việc nặng. Với những trường hợp giai đoạn cuối, các cơn đau tức ngực xảy ra thường xuyên hơn, kể cả khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi.
- Ho dai dẳng từ 3 tuần trở lên, có thể ho khan hoặc có đờm. Lao phổi giai đoạn cuối, người bệnh thường ho ra máu.
- Sụt cân nhanh chóng trong thời gian ngắn, cơ thể gầy gò, xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.
- Ra mồ hôi trộm vào ban đêm ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ, dễ tỉnh giấc hoặc thậm chí là mất ngủ.
- Thường xuyên lên cơn sốt đi kèm cảm giác ớn lạnh, nhất là vào buổi chiều và tối.
- Các hạch bạch huyết ở cổ, nách, bẹn,… sưng to.
Thời kỳ cuối, bệnh nhân thường gặp tình trạng ho ra máu
Triệu chứng trên các cơ quan khác
Ở giai đoạn cuối, vi khuẩn lao có thể tấn công nhiều cơ quan và gây ra những triệu chứng khác nhau như:
- Hệ thần kinh: Người bệnh thường xuyên đau đầu dữ dội, sốt cao, co giật,…
- Hệ tiêu hóa: Đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chán ăn,…
- Hệ xương khớp: Các khớp đau nhức, sưng tấy, khả năng vận động các khớp kém linh hoạt,…
- Hệ sinh dục - tiết niệu: Tiểu rắt, tiểu buốt,…
Biến chứng
Vào giai đoạn cuối, phổi của bệnh nhân bị vi khuẩn tàn phá một cách nặng nề, có thể dẫn đến những biến chứng như:
- Giãn phế quản: Vi khuẩn tấn công mô phổi, quá trình phát triển của các tổ chức xơ bị cản trở khiến phế quản tổn thương gây giãn nở quá mức, người bệnh xuất hiện tình trạng ho ra máu kéo dài và nguy cơ tử vong cao.
- Tràn khí màng phổi: Không khí tràn vào khoang màng phổi khiến người bệnh đau tức ngực thường xuyên đi kèm cơn khó thở. Tình trạng này nếu không được can thiệp điều trị sẽ dẫn đến suy hô hấp cấp tính, đe dọa tính mạng người bệnh.
- Suy hô hấp mạn tính: Mô phổi bị tàn phá nặng nề không còn khả năng tự hồi phục. Vì vậy các chức năng của phổi không thể quay lại được trạng thái như ban đầu dù có can thiệp điều trị dẫn đến suy hô hấp mạn tính.
- U nấm phổi: Vi khuẩn đục khoét mô phổi tạo nên các hang lao. Lúc này, nấm Aspergillus có cơ hội xâm nhập và phát triển dẫn đến hình thành u nấm trong phổi.
Lao phổi giai đoạn cuối thường xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm
Lao phổi nếu được phát hiện và can thiệp điều trị sớm, đúng cách kết hợp quyết tâm, sự kiên trì của người bệnh thì vẫn có khả năng chữa được. Với những trường hợp lao phổi giai đoạn cuối, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém, khả năng phục hồi của người bệnh rất thấp và tiên lượng xấu. Chính vì vậy, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường thì bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm từ đó can thiệp điều trị đúng cách.
Hiện nay, các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín mà bạn có thể lựa chọn để thăm khám, chẩn đoán và điều trị lao phổi. MEDLATEC là đơn vị đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, sở hữu đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đã qua đào tạo chuyên môn, giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm với từng bệnh nhân.
Ngoài ra, MEDLATEC còn chú trọng đầu tư hệ thống máy móc hiện đại và Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế, tạo điều kiện tốt nhất để chẩn đoán và giải quyết “tận gốc” bệnh lý. MEDLATEC cũng liên kết hợp tác chuyên môn với nhiều bệnh viện hàng đầu trong nước, thuận tiện cho việc chuyển tuyến những trường hợp bệnh nặng cần điều trị chuyên sâu với thủ tục nhanh, gọn. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm đặt niềm tin sức khỏe vào các đơn vị của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Khách hàng thăm khám tại MEDLATEC
Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng tấn công của trực khuẩn lao, vì vậy, khi có những triệu chứng hô hấp bất thường, bạn tuyệt đối không được chủ quan. Hãy liên hệ ngay với Chuyên khoa Hô hấp tại MEDLATEC thông qua tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám với bác sĩ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!