Tin tức
Phòng ngừa bệnh động mạch cảnh bằng cách nào?
- 10/01/2023 | Động mạch cảnh là gì? Các triệu chứng của bệnh động mạch cảnh
- 08/08/2022 | Chụp cắt lớp vi tính hệ động mạch cảnh và những điều cần lưu ý
- 07/05/2023 | Chụp cộng hưởng từ động mạch cảnh như thế nào?
- 15/12/2024 | Căn nguyên bệnh xơ vữa động mạch cảnh: Hiểu để nắm được cách phòng ngừa
1. Vài nét về bệnh động mạch cảnh
Trước hết, bạn cần hiểu rằng, động mạch cảnh là một nhánh động mạch lớn, cung cấp dinh dưỡng đến não bộ. Cơ thể mỗi người sẽ có 2 động mạch ở 2 bên và nằm ở vị trí đối xứng với nhau. Động mạch cảnh sẽ phân nhánh tại vùng cổ. Trong trường hợp không thể bắt được mạch ngoại biên hoặc những bệnh nhân đang bị sốc, bác sĩ có thể sờ và kiểm tra động mạch cảnh.
Động mạch cảnh sẽ phân nhánh tại vùng cổ
Bệnh động mạch cảnh thường gặp ở người cao tuổi, trong đó hẹp và xơ vữa động mạch là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Bệnh có thể gây ra đột quỵ khiến bệnh nhân phải đối mặt với di chứng nặng nề và lâu dài về thần kinh, vận động, thậm chí gây tử vong.
Bệnh thường tiến triển trong một thời gian dài mà không có biểu hiện. Một số trường hợp được phát hiện bệnh qua cơn thiếu máu thoáng qua hay tình trạng đột quỵ. Mặc dù rất nguy hiểm nhưng bạn có thể phòng tránh hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh bằng cách thay đổi những yếu tố nguy cơ, điều chỉnh lối sống, dùng thuốc hoặc phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.
2. Yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh động mạch cảnh
Khi có sự lắng đọng cholesterol, mô xơ,.. bên trong lòng mạch lưu lượng máu lưu thông đến não cũng sẽ bị ảnh hưởng. Về lâu dài, khi những mảng xơ vữa này tăng dần về kích thước nó có thể khiến cho thành động mạch trở nên cứng và hẹp. Máu lưu thông lên não ngày càng khó khăn. Khi không nhận được đủ oxy và dưỡng chất, cấu trúc và hoạt động của não bộ sẽ bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến tai biến mạch máu não.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh động mạch cảnh:
- Tăng huyết áp trong thời gian dài khiến áp lực lên thành động mạch cảnh cũng tăng lên và cuối cùng khiến thành mạch tổn thương nghiêm trọng.
Tăng huyết áp dễ gây bệnh động mạch cảnh
- Thói quen hút thuốc lá: Hoạt chất nicotin trong khói thuốc lá có thể gây tổn thương lớp nội mạc của động mạch cảnh.
- Bệnh tiểu đường: Khi quá trình chuyển hóa đường không đạt hiệu quả, bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng xơ vữa mạch máu, trong đó gồm xơ vữa động mạch cảnh.
- Rối loạn chuyển hóa mỡ máu là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ lắng đọng các các mảng xơ vữa.
- Một số yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như tiền sử gia đình có người bị xơ vữa động mạch, tuổi cao, tình trạng thừa cân béo phì, người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, lối sống lười vận động,...
3. Cách nhận biết sớm bệnh động mạch cảnh
Trên thực tế, bệnh động mạch cảnh rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm vì thường không gây ra những biểu hiện rõ ràng. Người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Yếu hoặc liệt tay chân, liệt cơ vùng mặt: Tình trạng này thường xảy ra ở một bên cơ thể.
- Nhìn mờ ở một hoặc cả 2 mặt.
- Rối loạn về phát âm hoặc ngôn ngữ.
- Chóng mặt.
Khi nhận thấy những biểu hiện nêu trên thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh để đánh giá về tình trạng của người bệnh, chẳng hạn như:
- Siêu âm động mạch cảnh: Để kiểm tra dòng máu lưu thông và áp lực của động mạch cảnh.
- Chụp CT hoặc chụp MRI để phát hiện những tổn thương trong não.
- Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể bổ sung các phương pháp chẩn đoán khác.
Đối với những trường hợp mắc bệnh động mạch cảnh, mục tiêu điều trị là phòng ngừa biến chứng đột quỵ. Dựa theo mức độ hẹp của động mạch cảnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Nếu mức độ hẹp lòng động mạch cảnh từ nhẹ đến vừa thì bệnh nhân cần điều chỉnh lối sống, dùng thuốc hạ huyết áp, điều trị rối loạn mỡ máu,... để cải thiện bệnh.
Nếu bệnh đã nghiêm trọng và gây ra những biến chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định các thủ thuật nhằm nong rộng lòng động mạch và loại bỏ cục máu đông (nếu có). Đặc biệt, phương pháp đặt stent động mạch cảnh, nong bằng bóng hoặc phẫu thuật cũng là những phương pháp điều trị bệnh phổ biến và hiệu quả.
4. Phòng ngừa bệnh động mạch cảnh
Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch cảnh, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không hút thuốc lá: Những chất độc hại trong khói thuốc lá có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu ngừng hút thuốc trong vài năm hoặc chỉ vài tháng, nguy cơ mắc bệnh động mạch cảnh, đột quỵ cũng sẽ giảm đáng kể.
Loại bỏ thuốc lá để phòng ngừa bệnh động mạch
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định: Vấn đề cân nặng không chỉ liên quan đến ngoại hình, thẩm mỹ mà nó còn có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe của bạn, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Do đó, hãy cố gắng duy trì cân nặng vừa phải để có cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ bệnh tật, trong đó bao gồm bệnh động mạch cảnh.
- Ưu tiên ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung kali, vitamin và các chất chống oxy hóa,.. từ đó, bảo vệ cơ thể, phòng ngừa bệnh động mạch cảnh và tai biến mạch máu não. Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn muối, mỗi người chỉ nên ăn khoảng 1,5 gram muối mỗi ngày.
- Thường xuyên tập thể dục để điều hòa huyết áp, cải thiện hoạt động hệ tim mạch, duy trì cân nặng hợp lý.
- Nếu mắc phải các bệnh về huyết áp, bệnh tiểu đường, người bệnh cần kiểm soát những bệnh lý này hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về bệnh động mạch cảnh và phương pháp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Nếu có những biểu hiện nghi ngờ bệnh, cần đưa bệnh nhân đi khám càng sớm càng tốt.
Để được đặt lịch khám sớm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tổng đài viên sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
![bác sĩ lựa chọn dịch vụ](/media/35762/file/image_2024-10-25_15-20-17.png)