Tin tức
Phụ nữ nên biết: bị sùi mào gà có mang thai được không?
- 06/04/2021 | Góc giải đáp: Xét nghiệm máu có phát hiện sùi mào gà được không?
- 19/09/2022 | Bệnh sùi mào gà khi mang thai - những vấn đề cần ghi nhớ
- 21/06/2022 | Có cần xét nghiệm sùi mào gà ở miệng không - bác sĩ tư vấn
1. Bệnh sùi mào gà - những thông tin cơ bản
1.1. Tác nhân gây ra bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là một dạng mụn cóc lành tính, do virus HPV gây ra. Có rất nhiều nhóm HPV trong đó nhóm type 6 và 11 là nhóm gây bệnh chủ yếu.
Hình dạng virus HPV gây ra bệnh sùi mào gà
Virus HPV gây bệnh sùi mào gà rất dễ lây truyền từ người này sang người khác, tổn thương khu trú chủ yếu ở niêm mạc và da. Con đường lây lan bệnh chủ yếu qua quan hệ tình dục, từ mẹ sang con khi sinh hoặc do qua tiếp xúc với các vật dụng có sẵn virus mà người bệnh đã sử dụng như: khăn tắm, bệ xí,...
1.2. Triệu chứng thường gặp ở người bị sùi mào gà
HPV gây sùi mào gà ủ bệnh trong cơ thể khoảng 1 - 9 tháng biểu hiện bệnh là sự xuất hiện các nốt sùi nhỏ,có cuống, mềm và không ngứa, không đau. Nốt sùi thường khu trú ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, họng, lưỡi, miệng,... Theo thời gian, nếu không được điều trị, nốt sùi sẽ tăng kích thước và số lượng, liên kết thành các mảng to có hình giống hoa súp lơ, chảy dịch có mùi hôi. Nốt sùi có màu khá tương đồng với màu da, một số trường hợp có màu xám đen, nâu, sẫm; sờ vào cảm thấy hơi sần sùi; mịn và phẳng.
2. Phụ nữ bị sùi mào gà có mang thai được không?
2.1. Bị sùi mào gà mang thai được không?
Bị sùi mào gà có mang thai được không về mặt lý thuyết thì bị sùi mào gà vẫn mang thai được. Tuy nhiên, không có bác sĩ nào khuyên bệnh nhân đang bị sùi mào gà mà có thai ngay, có 2 lý do: thứ nhất là khi bị sùi mào gà sẽ lây cho chồng khi quan hệ tình dục; thứ hai là cần điều trị dứt điểm sùi mào gà (đốt sùi mào gà) và theo dõi trong vòng ít nhất 6 tháng nếu không có tái phát trước khi mang thai.
Nữ giới muốn biết bị sùi mào gà có mang thai được không nên đến bác sĩ kiểm tra để có câu trả lời cụ thể
2.2. Nếu bị sùi mào gà khi mang thai nên làm gì?
Hiện tại chưa tìm thấy mối liên quan nào giữa phụ nữ mang thai bị mắc bệnh sùi mào gà với sảy thai hay sinh non hay biến chứng thai kỳ khác. Mặt khác, nguy cơ truyền virus HPV từ mẹ sang thai nhi được coi là rất thấp nhưng vẫn có một số ít trường hợp xảy ra biến chứng:
- Nhiễm trùng bộ phận sinh dục trong thai kỳ khiến cho nốt sùi tăng nhanh về kích thước nên thai phụ sẽ cảm thấy đau khi tiểu tiện và xuất huyết khi sinh. Khối sùi to ở trên thành âm đạo còn khiến âm đạo khó mở rộng khi sinh nên nhiều trường hợp sản phụ được yêu cầu xử lý khối sùi ở âm đạo trước ngày dự kiến sinh.
Thai phụ bị sùi mào gà nên khám để theo dõi thường xuyên, phát hiện sớm biến chứng
- Trẻ sơ sinh bị lây sùi mào gà từ mẹ trong quá trình sinh thường có nguy cơ phát triển sùi mào gà ở trong cổ họng hoặc miệng khoảng vài tuần sau khi chào đời.
Nếu chẳng may bị sùi mào gà khi mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý tìm cách điều trị và không nên thực hiện những việc sau:
- Dùng bất cứ vật gì chọc vào khối sùi.
- Mua và sử dụng kem bôi chứa steroid.
- Loại bỏ nốt sùi mào gà bằng nước đá.
- Tìm cách lột da hay cắt bỏ nốt sùi.
Mặc dù hiện nay có những loại thuốc giúp làm mờ nốt sùi mào gà nhưng không được phép dùng cho thai phụ.
Nếu lo lắng bị sùi mào gà có mang thai được không thì câu trả lời đã có ở phần trên. Đối với những trường hợp bị sùi mào gà khi đang mang thai, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển về kích thước của nốt sùi. Có khi nốt sùi sẽ chảy máu. Dựa trên số lượng và kích thước nốt sùi, cũng như các tổn thương đi kèm mà bác sĩ sẽ có quyết định điều trị hay không, có phương án điều trị phù hợp.
Nếu nốt sùi trong âm đạo hoặc ở âm hộ có kích thước to đến mức có thể gây cản trở trong quá trình sinh thường thì bác sĩ sẽ tìm cách loại bỏ nó trước khi thai phụ sinh con. Các phương pháp trị sùi mào gà cho thai phụ thường là:
- Nitơ lỏng đóng băng nốt sùi mào gà: áp dụng cho các trường hợp bị sùi mào gà không nặng quá, tương đối an toàn nhưng sẽ người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn trong quá trình điều trị.
- Phẫu thuật loại bỏ nốt sùi: dùng laser đốt cháy nốt sùi với những trường hợp nhiễm virus nặng. Tia laser có khả năng xâm nhập vào sâu trong âm đạo để tiêu diệt virus. Quá trình điều trị được thực hiện trong khoảng một giờ, thực hiện khoảng ba lần, khoảng cách giữa mỗi lần điều trị là 2 - 3 tuần.
Đốt laser loại bỏ sùi mào gà không có nghĩa là bệnh sẽ không tái phát vì virus không được tiêu diệt hoàn toàn, do vẫn còn trong cơ thể nên khi sức đề kháng kém, HPV sẽ gây sùi mào gà vào bất kỳ lúc nào. Do đó, sau điều trị đốt nốt sùi, người bệnh vẫn cần theo dõi và điều trị cho đến khi virus bị tiêu diệt hoàn toàn kết hợp với việc duy trì đời sống sinh hoạt lành mạnh.
Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là virus HPV. Virus này thường lây truyền qua đường tình dục qua tiếp xúc da - da, niêm mạc, dương vật, hầu họng, âm đạo, tử cung, hậu môn của người mang mầm bệnh. Tuy nhiên, virus HPV có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin. Vì thế, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ mình.
Ngoài thắc mắc trên đây, nếu còn băn khoăn nào có liên quan đến bệnh sùi mào gà, bạn đọc có thể liên hệ Tổng đài tư vấn sức khỏe và đặt lịch 24/7: 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!