Tin tức
Phương pháp nào giúp chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn hiệu quả
- 13/09/2021 | Chuyên gia giải đáp: Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?
- 10/02/2022 | Chữa viêm tinh hoàn ở nam giới bằng cách nào là tốt nhất
- 23/01/2022 | Chỉ điểm nguyên nhân viêm tinh hoàn - nam giới nên biết để tránh
1. Xoắn tinh hoàn là bệnh gì
Xoắn tinh hoàn nếu không được điều trị đúng phương pháp trước 4 giờ từ khi có dấu hiệu bệnh rất dễ phải cắt bỏ tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là thuật ngữ dùng để miêu tả tình trạng cuống tinh hoàn (thừng tinh) tự xoắn quanh trục của mình khiến cho mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn bị tắc nghẽn khiến tinh hoàn bị thiếu máu lâu dần sẽ hoại tử.
Bệnh lý này chỉ có thời gian vàng là 4 - 6 giờ để bảo tồn tinh hoàn kể từ khi có triệu chứng đau cấp tính ở tinh hoàn. Vượt quá khung giờ ấy tức là người bệnh không điều trị bệnh kịp thời, khi ấy tiên lượng xấu, tinh hoàn sẽ phải cắt bỏ.
Điều đáng nói là không phải nam giới nào cũng ý thức được tầm quan trọng của việc nắm bắt, không bỏ qua thời điểm vàng để điều trị bệnh. Rất nhiều trường hợp khám và chữa trị muộn hoặc do chẩn đoán nhầm với bệnh khác mà phải cắt bỏ hoàn toàn tinh hoàn. Ngược lại, khi được chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn hiệu quả, tinh hoàn sẽ được cứu.
2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn
2.1. Chẩn đoán bệnh
- Chẩn đoán lâm sàng thường dựa trên các biểu hiện bệnh sinh gồm:
+ Bìu có khối cứng chắc, phần da bìu cố định với bộ phận sinh dục đã bị hoại tử.
+ Một bên bìu bị đau dữ dội, cảm giác đau lan lên vùng chậu và bẹn.
+ Tinh hoàn đau, sưng, nằm ngang một cách bất thường, bị treo cao và mất phản xạ cơ bìu.
+ Sưng đỏ, phù nề vùng bìu.
+ Có thể sốt kèm theo buồn nôn và nôn.
- Chẩn đoán cận lâm sàng thông qua các biện pháp:
+ Siêu âm Doppler màu hai bên tinh hoàn nhằm đánh giá lưu lượng mạch máu động mạch của tinh hoàn đồng thời lấy cơ sở về giải phẫu và những bất thường ở tinh hoàn.
Chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn sớm được xem là giải pháp tối ưu để cứu sống tinh hoàn cho người bệnh
Hình ảnh siêu âm gợi ý xoắn tinh hoàn gồm: động mạch trong tinh hoàn bị tăng sức cản, lưu lượng máu đến tinh hoàn có hoặc bị giảm đi, tốc độ dòng máu ở mạch máu trong tinh hoàn giảm, giảm tưới máu.
+ Xét nghiệm nước tiểu: lấy cơ sở phân biệt với nhiễm trùng đường tiết niệu.
+ Xét nghiệm máu: bệnh nhân xoắn tinh hoàn thường có số lượng bạch cầu tăng cao.
- Chẩn đoán phân biệt xoắn tinh hoàn với các bệnh lý khác:
+ Xoắn mào tinh hoặc phần phụ tinh hoàn.
+ Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh.
+ Tràn dịch màng tinh.
+ Thoát vị bẹn.
+ Nang thừng tinh.
+ Chấn thương, khối u tinh hoàn.
+ Tụ máu vùng bìu do chấn thương.
+ Viêm ruột thừa.
+ Giãn tĩnh mạch thừng tinh.
+ Nang mào tinh.
2.2. Điều trị bệnh
Chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn ngay từ sớm có ý nghĩa quyết định đối với việc cứu giữ tinh hoàn. Nếu việc chẩn đoán có nhầm lẫn thì cũng bỏ qua thời điểm vàng để chữa trị bệnh và đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ cắt bỏ tinh hoàn hoàn toàn.
Các phương pháp điều trị bệnh lý này tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp:
- Tháo xoắn tinh hoàn dành cho trường hợp cấp cứu
Thủ thuật này gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh nhưng nếu nó được thực hiện thành công thì bệnh nhân sẽ được trì hoãn mổ và bác sĩ cũng có thêm thời gian để giảm đau cho người bệnh và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình điều trị về sau.
Việc tháo xoắn được mô tả giống như thao tác lật trang sách, cần thực hiện chậm và từ từ. Có tới 2/3 trường hợp bệnh xoắn từ ngoài vào trong nên bác sĩ sẽ phải tháo xoắn từ trong ra ngoài. Sau khi đã tháo xoắn được 1.5 vòng và bệnh nhân đã giảm đau, bác sĩ sẽ siêu âm doppler để đánh giá lại máu nuôi tinh hoàn.
Chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn ở thời điểm này nếu cho kết quả tăng thể tích máu đến tinh hoàn thì được xem là thành công. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau nhiều hơn khi đang tháo xoắn thì tức là xoay sai hướng và cần xoay ngược lại.
- Phẫu thuật xoắn tinh hoàn
Để thực hiện, trước tiên bác sĩ cần mở bìu, nếu thấy rõ tinh hoàn xoắn cần tháo xoắn ngay để đánh giá khả năng sống của tinh hoàn. Những trường hợp tinh hoàn đã bị hoại tử cần phải cắt bỏ. Nếu tinh hoàn còn sống thì bác sĩ sẽ tìm cách cố định chặt tinh hoàn nhằm ngăn không xảy ra tình trạng xoắn.
Ngay khi có triệu chứng đau dữ dội và đột ngột ở vùng bìu nam giới nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để chẩn đoán xoắn tinh hoàn
Nói chung, khả năng khôi phục tinh hoàn như thế nào còn phụ thuộc vào thời điểm người bệnh thực hiện điều trị tính từ khi có dấu hiệu của bệnh. Thường thì khả năng thành công là như sau:
+ Điều trị trong 4 tiếng đầu: hồi phục hoàn toàn.
+ Điều trị sau khi có dấu hiệu bệnh 8 - 12 tiếng: khả năng hồi phục chỉ còn 20%.
+ Điều trị sau 24 tiếng tính từ thời điểm có dấu hiệu bệnh: hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều bị hoại tử tinh hoàn.
Trong quá trình chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn thì siêu âm doppler là không thể bỏ qua bởi nó giúp xác định lượng máu lưu thông tới tinh hoàn. Những trường hợp có thể tích máu nuôi tinh hoàn đủ thì không cần phẫu thuật vì sau khoảng 3 - 5 ngày, bệnh sẽ tự lui, người bệnh cần nằm nghỉ dưỡng trên giường, mặc quần lót bó sát và dùng thuốc giảm đau.
2.3. Người bệnh cần lưu ý
Người bị xoắn tinh hoàn thường khởi phát nhanh triệu chứng đau dữ dội ở vùng bìu, buồn nôn và nôn sau đó sẽ cứng và sưng nề ở vùng bìu. Hầu hết bệnh nhân còn bị mất phản xạ da bìu. Những dấu hiệu gợi ý này sẽ là cơ sở giúp bác sĩ chẩn đoán lâm sàng bệnh; các trường hợp không có dấu hiệu rõ ràng thì cần phải dùng tới chẩn đoán hình ảnh.
Nói tóm lại, xoắn tinh hoàn cần được chẩn đoán đúng và can thiệp sớm nhất có thể để tránh nguy cơ cắt bỏ tinh hoàn. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh sẽ được bác sĩ chẩn đoán dựa trên thăm khám và hỏi triệu chứng bệnh. Nếu việc làm này không đủ cơ sở để kết luận thì bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp nam giới hiểu được về cách thức chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn để hiểu được tầm quan trọng của thời điểm phát hiện và chữa bệnh.
Chuyên khoa Nam khoa Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ điều trị các bệnh lý Nam khoa nhanh chóng, chính xác. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y khoa, Trung tâm xét nghiệm đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 15189:2012, CAP hệ thống phòng mổ vô khuẩn đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đáp ứng nhu cầu khám và điều trị các bệnh lý Nam khoa.
Nếu nghi ngờ bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng bìu, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất hoặc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, tránh những hệ lụy đáng tiếc về sau.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!