Tin tức
Răng khôn bị sâu có nên nhổ không?
- 22/09/2022 | Chuyên gia giải thích lý do nên khổ răng khôn trước khi mang thai
- 12/09/2022 | Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Những lưu ý cần nắm
- 03/11/2022 | Góc tư vấn: Mọc răng khôn kiêng ăn gì để tránh gây đau?
- 11/08/2022 | Những biến chứng của răng khôn thường gặp nhất
- 20/07/2022 | Viêm nướu răng khôn gây ra biến chứng nguy hiểm như thế nào?
1. Răng khôn bị sâu là do những nguyên nhân nào?
Răng khôn thường mọc ở lứa tuổi trưởng thành từ 18 đến 25 tuổi. Vị trí răng khôn thường là ở cuối hàm, rất sâu và phức tạp nên việc vệ sinh răng khôn rất khó khăn. Do mọc muộn nhất nên thường khoảng trống cho răng khôn không còn nhiều, dẫn tới răng khôn mọc lệch, mọc ngang hoặc bị kẹt trong xương, mô nướu,...
Đau do răng khôn bị sâu
Răng khôn cũng có nguy cơ bị sâu giống như những chiếc răng khác. Những chiếc răng khôn mọc lệch và bị kẹt trong nướu thì nguy cơ sâu lại càng cao hơn. Nguyên nhân là do trong quá trình ăn uống, thức ăn rất dễ bị kẹt lại tại đây. Do vậy, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để tấn công và gây ra những vấn đề về răng miệng, thường gặp nhất là tình trạng sâu răng.
Rất khó khăn khi vệ sinh răng khôn
Một nguyên nhân cũng rất phổ biến khác là do răng khôn mọc quá sâu và ở những vị trí phức tạp nên việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với những chiếc răng còn lại trong hàm. Ngoài việc chải răng khó thì sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch những chiếc răng khôn cũng chẳng hề đơn giản. Đây lại là một yếu tố thuận lợi để vi khuẩn tích tụ, tấn công và gây sâu răng.
2. Răng khôn bị sâu có nên nhổ không?
- Rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác nhất đối với thắc mắc “răng khôn bị sâu có nên nhổ không”. Để quyết định việc nhổ răng hay không, bác sĩ cần thăm khám và dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Chụp X-quang để kiểm tra sức khỏe răng miệng
+ Răng khôn mới chớm bị sâu hay đã sâu nặng, mức độ có nghiêm trọng hay không?
+ Vị trí mọc răng khôn như thế nào, có ở những vị trí phức tạp.
+ Chiếc răng khôn bị sâu này có thể gây ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh hay không.
- Răng khôn thường mọc ở những vị trí nhạy cảm và ảnh hưởng nhiều đến các dây thần kinh. Do đó, bác sĩ sẽ cần thăm khám rất cẩn thận, chỉ định người bệnh chụp X-quang để nhận biết chính xác về mức độ sâu răng, hướng mọc răng. Khi đã có được những dữ liệu đầy đủ nhất, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
+ Nếu răng khôn mọc thẳng và mới chỉ bị sâu nhẹ, bác sĩ có thể tính đến phương pháp trám răng để bịt lỗ sâu răng lại, không cho vi khuẩn có cơ hội tiếp tục tấn công và khiến cho tình trạng sâu răng càng nghiêm trọng hơn hoặc lây lan sang những chiếc răng lân cận.
Quy trình thực hiện trám răng sẽ được thực hiện như sau:
-
Bước 1: Người bệnh sẽ được thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt là chiếc răng khôn bị sâu.
-
Bước 2: Bác sĩ sẽ nạo bỏ vùng răng sâu, vùng nhiễm khuẩn bằng dụng cụ chuyên dụng.
-
Bước 3: Dùng vật liệu trám thông minh để lấp đầy phần khuyết trên răng. Vật liệu này sẽ có màu giống với răng thật, do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tính thẩm mỹ của phương pháp này.
+ Nếu răng khôn đã bị sâu nghiêm trọng và hố sâu lớn, đã ảnh hưởng đến tủy răng, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng để có thể điều trị triệt để, đồng thời tránh tình trạng ảnh hưởng đến răng lân cận.
Bên cạnh đó, những trường hợp răng khôn bị sâu không quá nghiêm trọng nhưng lại ở vị trí mọc lệch, mọc ngang hay mọc ngầm, bị kẹt trong nướu,... có thể gây ra những rủi ro về sức khỏe thì việc nhổ bỏ răng khôn cũng là điều cần thiết. Với phương pháp này, bạn sẽ phòng tránh được những nguy cơ rủi ro không đáng có.
Không thể phủ nhận rằng việc nhổ răng khôn rất phức tạp vì nó có thể liên quan đến nhiều dây thần kinh. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn thăm khám và điều trị răng khôn bị sâu ở những cơ sở y tế đáng tin cậy. Tránh thực hiện ở những cơ sở không đảm bảo chất lượng để dẫn tới những rủi ro nghiêm trọng.
- Khi nhổ răng khôn, bạn cũng không cần lo lắng quá. Sau khi nhổ răng, khuôn hàm của bạn sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều và bạn còn có thể hạn chế được những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe răng miệng. Sau nhổ răng, bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn nhai như bình thường.
3. Một số lưu ý sau nhổ răng khôn bị sâu
Sau khi nhổ răng, người bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và cần nghỉ ngơi để nhanh hồi phục. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
Nên đi thăm khám ngay khi răng khôn có biểu hiện bất thường
- Ngay sau khi nhổ răng, người bệnh cần cắn chặt miếng bông đã được tiệt trùng. Thông thường cần thực hiện trong khoảng thời gian từ 30 đến 40 phút. Mục đích của việc cắn chặt miếng bông gòn này là giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn, tránh tình trạng máu tràn ra khoang miệng gây nhiễm trùng.
- Không được đánh răng sau khi nhổ răng trong vòng 24 giờ.
- Không được súc miệng tại vị trí nhổ răng và đặc biệt không được hút thuốc lá khi vừa nhổ răng xong.
- Thông thường, sau nhổ răng, chị em sẽ có thể cảm thấy ê buốt và đau nhức. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng quá. Trong trường hợp quá đau nhức, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc giảm đau. Lưu ý, chỉ uống theo đơn thuốc của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc tự ý mua thuốc khi không có chỉ định để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Người bệnh nên ăn những loại thức ăn dạng lỏng, nhưng cần tránh những loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh tác động xấu đến vết thương.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến răng khôn bị sâu và cách xử trí hiệu quả để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, Khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang là cơ sở y tế uy tín và được áp dụng những kỹ thuật hiện đại trong thăm khám và điều trị các vấn đề về răng miệng. Đến MEDLATEC, bạn sẽ được thăm khám bởi các chuyên gia, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.
Hãy nhấc máy và gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!