Tin tức

Siêu âm phần mềm là gì và những câu hỏi thường gặp về siêu âm

Ngày 03/05/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thạch Thảo
Siêu âm là chỉ định y khoa thường gặp trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên cũng không ít bệnh nhân thường thắc mắc siêu âm phần mềm là gì? Chính vì thế trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cùng bạn nhé.

1. Siêu âm phần mềm là gì?

Phần mềm trong cơ thể chúng ta là những phần cấu tạo cơ và mô mềm, mạch máu,… như các bộ phận nội tạng ổ bụng, tuyến vú, tuyến giáp, bộ phận phụ khoa,… Nếu các bệnh liên quan  đến phần cứng như xương, khớp chẩn đoán bằng hình chụp X - quang thì các bệnh lý về phần mềm sẽ được thực hiện bằng cách siêu âm. 

Siêu âm phần mềm là gì

Siêu âm phần mềm là gì?

Siêu âm là kỹ thuật ứng dụng sóng âm có tần số cao để chẩn đoán hình ảnh thông qua phương pháp ghi nhận và tái tạo các cấu trúc của bộ phận bên trong cơ thể. Siêu âm phần mềm là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng với quy trình đơn giản nhưng mang đến hiệu quả chẩn đoán cao và chính xác. Hầu hết, khi các bác sĩ cần chẩn đoán bệnh lý liên quan phần mềm thì siêu âm là phương pháp được ưu tiên chỉ định. 

2. Các loại siêu âm phổ biến

Hiện nay, công nghệ y khoa đang ngày càng phát triển và các công nghệ siêu âm cũng được nâng cấp và cải tiến giúp tăng chất lượng hình ảnh để mang đến hiệu quả chẩn đoán chính xác.

Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như vị trí bộ phận cần chẩn đoán, bác sĩ sẽ có chỉ định loại siêu âm phù hợp. Ngoài siêu âm 2D truyền thống thì còn có siêu âm 3D, siêu âm Doppler và Siêu âm màu. 

2.1. Siêu âm 3D, 4D

Siêu âm 3D, 4D hay còn gọi là siêu âm 3 chiều, 4 chiều cho kết quả hình ảnh theo hình khối với các chi tiết được ghi nhận dưới dạng màu sắc sáng tối. Khác với siêu âm 2D chỉ xem được hình ảnh 1 chiều là phần cắt lát của bộ phận thì siêu âm 3D cho thấy hình ảnh dưới nhiều góc khác nhau.

Siêu âm đa chiều 3D và siêu âm 4D

Siêu âm đa chiều 3D và siêu âm 4D

Siêu âm 4D thực chất là siêu âm 3D nhưng hình ảnh ghi nhận thêm sự chuyển động của bộ phận theo thời gian thực. 

Siêu âm đầu dò (3D, 4D) được chỉ định phổ biến trong các trường hợp siêu âm thai nhi, phụ khoa, tim,…

2.2. Siêu âm Doppler

Nếu các kỹ thuật siêu âm 2D, 3D, 4D chỉ cho thấy hình ảnh hoặc chuyển động của các bộ phận bên trong cơ thể gây ra một số hạn chế đối với các trường hợp bệnh nhân cần chẩn đoán bệnh liên quan đến mạch máu. Chính vì thế, kỹ thuật siêu âm Doppler đã được ra đời để mang đến độ chính xác cao nhất với sự kết hợp hình ảnh và đo đạc dòng chuyển động của máu tại bộ phận đó. 

Siêu âm Doppler đánh giá lưu lượng máu bộ phận

Siêu âm Doppler đánh giá lưu lượng máu bộ phận

Việc đo lường lưu lượng máu đi qua các bộ phận của cơ thể giúp bác sĩ có thể chẩn đoán sớm các tình trạng thiếu máu cục bộ hoặc tắc nghẽn mạch máu. Đặc biệt đối với các bệnh lý về tim mạch, gan, thận,… siêu âm Doppler giúp phát hiện sớm hơn 60% các trường hợp tắc mạch máu. 

Cùng với đó, siêu âm Doppler cũng được chỉ định đối với phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ để kiểm tra nồng độ oxy, lưu lượng máu, tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của thai nhi. Bên cạnh đó, những kiểm tra này cũng giúp tránh tình trạng sinh non và phát hiện sớm trẻ bị suy dinh dưỡng, suy hô hấp,… 

3. Khi nào cần có chỉ định siêu âm phần mềm? 

Ngoài câu hỏi “siêu âm phần mềm là gì” thì “khi nào cần siêu âm phần mềm?” cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chính vì thế, chúng tôi đã tổng hợp một số trường hợp thường được chỉ định siêu âm phần mềm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

  • Kiểm tra và chẩn đoán chức năng tuyến tuỵ như gan, túi mật, tuỵ, lá lách; hệ tiết niệu: tinh hoàn, thận, bàng quang,… để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan cũng như tầm soát sớm các khối u xơ, u nang tại bộ phận này.

  • Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, hạch bạch huyết, bướu cổ,… 

  • Chẩn đoán các bệnh liên quan đến tuyến vú như viêm tuyến sữa, tắc tuyến sữa, ung thư vú, nhiễm trùng,…

  • Các bệnh nhân có cấu trúc tim hoặc van tim bất thường với các triệu chứng đau lồng ngực, khó thở,… sẽ được chỉ định siêu âm phần mềm và cụ thể là siêu âm tim.

  • Kiểm tra và tầm soát sớm các triệu chứng liên quan đến phình động mạch, tắc nghẽn động mạch, hẹp động mạch, xơ vữa động mạch,…

  • Đánh giá, theo dõi quá trình thai kỳ của phụ nữ mang thai như tầm soát dị tật thai nhi, theo dõi chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng,… 

  • Trong quá trình phẫu thuật siêu âm cũng là phương pháp hỗ trợ trong các trường hợp mổ nội soi giúp bác sĩ có thể đưa ống nội soi vào đúng vị trí trong cơ thể.

4. Những câu hỏi thường gặp về siêu âm phần mềm

4.1. Siêu âm có ảnh hưởng đến sức khoẻ không?

Siêu âm là phương pháp cận lâm sàng được thực hiện bên ngoài da và không xâm lấn, phẫu thuật trên cơ thể. Sóng âm được sử dụng trong kỹ thuật siêu âm phần mềm có tần số cao nhưng vẫn đảm bảo nằm trong giới hạn an toàn cho phép với cơ thể người. Hầu hết, trong y khoa thế giới chưa ghi nhận nào về việc siêu âm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. 

Những câu hỏi thường gặp về siêu âm phần mềm

Những câu hỏi thường gặp về siêu âm phần mềm

Trong quá trình siêu âm sẽ sử dụng loại dung dịch dạng đặc trên da để di chuyển đầu dò và đây cũng là loại dung dịch đã được cấp phép bởi cơ quan quản lý y tế nên an toàn với cơ thể, một số ít trường hợp nhạy cảm có thể dị ứng nhưng hầu như là không có. Chính vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi được chỉ định thực hiện khi chẩn đoán bệnh nhé.

4.2. Những lưu ý khi siêu âm phần mềm là gì?

So với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),… thường có nhiều yêu cầu cần chuẩn bị trước khi thực hiện. Vậy những lưu ý khi siêu âm phần mềm là gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo một số lưu ý đơn giản khi siêu âm. 

Những lưu ý khi siêu âm phần mềm là gì

Những lưu ý khi siêu âm phần mềm là gì?

  • Đối với bệnh nhân siêu âm khảo sát tuyến tụy: cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi thực hiện vì khi có thức ăn, các bộ phận tuyến tụy sẽ thay đổi kích thước do co bóp khiến việc chẩn đoán kèm chính xác do hạn chế tầm quan sát các tổn thương nhỏ.

  • Siêu âm vùng tiết niệu như bàng quang, tuyến tiền liệt, cổ tử cung,… thường sẽ được yêu cầu nhịn tiểu tiện để bang quang đạt kích thước cực đại giúp chẩn đoán chi tiết các bộ phận được chính xác nhất.

  • Thực hiện siêu âm đầu dò thì bệnh nhân cần lưu ý rằng phải để bàng quang ở trạng thái trống không chứa nước tiểu trước khi siêu âm. Đặc biệt đối với các phụ nữ chưa quan hệ tình dục thì cần có cân nhắc về chỉ định siêu âm đầu dò.

  • Lưu ý: Nếu bệnh nhân có vết thương hở tại vị trí cần siêu âm sẽ không được thực hiện siêu âm trực tiếp trên vết thương hở vì các dụng dịch cũng như tác động của thiết bị siêu âm sẽ làm ảnh hưởng đến vết thương.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc siêu âm phần mềm là gì. Nếu bạn được chỉ định siêu âm phần mềm thì cần hỏi rõ bác sĩ về các lưu ý trước và sau khi thực hiện kỹ thuật này để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ nhé.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.