Tin tức
Hướng dẫn cách sơ cứu chảy máu cam ở trẻ nhỏ
Key: Sơ cứu chảy máu cam ở trẻ nhỏ
Sơ cứu chảy máu cam ở trẻ nhỏ an toàn và hiệu quả
Sơ cứu chảy máu cam đúng cách mới có thể cầm máu sớm và phòng ngừa được những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chưa biết cách sơ cứu chảy máu cam ở trẻ nhỏ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết và những lưu ý bạn không nên bỏ qua.
1. Vì sao trẻ bị chảy máu mũi?
Khi những mạch máu ở mũi bị tổn thương có thể gây ra chảy máu. Hiện tượng này được gọi là chảy máu cam hay chảy máu mũi. Thông thường, chảy máu mũi chỉ xảy ra ở một bên mũi và rất ít khi chảy cả 2 bên. Khi lượng máu chảy ra quá nhiều, có thể chảy xuống họng, khiến trẻ bị nuốt phải máu cam và dẫn đến nôn ra máu hay khạc ra máu, đồng thời trẻ có thể bị hoa mắt, chóng mặt.
Trẻ bị chảy máu cam do nhiều nguyên nhân
Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam có thể kể đến như:
- Do va đập: Trẻ em rất hiếu động nên khi vui chơi, đùa nghịch, trẻ rất dễ bị va đập vào nhau, va đập vào những đồ vật xung quanh,... gây tác động lên mũi. Thậm chí, khi chơi đùa, trẻ cũng có thể cho dị vật vào mũi,... và gây chảy máu cam.
- Do thời tiết: Khi thời tiết lạnh, màng nhầy ở vách mũi sẽ trở nên nhạy cảm hơn, giảm độ đàn hồi. Khi trẻ hắt xì hay dụi mũi thì cũng có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu. Ngược lại, khi trời quá nóng, những mạch máu nhỏ trong mũi cũng có thể giãn nở ra gây ngứa. Nếu trẻ ngoáy mũi lúc này có thể vô tình làm vỡ mạch máu trong mũi.
Viêm mũi gây chảy máu mũi
- Viêm mũi: Khi bị viêm, những mạch máu trong mũi sẽ giãn ra và chỉ một tác động nhẹ từ bên ngoài cũng có thể khiến trẻ bị chảy máu mũi.
- Do cấu tạo vách mũi mỏng nên mũi dễ bị tổn thương do những tác động bên ngoài và dễ bị chảy máu cam.
- Do một số nguyên nhân khác: Chẳng hạn như trẻ phải thường xuyên dùng thuốc xịt mũi, từng phẫu thuật mũi, đang dùng thuốc chống đông máu, có khối u trong mũi, bị sốt xuất huyết, ung thư máu,...
2. Hướng dẫn sơ cứu chảy máu cam ở trẻ nhỏ
Nếu mẹ thực hiện đúng cách, trẻ sẽ nhanh cầm máu hơn. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể:
- Thông thường khi bị chảy máu cam, trẻ sẽ rất hoảng sợ. Do đó, điều đầu tiên mà bạn cần làm là an ủi và động viên trẻ, giúp trẻ giữ bình tĩnh. Khi trẻ hoảng sợ, việc sơ cứu sẽ gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả, thậm chí có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe không mong muốn.
- Để xác định bên mũi bị chảy máu, bạn cần cho trẻ ngồi thẳng lưng, đồng thời đầu trẻ ngả về phía trước. Tuy nhiên, không để trẻ ngửa đầu để tránh máu chảy ngược lên mũi khiến cho trẻ bị ho, sặc và bị nôn.
- Dùng ngón tay để bóp chặt bên chảy máu trong khoảng 5 đến 10 phút, tránh đề máu tiếp tục chảy. Để trẻ thở bằng đường miệng.
- Dùng khăn mát để chườm lên gốc mũi hay má. Hoặc bạn cũng có thể cho trẻ ngậm đá lạnh. Mục đích của cách làm này là giúp mạch máu co lại và giúp máu ngừng chảy. Tuy nhiên, để phương pháp này đạt được hiệu quả thì cần có sự đồng ý phối hợp của trẻ.
- Có thể cho trẻ uống nước để loại bỏ bớt mùi máu và giúp trẻ thoải mái hơn.
Không nên chủ quan khi trẻ bị chảy máu cam
- Khi đã giữ tay được 10 phút thì có thể bỏ tay ra để xem máu ở mũi trẻ đã ngừng chảy hay chưa. Trường hợp máu vẫn tiếp tục chảy, phụ huynh nên thực hiện lại những bước trên. Bên cạnh đó, có thể dùng thuốc co mạch tại chỗ để giúp máu ngưng chảy nhanh hơn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp không có chỉ định của bác sĩ thì không được sử dụng.
- Khi máu đã ngừng chảy, mẹ có thể cho trẻ hoạt động bình thường. Tuy nhiên, cần tránh cho trẻ hoạt động mạnh.
- Khi đã cầm máu, phụ huynh không nên để trẻ xì mũi để tránh làm bong cục máu đông trong mũi.
- Không cho trẻ ngửa đầu ra sau.
- Mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm khi:
● Đã áp dụng sơ cứu chảy máu cam ở trẻ trong vòng 20 phút nhưng vẫn không thể cầm máu;
● Hiện tượng chảy máu cam ở trẻ tái phát nhiều lần;
● Trẻ bị chảy máu cam sau khi bị chấn thương;
● Lượng máu chảy nhiều và nhanh;
● Trẻ bị chóng mặt, cơ thể cảm thấy rất yếu, mệt mỏi;
● Chảy máu cam xuất hiện cùng với những vết bầm tím trên cơ thể hoặc đi tiểu ra máu hay trong phân có lẫn máu;
● Trẻ có tiền sử mắc bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng đông máu;
● Trẻ đang dùng thuốc chống đông máu;
● Trẻ mới thực hiện hóa trị ung thư.
Khi đến các cơ sở y tế, các bác sĩ không chỉ thăm khám lâm sàng mà còn chỉ định cho người bệnh thực hiện thêm xét nghiệm chức năng đông máu hay một số xét nghiệm khác,... Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ xử trí theo những cách khác nhau, chẳng hạn như cầm máu tại chỗ bằng cách nhét bấc mũi, dùng thuốc cầm máu hay phẫu thuật nếu cần thiết.
Cha mẹ nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín
Phần lớn những trường hợp bị chảy máu cam đều không gây tác động quá lớn đến sức khỏe của trẻ nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu thấy trẻ bị chảy máu cam cùng với những dấu hiệu bất thường, thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám sớm, để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ thăm khám đáng tin cậy và đã được nhiều phụ huynh tin tưởng đưa con đến thăm khám. MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tâm lý với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đầu tư hệ thống trang thiết bị - phương pháp điều trị hiện đại để mang đến dịch vụ y tế chất lượng nhất.
Để được giải đáp thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể gọi đến hotline 1900.56.56.56, các tổng đài viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!