Tin tức
Chảy máu cam - Nguyên nhân do đâu và cách xử trí
- 31/10/2023 | Bị chảy máu cam 1 bên mũi khi mang thai có nguy hiểm không?
- 29/02/2024 | Hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam
- 31/01/2024 | Hướng dẫn cách sơ cứu chảy máu cam ở trẻ nhỏ
1. Chảy máu cam là gì?
Chảy máu cam là tình trạng máu tại niêm mạc mũi thoát ra khỏi lòng mạch chảy ra ngoài. Trẻ em từ 2 - 10 tuổi và người già từ 50 - 80 tuổi là đối tượng rất dễ bị chảy máu cam do niêm mạc mỏng, thành mạch yếu. Ngoài ra, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, thiếu ẩm thì mọi người cũng rất dễ bị chảy máu cam.
Chảy máu cam có nhiều mức độ, đôi khi là nhẹ, lành tính và tự hết; nhưng nhiều trường hợp người bệnh sẽ bị chảy máu nhiều và nghiêm trọng, nếu không được điều trị bệnh chảy máu cam tích cực có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Chảy máu cam là mũi bị xuất huyết do mạch máu co giãn và vỡ ra
2. Nguyên nhân chảy máu cam
Việc xác định nguyên nhân là rất quan trọng để có phương pháp điều trị bệnh chảy máu cam phù hợp nhất, hiệu quả nhất.
Nguyên nhân tại mũi
Đây là nguyên nhân chính gây ra chảy máu cam. Ngoài vấn đề thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, mao mạch mũi giãn nở để tăng thoát nhiệt, khi giãn nở quá mức kết hợp với huyết áp tăng có thể dẫn đến vỡ mạch máu thì các nguyên nhân dưới đây có thể khiến bạn bị chảy máu cam.
● Mũi bị chấn thương do va đập, tai nạn hoặc có dị vật tác động vào mũi làm niêm mạc mũi tổn thương và chảy máu.
● Những bất thường tại mũi như mũi bị gai, vẹo, thủng vách ngăn; bị viêm xoang mũi do cảm lạnh, dị ứng; u xơ vòm mũi họng (phổ biến ở bé trai tuổi dậy thì),… cũng là nguyên nhân gây chảy máu cam.
● Chảy máu cam cũng có thể là biến chứng của quá trình phẫu thuật, đặt ống sonde mũi dạ dày hoặc là tác dụng phụ của việc lạm dụng thuốc xịt mũi.
Cơ thể bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang,… có thể gây chảy máu cam
Nguyên nhân toàn thân
Chảy máu cam còn do nguyên nhân toàn thân, hay nói cách khác là do các bệnh lý hoặc do thói quen sinh hoạt hàng ngày.
● Bệnh rối loạn đông cầm máu, bao gồm xuất huyết giảm tiểu cầu, sốt xuất huyết, bệnh Hemophilia,… Lúc này, người bệnh có thể bị chảy máu cam ở 2 bên mũi.
● Tăng huyết áp và sử dụng các loại thuốc chống đông máu khiến mạch máu vỡ mà không có khả năng tự cầm máu. Trường hợp này thì người bệnh cần điều trị bệnh chảy máu cam cấp cứu.
● Cơ thể bị thiếu vitamin C và K nên mạch máu bị suy yếu và quá trình đông máu không hiệu quả. Hệ quả là dễ xuất huyết mũi và khó cầm máu.
● Thói quen uống rượu bia vì chất cồn trong các loại thức uống này có thể làm hệ thống mạch máu ở mũi giãn nở, vỡ và xuất huyết.
3. Phương pháp điều trị bệnh chảy máu cam
Sau khi xác định được nguyên nhân thì việc điều trị bệnh chảy máu cam sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn.
Điều trị cầm máu
Phương pháp điều trị bệnh chảy máu cam này được áp dụng trong trường hợp máu chảy nhiều và nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh sẽ được:
● Uống thuốc co mạch tại chỗ và thuốc cầm máu theo chỉ định của bác sĩ để máu ngưng chảy cũng như phòng ngừa máu có thể chảy lại sau khi đã ngưng chảy.
● Dùng tay hoặc kẹp mũi chuyên dụng ép mạnh lên vị trí mũi bị chảy máu và giữ im trong khoảng 5 - 10 phút. Sau đó thả ra và thực hiện thêm 2 - 3 lần đến khi thấy máu cầm là được.
● Nội soi mũi để xác định vị trí tổn thương và chảy máu, sau đó dùng bạc Nitrat, dao điện Bipolar để đốt các điểm tổn thương này.
● Điều trị bệnh chảy máu cam bằng phương pháp nhét bấc (vật liệu cầm máu). Người bệnh ở tư thế nằm và đầu hơi ngửa ra sau. Bác sĩ nhét vật liệu cầm máu có tẩm dầu hoặc mỡ vào trong hốc mũi. Từ từ nhét đến khi đầy thì bơm Betadine pha loãng để làm miếng vật liệu cầm máu nở to lên. Sau đó kiểm tra xem mũi có còn chảy ra ngoài hay xuống họng hay không.
● Phẫu thuật: Trường hợp các phương pháp điều trị bệnh chảy máu cam trên không có tác dụng thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật.
Uống thuốc cầm máu giúp máu cam ngưng chảy
Điều trị nguyên nhân
Phương pháp điều trị bệnh chảy máu cam này khá đơn giản, được áp dụng trong trường hợp chảy máu nhẹ. Và đây cũng chính là các phương pháp giúp bạn có thể phòng ngừa chảy máu cam tái diễn.
● Dùng thuốc xịt mũi hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, vừa giúp làm sạch mũi, vừa tránh không để mũi bị khô.
● Điều trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ chảy máu mũi như viêm xoang, cảm lạnh, cảm cúm,… Nếu cẩn thận, nên chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa cúm.
● Tăng cường bổ sung vitamin C và K bằng thực phẩm như thịt gà, thịt bò, gan động vật, bơ thực vật, trái cây (cam, kiwi, dâu tây, quả mâm xôi,…), rau xanh (cải bó xôi, củ cải đường,…). Ngoài ra, cũng có thể bổ sung bằng các viên uống.
● Làm mát cơ thể trong những ngày nắng nóng bằng cách tắm mát, bơi lội, uống nhiều nước, ăn thực phẩm giải nhiệt, hạn chế ra ngoài,… Nếu dùng điều hòa để làm mát không khí thì nên trang bị thêm máy tạo độ ẩm.
● Đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ mũi trước các tác nhân có hại như bụi bẩn, hóa chất, vi khuẩn, virus,…
● Loại bỏ các thói quen xấu như uống rượu bia, ngoáy mũi, móc mũi hay xì mũi quá mạnh làm tổn thương hệ thống mạch máu trong mũi.
● Khám và tầm soát các bệnh lý về mũi định kỳ.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và K vừa điều trị bệnh chảy máu cam, vừa phòng ngừa bệnh
Những chia sẻ trên đây chắc hẳn giúp bạn biết được điều trị bệnh chảy máu cam bao gồm những phương pháp nào. Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu cam mà không biết nguyên nhân do đâu thì cần chủ động đi khám để được kiểm tra và điều trị,
Chuyên khoa Tai Mũi Họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín. Để đặt lịch khám trước, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 ngay từ hôm nay.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!